Em hãy viết mội bài văn nêu đi làm thắng cảnh ở Hải Phòng
SOS tui đang cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thông tin cho bạn nè :
Hồ Đại Lải là một hồ nước nhân tạo lớn, nằm ngay chân núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 40km. Đường đi đến hồ như sau: từ sân bay Quốc tế Nội Bài rẽ sang quốc lộ 2A qua Xuân Hòa tới khu du lịch Đại Lải khoảng 20km.
Xưa kia, vùng hồ là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa một bên là dải núi Thằn Lằn, một bên là các đồi trọc trải dần ra từ phía chân dãy Tam Đảo. Mùa mưa lũ, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, đồng thời lại rút đi rất nhanh, cuốn trôi theo phù sa màu mỡ, làm cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc màu vì khô cằn. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Thủy lợi đã khảo sát, thiết kế xây dựng hồ chứa nước Đại Lải. Công trình được khởi công vào năm 1959, đến năm 1963 cơ bản hoàn thành với mặt hồ rộng 525ha.
Tọa lạc trong một khu vực rộng lớn, mặt hồ xanh ngắt in bóng dãy Tam Đảo, núi Thằn Lằn cùng sắc trời tạo nên bức tranh thiên nhiên hữu tình. Ở đây khách du lịch có thể dạo chơi, ngắm cảnh, đi du thuyền mặt nước, tắm mát, câu cá, leo núi, đi rừng hoặc có thể đi thăm làng bản người Sán Dìu, nghe hát Soọng Cô, thưởng thức các món ăn dân tộc, hoặc thăm hang Dơi, đi dạo trong các cánh rừng thông bạt ngàn .
Bạn tham khảo nha (nếu quá dài thì bạn cố gắng rút gọn nha)
Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.
Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh "như") thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.
Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái "thần" nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.
Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.
Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.
Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.
Chùa Một Cột nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, Thôn Thanh Bảo, Quảng Đức vào thời lý. Đến nay được gọi là Chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần Lăng Bác, Hà Nội.
Được khởi công và xây dựng vào 10/1049 âm lịch. Trước kia chùa có rất nhiều tên khác nhau như chùa Mật (tiếng Hán-Nôm) và "Diên Hựu tự", "Liên Hoa Đài". Theo tìm hiểu Ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Có một lần vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật quan âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Khi tỉnh dậy, Nhà Vua kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý nên xây dựng ngôi chùa và nhà vua đã dựa theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng ngôi chùa.
Ngôi chùa được thiết kế bằng gỗ ở phần dưới là cột đá tượng trưng cho thân sen, còn phía trên là đài sen. Bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Cho đến năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây dựng thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ như ngày nay. Gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy để giữ thăng bằng cho ngôi chùa phía trên. Ngôi chùa được xây dựng vươn lên khỏi mặt nước là một kiến trúc độc đáo. Phía dưới là hồ hình vương bao quanh bởi gạch tráng men màu xanh.
Đến năm 1840 - 1850, ngôi chùa một cột được trùng tu và tôn tạo, lần tiếp theo là vào năm 1920. Vào năm 1955, Đài Liên Hoa được sửa chữa bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Năm 1995, ngôi Tam bảo được trùng tu với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng và tiếp theo là trùng tu nhà mẫu năm 1997 hết 200 triệu đồng.
Chùa Một Cột là một trong những danh lam thắng cảnh được bộ văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc vào năm 4/1962. Chùa Một Cột có một ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn. Đây cũng là biểu tượng của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Có một điều mà có thể bạn không để ý đến đó là Chùa Một Cột còn được in đằng sau đồng tiền xu 5000 của Việt Nam.
Nếu bạn có cơ hội du lịch 1 ngày ở Hà Nội thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua 1 địa điểm đó chính là Chùa Một Cột. Ngôi chùa tuy nhỏ bé nhưng nó là nét văn hóa của dân tộc với nét kiến trúc riêng không đâu có được. Chính sự đặc biệt này mà hàng năm, khách du lịch đến đây rất đông và là nơi yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.
Chùa Một Cột nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, Thôn Thanh Bảo, Quảng Đức vào thời lý. Đến nay được gọi là Chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần Lăng Bác, Hà Nội.
