Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
Tham Khảo
Quá trình hình thành của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai bắt đầu từ những thôn, làng, xóm, ấp. Sự tụ cư là yếu tố ban đầu để ổn định cuộc sống bên cạnh việc khai khẩn đất đai vùng đất mới và hình thành các nghề truyền thống gắn với đặc điểm môi trường tại chỗ. Từ các vùng miền, cộng đồng các cư dân ở Biên Hòa xưa đã phát triển thành làng nghề trên vùng đấy này, phục vụ thiết thực cho cuộc sống và góp phần cho sự phát triển hàng hóa cho cả Nam bộ. Có rất nhiều làng gốm hiện nay điển hình là Làng gốm Tân vạn. Nghề làm gốm lu xuất phát từ những thợ gốm người Hoa ở Biên Hòa lập nên. Từ nửa cuối thế kỷ 19, nhiều lò gốm gia dụng ở Tân Vạn đã bắt đầu hình thành. Một trong những lò gốm thành lập khá sớm là Tú Hiệp Thái, sau đổi là Quảng Thuận Long rồi Quảng Phát Long hay Lò Cũ. Những lò gốm cũ của người Hoa chuyên làm đồ gia dụng với những loại sản phẩm như: lu, hũ, chậu, ghè, mái vú… bằng gốm sành. Nguyên liệu chủ yếu là đất sét đỏ pha cát, nung ở nhiệt độ cao tạo cho xương sành dày, chắc và cứng. Quá trình tạo ra sản phẩm gốm lu còn mang tính thủ công cổ truyền, kỹ thuật chế tác chủ yếu bằng phương pháp dải cuộn và qua nhiều công đoạn.Bên cạnh các lò gốm lu, nhiều cơ sở làm gốm mỹ nghệ hiện nay cũng đựơc hình thành và phát triển khá mạnh ở Tân Vạn, Bửu Hòa. Đầu thế kỷ 20, nghề gốm đã phát triển khá mạnh ở Biên Hòa nhưng chủ yếu là sản phẩm gốm gia dụng như: nồi, ơ, trả, trách, lu, hũ, chậu, ghè, ấm, chén, đĩa… để sử dụng chứ chưa mang yếu tố trang trí mỹ thuật. Các lò sản xuất gốm mỹ nghệ thịnh hành kể từ khi Trường Bá nghệ Biên Hòa (nay là Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai) được thành lập cách đây hàng thế kỷ. Quy trình sản xuất, tạo mẫu, pha chế men màu, đặc biệt khâu cải tạo nguyên liệu gốm… được nghiên cứu và thử nghiệm thành công. Năm 1923, các nghệ nhân Biên Hòa đã chế tạo thành công “gốm mỹ nghệ Biên Hòa” với dòng men xanh đồng trổ bông đặc trưng. Từ đó, nhiều sản phẩm gốm đa dạng đựơc sản xuất dùng trong sinh hoạt, trang trí, thờ cúng… Hiện nay, sản phẩm gốm Biên Hòa được xuất khẩu đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tham khảoo
Quá trình hình thành của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai bắt đầu từ những thôn, làng, xóm, ấp. Sự tụ cư là yếu tố ban đầu để ổn định cuộc sống bên cạnh việc khai khẩn đất đai vùng đất mới và hình thành các nghề truyền thống gắn với đặc điểm môi trường tại chỗ. Từ các vùng miền, cộng đồng các cư dân ở Biên Hòa xưa đã phát triển thành làng nghề trên vùng đấy này, phục vụ thiết thực cho cuộc sống và góp phần cho sự phát triển hàng hóa cho cả Nam bộ. Có rất nhiều làng gốm hiện nay điển hình là Làng gốm Tân vạn. Nghề làm gốm lu xuất phát từ những thợ gốm người Hoa ở Biên Hòa lập nên. Từ nửa cuối thế kỷ 19, nhiều lò gốm gia dụng ở Tân Vạn đã bắt đầu hình thành. Một trong những lò gốm thành lập khá sớm là Tú Hiệp Thái, sau đổi là Quảng Thuận Long rồi Quảng Phát Long hay Lò Cũ. Những lò gốm cũ của người Hoa chuyên làm đồ gia dụng với những loại sản phẩm như: lu, hũ, chậu, ghè, mái vú… bằng gốm sành. Nguyên liệu chủ yếu là đất sét đỏ pha cát, nung ở nhiệt độ cao tạo cho xương sành dày, chắc và cứng. Quá trình tạo ra sản phẩm gốm lu còn mang tính thủ công cổ truyền, kỹ thuật chế tác chủ yếu bằng phương pháp dải cuộn và qua nhiều công đoạn.Bên cạnh các lò gốm lu, nhiều cơ sở làm gốm mỹ nghệ hiện nay cũng đựơc hình thành và phát triển khá mạnh ở Tân Vạn, Bửu Hòa. Đầu thế kỷ 20, nghề gốm đã phát triển khá mạnh ở Biên Hòa nhưng chủ yếu là sản phẩm gốm gia dụng như: nồi, ơ, trả, trách, lu, hũ, chậu, ghè, ấm, chén, đĩa… để sử dụng chứ chưa mang yếu tố trang trí mỹ thuật. Các lò sản xuất gốm mỹ nghệ thịnh hành kể từ khi Trường Bá nghệ Biên Hòa (nay là Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai) được thành lập cách đây hàng thế kỷ. Quy trình sản xuất, tạo mẫu, pha chế men màu, đặc biệt khâu cải tạo nguyên liệu gốm… được nghiên cứu và thử nghiệm thành công. Năm 1923, các nghệ nhân Biên Hòa đã chế tạo thành công “gốm mỹ nghệ Biên Hòa” với dòng men xanh đồng trổ bông đặc trưng. Từ đó, nhiều sản phẩm gốm đa dạng đựơc sản xuất dùng trong sinh hoạt, trang trí, thờ cúng… Hiện nay, sản phẩm gốm Biên Hòa được xuất khẩu đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.
