K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2018

có thể thay thế từ chẳng= từ:Không,chả.

Từ chẳng mà tác giả sử dụng trong bài thơ thể hiện một sự gì đó rất đặc biệt.Nó không thể thay thế hẳn được.Thể hiện sự không bao giờ dứt cội nguồn

10 tháng 3 2022

help

 

10 tháng 3 2022

`-` PTBĐ : tự sự, miêu tả, biểu cảm

`-` Các từ nhiều nghĩa có trong bài thơ : "cửa"

13 tháng 3 2022

a. mặt, cửa

13 tháng 3 2022

A

17 tháng 4 2022

Hình ảnh nhân hóa

"Cửa sông chẳng dứt cội nguồn"

Ý nghĩa:  muốn nói hình ảnh cửa sông nó mãi mãi là một cội nguồn chảy xuống làm thành cửa sông đi vào dòng biển

27 tháng 11 2022

Ω➜➚⚠☯☠❗ɜː✘Γ∅ξγ⚡➤thanghoa

2 tháng 3 2021
1, Phương thức biểu đạt chính là nghị luận
2 tháng 3 2021

1/PTBĐ chính Biểu cảm

2/Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

3/Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: "cửa sông chẳng dứt cội nguồn", "giáp mặt", "nhớ". Bằng việc dùng những từ ngữ miêu tả con người để gán cho cửa sông hay lá cây đã giúp cho hình ảnh của thiên nhiên vô tri vô giác trở nên sinh động hơn, có hồn hơn. Qua đó truyền tải bài học đạo lý: Mỗi người ai ai cũng đều có cội nguồn, phải luôn nhớ và biết ơn bởi nơi đó đã sinh ra và nuôi lớn ta từng ngày.

17 tháng 8 2018
Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng .... nhớ một vùng núi non.

a , Có thể thay từ " chẳng " bằng từ ngữ nào trong đoạn thơ trên ?

Bài làm :

Vì "chẳng" là từ dùng trong câu mang ý phủ định nên ta có thể thay bằng các từ là : không, chưa

15 tháng 8 2018

Theo mình thay từ chẳng thành từ dứt trong bài

Đó là ý kiến của mình

Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển . trong bài '' Cửa sông '' , nhà thơ Quang Huy viết :                                                    Dù giáp mặt cùng biển rộng                                                    Cửa sông chẳng dứt cội nguồn                                                    Lá xanh mỗi lần rơi xuống                                                    Bỗng .... nhớ một vùng núi non.Khổ thơ trên gợi cho em liên...
Đọc tiếp

Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển . trong bài '' Cửa sông '' , nhà thơ Quang Huy viết :

                                                    Dù giáp mặt cùng biển rộng

                                                    Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

                                                    Lá xanh mỗi lần rơi xuống

                                                    Bỗng .... nhớ một vùng núi non.

Khổ thơ trên gợi cho em liên tưởng đến câu thành  ngữ, tục ngữ nào ?

Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ đó và nêu  ý nghĩa của  những hình ảnh đó  Bằng một đoạn văn từ 5 -7 câu.

7

                                                              Bài làm

Khổ thơ trên gợi cho em liên tưởng đến câu thành ngữ , tục ngữ :

              Con người có tổ có tông

     Như cây có cội , như sông có nguồn 

Những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng là : Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn ; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ 1 vùng nói non

Bài văn :                                      Bài làm

   Bài thơ ''Cửa sông '' của quang huy thật hay và giàu ý nghĩa . Qua những hình ảnh nhân hóa đó , ta bắt gặp hình ảnh một người con yêu quê hương , tổ quốc của mình hết mực :       Dù giáp mặt cùng biển rộng vẫn không dứt cội nguồn . Lá xanh mỗi lần rơi xuống bỗng nhớ 1 vùng núi non .