Được khởi công và xây dựng vào 10/1049 âm lịch. Trước kia chùa có rất nhiều tên khác nhau như chùa Mật (tiếng Hán-Nôm) và "Diên Hựu tự", "Liên Hoa Đài". Theo tìm hiểu Ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Có một lần vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật quan âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Khi tỉnh dậy, Nhà Vua kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý nên xây dựng ngôi chùa và nhà vua đã dựa theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng ngôi chùa.
Ngôi chùa được thiết kế bằng gỗ ở phần dưới là cột đá tượng trưng cho thân sen, còn phía trên là đài sen. Bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Cho đến năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây dựng thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ như ngày nay. Gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy để giữ thăng bằng cho ngôi chùa phía trên. Ngôi chùa được xây dựng vươn lên khỏi mặt nước là một kiến trúc độc đáo. Phía dưới là hồ hình vương bao quanh bởi gạch tráng men màu xanh.
Đến năm 1840 - 1850, ngôi chùa một cột được trùng tu và tôn tạo, lần tiếp theo là vào năm 1920. Vào năm 1955, Đài Liên Hoa được sửa chữa bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Năm 1995, ngôi Tam bảo được trùng tu với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng và tiếp theo là trùng tu nhà mẫu năm 1997 hết 200 triệu đồng.
Chùa Một Cột là một trong những danh lam thắng cảnh được bộ văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc vào năm 4/1962. Chùa Một Cột có một ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn. Đây cũng là biểu tượng của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Có một điều mà có thể bạn không để ý đến đó là Chùa Một Cột còn được in đằng sau đồng tiền xu 5000 của Việt Nam.
Nếu bạn có cơ hội du lịch 1 ngày ở Hà Nội thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua 1 địa điểm đó chính là Chùa Một Cột. Ngôi chùa tuy nhỏ bé nhưng nó là nét văn hóa của dân tộc với nét kiến trúc riêng không đâu có được. Chính sự đặc biệt này mà hàng năm, khách du lịch đến đây rất đông và là nơi yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.
Vào một buổi sáng đẹp trời, Lang Liêu cùng vợ được lệnh vào triều chuẩn bị cho lễ đăng quang. Buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng, các bá quan văn võ đều có mặt đông đủ. Sau khi được vua trao cho áo long bào, Lang Liêu liền khoác lên người và bước lên ngai vàng. Trông chàng thật uy nghi, đường bệ khác hẳn thuở còn hàn vi ở chốn quê nhà. Trong buổi lễ đăng quang đó, rất nhiều đại thần và cáclang muốn biết vì sao Lang Liêu lại chọn được hai loại bánh có ý nghĩa như vậy. Và dân chúng chắc cũng sẽ thắc mắc vì sao chàng lại nên được ngôi vua trong khi so với các anh của chàng thì chàng là người nghèo khổ, thiệt thòi nhất. Thấu hiểu được sự thắc mắc của bá quan văn võ và dân chúng, nhân ngày vui đó Lang Liêu mới chậm rãi kể cho tất cả mọi người cùng nghe. Trước khi vào câu chuyện của mình, chàng nói: - Con xin đội ơn sự tin tưởng của vua cha, Người đã lựa chọn con để nối ngôi báu. Ân đó con xin ghi tạc và nguyện một lòng xây dựng đất nước ngày một vững bền, hùng mạnh để không phụ công lao của vua cha. Nói xong, chàng bước xuống và lạy vua cha ba lạy.Trở lại ngai vàng chàng bắt đầu câu chuyện.Là con của hoàng đế nhưng ngay từ nhỏ ta đã sống một cuộc sống lao động vất vả như một người nông dân thực thụ, hàng ngày ta chỉ biết chăm sóc vun trồng cho ngô khoai, ruộng lúa dù không nói ra nhưng ta thầm hiểu đây chính là nguồn lương thực chính nuôi sống con người. Do đó ta rất trân trọng hạt gạo. Thế rồi nghe lệnh của đức vua, lúc đầu ta