Truyền thống trường có thể là tham gia những kì thi nào hằng năm, truyền thống hiếu học, truyền thống tài năng, truyền thống chọn thủ lĩnh,...
Việc mà cần làm tìm hiểu về những truyền thống đó ở các mặt tích cực và hạn chế, tìm cách tham gia duy trì phát huy và sáng tạo đổi mới.
Refer
Công viên rợp bóng cây xanh, bãi cỏ mơn mởn mượt mà làm cả nhóm vô cùng thích thú. Chúng em trải những tấm thảm nhỏ, bày đủ loại đồ ăn, nước uống, cùng nhau chơi trò chơi. Sau đó, khi mặt trời đã lên cao chót vót, từng ánh nắng lọt qua kẽ lá chói chang cả lũ mới mệt phờ ngồi xuống ăn uống.
tham khảo:
“Chẳng là biển của ngày xưa
Chẳng còn núi đợi sóng xô giận hờn
Cát Bà chiều biển đằm hơn
Gió vu vơ, sóng cô đơn dội về”
Hải phòng được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ, trải qua bao năm tháng, Hải Phòng đã càng ngày khẳng định vị trí của mình, trở thành một trong những thành phố lớn của cả nước với sự phát triển vượt trội về kinh tế, xã hội và đặc biệt là du lịch. Trong đó phải kể đến khu du lịch nổi tiếng Cát Bà, một danh lam thắng cảnh có một không hai, mang vẻ đẹp hùng vĩ khiến du khách khi đến đây đều không khỏi xao xuyến bần thần.
Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thắc mắc về tên gọi Cát Bà bởi trong nó còn mang một ý nghĩa rất ấn tượng. Tương truyền từ xa xưa, quần đảo Cát Bà là nơi mà các chị em phụ nữ, các mẹ, các bà cùng nhau trồng trọt, chăn nuôi, cất giấu lương thảo chuẩn bị cho các chiến sĩ trong thời kì đánh đuổi giặc Ân xâm lược. Do đó mà nơi các chiến sĩ đóng quân, ngự trụ nơi tiền phương được gọi là đảo Cát Ông, còn đảo hậu phương vững chắc này được gọi là đảo Cát Bà. Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 các đảo lớn nhỏ khác, trong đó Cát Bà tọa lạc ở phía nam Vịnh Hạ Long, ngoài khơi của thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh. Xét về tọa độ thì quần đảo cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 25km và cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km. Nơi đây có diện tích lên đến gần 300km2 với sức chứa 8400 dân số. Bên cạnh đó còn có các hòn đảo lớn nhỏ bao bọc xung quanh như hòn Quai xa, hòn Tai Kéo,… Đảo Cát Bà được tạo hóa nối liền với Vịnh Hạ Long là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam được UNESCO công nhận, tạo nên một quần thể các hang động, các đảo trên biển khiến cho khách du lịch khi đến đây đều không khỏi trầm trồ khen ngợi. Bên cạnh đó, độ cao của các ngọn núi Cát Bà cũng ở mức trung bình 200m so với mực nước biển và cao nhất trong đó phải kể đến đỉnh Cao Vọng với độ cao 322m so với mặt nước biển. Trong số các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ thì Cát Bà là quần đảo lớn nhất và rộng nhất. Đảo Cát Bà là nơi hội tụ tất cả các vẻ đẹp của thiên nhiên cây cỏ, vừa có rừng ngập mặn, rừng mưa nhiệt đới, mà nơi đây còn có các thảm rong, san hô, hệ thống các hang động trải dài rộng khắp vô cùng đăc sắc. Dù nơi đây có vi trí địa lý cách xa đất liền, nhưng khu đến du lịch Cát Bà du khách có thể được trải nghiệm di chuyển bằng tàu hoặc phà để sang. Đặc biệt du khách có thể di chuyển bằng đường bộ, trải nghiệm cảm giác đi đường gập ghềnh, quanh co, có cảm giác như leo núi nhưng lại vô cùng dễ chịu bởi không khí trên đảo rất mát mẻ và trong lành thích hợp để hóng mát, nghỉ dưỡng.