Tác giả viết ra bài thơ trên như muốn ngợi ca tình cảm yêu quê hương , đất nước của mỗi con người . Dù đi đâu xa cũng chẳng bao giờ quên được quê hương , cội nguồn của mình . Em nghĩ  : Mỗi con người đều có một quê hương - nơi cha mẹ sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn lên người . Vì vậy chúng ta không được quên nơi đó  và dù có đi đâu xa , hãy luôn hướng về quê hương yêu dấu của chính mình . 

 

                                           

9 tháng 7 2016

Hay quá , tuyệt vời luôn . Quả là thiên tài viết văn . BÁi phục hehe

 

          Đề 2:Phần 1: Đọc hiểu:Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:      Dù giáp mặt cùng biển rộng      Cửa sông chẳng dứt cội nguồn      Lá xanh mỗi lần trôi xuống      Bỗng... nhớ một vùng núi non...Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.Câu 2: Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ nào?Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ có trong đoạn...
Đọc tiếp

          Đề 2:

Phần 1: Đọc hiểu:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

      Dù giáp mặt cùng biển rộng

      Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

      Lá xanh mỗi lần trôi xuống

      Bỗng... nhớ một vùng núi non...

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2: Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ nào?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên

Câu 4: Qua đoạn thơ, em thấy cửa sông có những tình cảm, cảm xúc nào? Tình cảm ấy có gì đáng quý và đáng trân trọng?

Phần 2: Tạo lập văn bản:

Câu 1: Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 150 chữ ) kể về những nghĩa cử cao đẹp của lòng biết ơn.

Câu 2: Đọc bài thơ sau

      Buổi sáng

      Biển giấu mặt trời

      Sáng ra mới thả

      Qủa cầu bằng lửa 

      Bay trên sóng xanh.

      Trời như lồng bàn

      Úp lên đồng lúa

      Nhốt cả bầy chim

      Đang còn mê ngủ.

      Cỏ non sương đêm

      Trổ đầy lưỡi mác 

      Nắng như sợi mềm 

      Xâu từng chuỗi ngọc.

      Đất vươn vai thở

      Thành khói lan a đà

      Trời hừng bếp lửa

      Xóm làng hiện ra.

   Dựa vào nội dung bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả

Ai nhanh mình tich nha

Mình cần gấp lắm

 

 

 

0
17 tháng 5 2017

P/s: mình tả cảm nghĩ về Dương Hương Thư và cả cảnh vượt thác của cả đoàn thuyền nhé!

Dượng Hương Thư là người chỉ huy cuộc vượt thác trông thật đẹp, vẻ đẹp oai phong, gân guốc, mạnh mẽ. Người thì "đánh trần", động tác rất nhanh và mạnh: "co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc!". Tư thế rất dẻo dai cường tráng: "ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại,...". Chiếc sào "cong lại". Dượng Hương Thư đã "giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước". Giữa dòng thác "nước bị cản văng bọt tứ tung", ba thủy thủ đã chèo chống cật lực, mà có lúc "thuyền vùng vằng chực trụt xuongs, quay đầu chạy về lại Hòa Phước". Con thuyền được nhân hóa đển cực tả cuộc vượt thác vô cùng gian truân, vất vả. Cả ba tay chèo rất thiện nghệ, phối hợp nhịp nhàng: " Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt". Dượng Hương Thư được đặc tả qua hàng loạt chi tiết như những nét khắc, nét tạc: "các bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy nửa",... Đó là hình ảnh thuyền trưởng rất dũng mãnh, quyết đoán và tài ba, không chịu lùi bước trước dòng thác mạnh, đã làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên. Trong sinh hoạt đời thường, dượng Hương hiền lành, khiêm tốn: "nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" Cảnh vượt thác đã bộc lộ thêm một nét đẹp tính cách của dượng. Tác giả "Quê nội" đã sử dụng hai hình ảnh so sánh thoát sáo: "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc", "như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ" để ca ngợi vẻ đẹp của một con người chân chính trong lao động. Và đó là cảm nghĩ, lòng kính trọng, sự ngưỡng mộ của tôi đối với nhân vật Dượng Hương Thư trong văn bản "Vượt thác" này.

3 tháng 8 2017

Câu 2 :

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

Chúc bạn học tốt haha