vô cùng lo lắng vì không biết chọn món gì để dâng lên tiên đế để cho trọn chữ hiếu với tổ tiên, với vua cha. Ta đã trằn trọc, lo lắng suốt mấy đêm. Và cho đến một đêm ta nằm mộng thấy một vị tiên, vị tiên nói với ta rằng: trong trời đất, thứ quý nhất là gạo, hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. Tỉnh dậy, ta suy nghĩ rất kĩ câu nói đó và thực tế trong thâm tâm ta cũng luôn nghĩ như vậy. Và ta chọn gạo làm nguyên liệu chính cho món ăn dâng lên tiên đế. Ta chọn thứ gạo nếp thật ngon đem ngâm nước nửa ngày rồi đem gói lại bằng thứ lá dong vẫn mọc ở vườn nhà. Đến phần nhân bánh ta trộm nghĩ nếu bánh không có nhân thì chiếc bánh sẽ kém phần ngon hơn nữa trong nhà vẫn có những thứ tự tay ta làm ra như thịt và đậu xanh, suy nghĩ một hồi ta quyết định lấy thịt, đậu xanh và một vài gia vị nữa đem đặt vào giữa chiếc bánh dễ làm nhân. Sau khi gói thành những chiếc bánh vuông vắn ta cho vào nồi nấu thật nhừ, làm cho gạo, thịt, đậu xanh quyện chặt vào với nhau. Ta lại đem thứ gạo ấy đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thêm mọt thứ bánh hình tròn. Làm xong hai loại bánh đó ta vô cùng thích thú bởi chúng được làm từ những thứ gần gũi, thân thuộc với con người nhất. Với ý nghĩ đơn giản, mộc mạc như vậy ta đã đem vào cung và dâng lên tiên đế. Thật may mắn đức vua đã để ý tới và chọn ta làm người kế thừa ngôi vị. Người đã đặt tên loại bánh vuông là bánh chưng và loại bánh tròn là bánh dày, ta thấy những cái tên đó rất có ý nghĩa: thứ nhất vì nhân dân ta có quan niệm trời tròn đất vuông, hai thứ hài hoà với nhau cùng con người và vạn vật tạo nên sự sống. Còn các thứ thịt mỡ, đậu xanh là tượng trưng cho thiên nhiên, muông thú. Vỏ lá dong bọc ngoài là ước muốn của ta nhắc nhở đồng bào đùm bọc lấy nhau?Mọi người nhất loạt đều đồng ý tán thưởng. Lang Liêu tiếp: Ta thấy những thứ đem làm bánh đều có sẵn trong dân chúng, đó là những sản phẩm do chính bà con nông dân làm ra do đó đều rất dễ tìm, hơn thế nó lại mang nhiều ý nghĩa. Nay ta truyền lệnh: cứ vào những dịp lễ tết lớn của dân tộc,nhà nhà sẽ làm hai thứ bánh này để cúng tế tổ tiên và làm thức ăn trong ngày tết. Các khanh hãy nhớ đây là một truyền thống quý báu của dân tộc. Các khanh phải nhắc nhở con cháu biết giữ gìn và phát triển để nó không chỉ là một món ăn mà còn phải là một nét văn hoá của dân tộc mình, để mai này con cháu của chúng ta có đi đến nơi đâu cũng không thể quên được hương vị đặc trưng của quê nhà”. Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý nên đều vỗ tay reo mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày có ông tổ của bánh chưng, bánh dày, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa ý nghĩa. Trải qua bao thăng trầm và sóng gió, thế nhưng tục lệ làm bánh trưng vẫn là thói quen quen thuộc của quần chúng nhân dân. Và có không ít đồng bào ở nước ngoài vẫn nhớ đến chiếc bánh chưng. Đó chính là nét văn hoá độc đáo quý báu của dân tộc.
mk cũng là fan twice
"Xuân xuân ơi xuân đã về ..."
Mỗi khi câu hát ấy xuất hiện trên những con phố tấp nập, chúng em lại biết rằng, ngày Tết đã đến cận kề. Không chỉ nhờ vậy, mà chúng em còn biết nhờ cái không khí nhộn nhịp, những cành mai, cành đào đã được trưng trên vỉa hè, những buổi mưa phùn răng rắc dưới vài tia nắng yếu ớt rọi xuống mặt phố. Đó chính là mùa xuân đấy! Trời đã ấm hơn, nhưng chị gió vẫn muốn chơi nữa, nên trời vừa se lạnh lại vừa có cảm giác ấm áp. Ấm nhờ mùa xuân, nhưng phải chăng cũng là một phần của niềm vui khi đã đến mùa đoàn tụ? Những cụ già thi thoảng lại ra ngóng cửa, chờ đợi đứa con thân yêu về nhà, sau một năm xa cách. Cũng có gia đình xúng xính áo mới, cùng đi du xuân. Có lẽ, đó là hình ảnh đẹp nhất của mùa xuân măm nay...
Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân ,hạ ,thu, đông. Trong các mùa ,em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn
Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu.Trên trời xanh thoáng đãng ,cánh én trao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm trồi nảy lộc ,mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả những tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian
Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cùng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đù sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa.Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.
tham khảo:
“Chẳng là biển của ngày xưa
Chẳng còn núi đợi sóng xô giận hờn
Cát Bà chiều biển đằm hơn
Gió vu vơ, sóng cô đơn dội về”
Hải phòng được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ, trải qua bao năm tháng, Hải Phòng đã càng ngày khẳng định vị trí của mình, trở thành một trong những thành phố lớn của cả nước với sự phát triển vượt trội về kinh tế, xã hội và đặc biệt là du lịch. Trong đó phải kể đến khu du lịch nổi tiếng Cát Bà, một danh lam thắng cảnh có một không hai, mang vẻ đẹp hùng vĩ khiến du khách khi đến đây đều không khỏi xao xuyến bần thần.
Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thắc mắc về tên gọi Cát Bà bởi trong nó còn mang một ý nghĩa rất ấn tượng. Tương truyền từ xa xưa, quần đảo Cát Bà là nơi mà các chị em phụ nữ, các mẹ, các bà cùng nhau trồng trọt, chăn nuôi, cất giấu lương thảo chuẩn bị cho các chiến sĩ trong thời kì đánh đuổi giặc Ân xâm lược. Do đó mà nơi các chiến sĩ đóng quân, ngự trụ nơi tiền phương được gọi là đảo Cát Ông, còn đảo hậu phương vững chắc này được gọi là đảo Cát Bà. Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 các đảo lớn nhỏ khác, trong đó Cát Bà tọa lạc ở phía nam Vịnh Hạ Long, ngoài khơi của thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh. Xét về tọa độ thì quần đảo cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 25km và cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km. Nơi đây có diện tích lên đến gần 300km2 với sức chứa 8400 dân số. Bên cạnh đó còn có các hòn đảo lớn nhỏ bao bọc xung quanh như hòn Quai xa, hòn Tai Kéo,… Đảo Cát Bà được tạo hóa nối liền với Vịnh Hạ Long là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam được UNESCO công nhận, tạo nên một quần thể các hang động, các đảo trên biển khiến cho khách du lịch khi đến đây đều không khỏi trầm trồ khen ngợi. Bên cạnh đó, độ cao của các ngọn núi Cát Bà cũng ở mức trung bình 200m so với mực nước biển và cao nhất trong đó phải kể đến đỉnh Cao Vọng với độ cao 322m so với mặt nước biển. Trong số các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ thì Cát Bà là quần đảo lớn nhất và rộng nhất. Đảo Cát Bà là nơi hội tụ tất cả các vẻ đẹp của thiên nhiên cây cỏ, vừa có rừng ngập mặn, rừng mưa nhiệt đới, mà nơi đây còn có các thảm rong, san hô, hệ thống các hang động trải dài rộng khắp vô cùng đăc sắc. Dù nơi đây có vi trí địa lý cách xa đất liền, nhưng khu đến du lịch Cát Bà du khách có thể được trải nghiệm di chuyển bằng tàu hoặc phà để sang. Đặc biệt du khách có thể di chuyển bằng đường bộ, trải nghiệm cảm giác đi đường gập ghềnh, quanh co, có cảm giác như leo núi nhưng lại vô cùng dễ chịu bởi không khí trên đảo rất mát mẻ và trong lành thích hợp để hóng mát, nghỉ dưỡng.