Vườn quốc gia Cát Bà là một trong những khu dự trữ sinh quyển của thế giới, là khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Đến đây du khách có thể tận mắt ngắm nhìn một thảm rừng nhiệt đới xanh tươi với đầy đủ các loại thổ nhưỡng đặc biệt quý hiếm. Đặc biệt, diện tích của vườn quốc gia Cát Bà được quy hoạch và bảo vệ trong phạm vi 15200ha trong đó diện tích rừng chiếm phần lớn 9800ha, còn là là 4200ha biển. Nơi đây là một địa điểm tuyệt hảo của thiên nhiên khi vừa có biển, vừa có rừng cùng với thiên nhiên đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng với các lài động vật quý hiếm khác tạo nên một cảnh sắc độc đáo. Thành phần thực vật ở đây có tới 741 loài khác nhau với nhiều loại gỗ cây quý hiếm như lim xẹt, kim giao, trai lý… mà chỉ được biết đến qua sách vở hay ở tận trên dãy núi Himalaya rộng lớn. Các động vật quý hiếm như vooc đầu trắng, quạ khoang, sóc đen, đều là những loài được đưa vào sách đỏ của Việt Nam lên đến 60 loài. Với sự đa dạng cao về sinh học cũng như tài nguyên thiên nhiên, mà quần đảo Cát Bà đã được UNESCO vào 29/10/2004 công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Điều đó chính là động lức to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, các ngành nuôi trồng đánh bắt hải sản cũng mở rộng không ngừng. Bên cạnh những bãi tắm đẹp, rừng quốc gia,… đảo Cát Bà còn được mệnh danh là khu vực chứa nhiều hang động kỳ bí và hấp dẫn nhất. Nếu như động Trung Trang được ví như là một kiệt tác của tạo hóa ban tặng cho Cát Bà với chiều dài lên đến 300 mét xuyên ngang qua núi, thì nằm ở phía đông bắc đảo Cát Bà động Hoa Cương lại nổi tiếng với những cảnh sắc huyền ảo như bước vào không gian thần thoại xa xưa. Không những thiên nhiên sơn thủy hữu tình, đặc sắc mà Cát Bà còn nổi tiếng với những món ăn mang hương vị đặc trưng của biển, được chế biến dưới đôi bàn tay khéo léo lành nghề của người dân nơi đây. Đặc biệt, Cát Bà còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động vui chơi dân gian, mang đậm bản sắc dân tộc, vào ngày ¼ hàng năm nơi đây sẽ diễn ra các lễ hội thể thao, đua thuyền mang không khí sôi nổi, hứng khởi cho du khách mỗi khi ghé thăm nơi đây. Mỗi buổi đêm ở Cát Bà du khách sẽ cảm nhận được sự thơ mộng, êm ả, với những rừng thông vi vu hòa vào những cơn gió tạo nên một nét đẹp tự nhiên, thanh thoát đến lạ thường. Phía xa xa dưới biển sẽ là nơi thả hoa đăng cầu nguyện, lấp lánh đầy sắc màu vừa lung linh vừa huyền ảo. Chính sự nên thơ, đẹp đến kì vĩ này mà quần đảo Cát Bà đã dần trở thành địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng với con đường xuyên đảo tiếp nối nối với đất liền. Trải qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm, Cát Bà vẫn giữ được vẻ mộc mạc, bình dị ấy, luôn phát huy các giá trị sẵn có, càng ngày càng phát triển trở thành mũi nhọn du lịch tiềm năng của thành phố Hải Phòng.
Cát Bà ngày hôm nay vẫn luôn mang trong mình sự e lệ, nguyên sơ giữa biển khơi, núi rừng rộng lớn, luôn giữ được sức hấp dẫn về bề dày lịch sử truyền thống văn hóa lâu đời. Cát Bà xứng với tên gọi là “đảo ngọc” của thành phố Hải Phòng, nơi tiềm ẩn vẻ đẹp sáng ngời, trường tồn mãi với thời gian.
Qua một số bài văn mẫu thuyết minh về Cát Bà ở trên, mong rằng bạn có thể sẽ hiểu hơn về danh lam thắng cảnh này. Ngoài ra, còn một số bài văn mẫu về các danh lam thắng cảnh khác ở phía dưới bạn có thể tham khảo thêm nhé.
bài ngắn hơn:
https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-danh-lam-thang-canh-nui-voi-45272n.aspx