Vườn quốc gia Cát Bà là một trong những khu dự trữ sinh quyển của thế giới, là khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Đến đây du khách có thể tận mắt ngắm nhìn một thảm rừng nhiệt đới xanh tươi với đầy đủ các loại thổ nhưỡng đặc biệt quý hiếm. Đặc biệt, diện tích của vườn quốc gia Cát Bà được quy hoạch và bảo vệ trong phạm vi 15200ha trong đó diện tích rừng chiếm phần lớn 9800ha, còn là là 4200ha biển. Nơi đây là một địa điểm tuyệt hảo của thiên nhiên khi vừa có biển, vừa có rừng cùng với thiên nhiên đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng với các lài động vật quý hiếm khác tạo nên một cảnh sắc độc đáo. Thành phần thực vật ở đây có tới 741 loài khác nhau với nhiều loại gỗ cây quý hiếm như lim xẹt, kim giao, trai lý… mà chỉ được biết đến qua sách vở hay ở tận trên dãy núi Himalaya rộng lớn. Các động vật quý hiếm như vooc đầu trắng, quạ khoang, sóc đen, đều là những loài được đưa vào sách đỏ của Việt Nam lên đến 60 loài. Với sự đa dạng cao về sinh học cũng như tài nguyên thiên nhiên, mà quần đảo Cát Bà đã được UNESCO vào 29/10/2004 công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Điều đó chính là động lức to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, các ngành nuôi trồng đánh bắt hải sản cũng mở rộng không ngừng. Bên cạnh những bãi tắm đẹp, rừng quốc gia,… đảo Cát Bà còn được mệnh danh là khu vực chứa nhiều hang động kỳ bí và hấp dẫn nhất. Nếu như động Trung Trang được ví như là một kiệt tác của tạo hóa ban tặng cho Cát Bà với chiều dài lên đến 300 mét xuyên ngang qua núi, thì nằm ở phía đông bắc đảo Cát Bà động Hoa Cương lại nổi tiếng với những cảnh sắc huyền ảo như bước vào không gian thần thoại xa xưa. Không những thiên nhiên sơn thủy hữu tình, đặc sắc mà Cát Bà còn nổi tiếng với những món ăn mang hương vị đặc trưng của biển, được chế biến dưới đôi bàn tay khéo léo lành nghề của người dân nơi đây. Đặc biệt, Cát Bà còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động vui chơi dân gian, mang đậm bản sắc dân tộc, vào ngày ¼ hàng năm nơi đây sẽ diễn ra các lễ hội thể thao, đua thuyền mang không khí sôi nổi, hứng khởi cho du khách mỗi khi ghé thăm nơi đây. Mỗi buổi đêm ở Cát Bà du khách sẽ cảm nhận được sự thơ mộng, êm ả, với những rừng thông vi vu hòa vào những cơn gió tạo nên một nét đẹp tự nhiên, thanh thoát đến lạ thường. Phía xa xa dưới biển sẽ là nơi thả hoa đăng cầu nguyện, lấp lánh đầy sắc màu vừa lung linh vừa huyền ảo. Chính sự nên thơ, đẹp đến kì vĩ này mà quần đảo Cát Bà đã dần trở thành địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng với con đường xuyên đảo tiếp nối nối với đất liền. Trải qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm, Cát Bà vẫn giữ được vẻ mộc mạc, bình dị ấy, luôn phát huy các giá trị sẵn có, càng ngày càng phát triển trở thành mũi nhọn du lịch tiềm năng của thành phố Hải Phòng.
Cát Bà ngày hôm nay vẫn luôn mang trong mình sự e lệ, nguyên sơ giữa biển khơi, núi rừng rộng lớn, luôn giữ được sức hấp dẫn về bề dày lịch sử truyền thống văn hóa lâu đời. Cát Bà xứng với tên gọi là “đảo ngọc” của thành phố Hải Phòng, nơi tiềm ẩn vẻ đẹp sáng ngời, trường tồn mãi với thời gian.
Qua một số bài văn mẫu thuyết minh về Cát Bà ở trên, mong rằng bạn có thể sẽ hiểu hơn về danh lam thắng cảnh này. Ngoài ra, còn một số bài văn mẫu về các danh lam thắng cảnh khác ở phía dưới bạn có thể tham khảo thêm nhé.
bài ngắn hơn:
https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-danh-lam-thang-canh-nui-voi-45272n.aspx