K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2018

Chùa Một Cột nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, Thôn Thanh Bảo, Quảng Đức vào thời lý. Đến nay được gọi là Chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần Lăng Bác, Hà Nội.

Được khởi công và xây dựng vào 10/1049 âm lịch. Trước kia chùa có rất nhiều tên khác nhau như chùa Mật (tiếng Hán-Nôm) và "Diên Hựu tự", "Liên Hoa Đài". Theo tìm hiểu Ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Có một lần vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật quan âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Khi tỉnh dậy, Nhà Vua kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý nên xây dựng ngôi chùa và nhà vua đã dựa theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng ngôi chùa.

Ngôi chùa được thiết kế bằng gỗ ở phần dưới là cột đá tượng trưng cho thân sen, còn phía trên là đài sen. Bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Cho đến năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây dựng thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ như ngày nay. Gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy để giữ thăng bằng cho ngôi chùa phía trên. Ngôi chùa được xây dựng vươn lên khỏi mặt nước là một kiến trúc độc đáo. Phía dưới là hồ hình vương bao quanh bởi gạch tráng men màu xanh.

Đến năm 1840 - 1850, ngôi chùa một cột được trùng tu và tôn tạo, lần tiếp theo là vào năm 1920. Vào năm 1955, Đài Liên Hoa được sửa chữa bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Năm 1995, ngôi Tam bảo được trùng tu với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng và tiếp theo là trùng tu nhà mẫu năm 1997 hết 200 triệu đồng.

Chùa Một Cột là một trong những danh lam thắng cảnh được bộ văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc vào năm 4/1962. Chùa Một Cột có một ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn. Đây cũng là biểu tượng của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Có một điều mà có thể bạn không để ý đến đó là Chùa Một Cột còn được in đằng sau đồng tiền xu 5000 của Việt Nam.

Nếu bạn có cơ hội du lịch 1 ngày ở Hà Nội thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua 1 địa điểm đó chính là Chùa Một Cột. Ngôi chùa tuy nhỏ bé nhưng nó là nét văn hóa của dân tộc với nét kiến trúc riêng không đâu có được. Chính sự đặc biệt này mà hàng năm, khách du lịch đến đây rất đông và là nơi yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.

16 tháng 5 2018

Chùa Một Cột nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, Thôn Thanh Bảo, Quảng Đức vào thời lý. Đến nay được gọi là Chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần Lăng Bác, Hà Nội.

Được khởi công và xây dựng vào 10/1049 âm lịch. Trước kia chùa có rất nhiều tên khác nhau như chùa Mật (tiếng Hán-Nôm) và "Diên Hựu tự", "Liên Hoa Đài". Theo tìm hiểu Ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Có một lần vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật quan âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Khi tỉnh dậy, Nhà Vua kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý nên xây dựng ngôi chùa và nhà vua đã dựa theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng ngôi chùa.

Ngôi chùa được thiết kế bằng gỗ ở phần dưới là cột đá tượng trưng cho thân sen, còn phía trên là đài sen. Bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Cho đến năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây dựng thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ như ngày nay. Gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy để giữ thăng bằng cho ngôi chùa phía trên. Ngôi chùa được xây dựng vươn lên khỏi mặt nước là một kiến trúc độc đáo. Phía dưới là hồ hình vương bao quanh bởi gạch tráng men màu xanh.

Đến năm 1840 - 1850, ngôi chùa một cột được trùng tu và tôn tạo, lần tiếp theo là vào năm 1920. Vào năm 1955, Đài Liên Hoa được sửa chữa bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Năm 1995, ngôi Tam bảo được trùng tu với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng và tiếp theo là trùng tu nhà mẫu năm 1997 hết 200 triệu đồng.

Chùa Một Cột là một trong những danh lam thắng cảnh được bộ văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc vào năm 4/1962. Chùa Một Cột có một ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn. Đây cũng là biểu tượng của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Có một điều mà có thể bạn không để ý đến đó là Chùa Một Cột còn được in đằng sau đồng tiền xu 5000 của Việt Nam.

Nếu bạn có cơ hội du lịch 1 ngày ở Hà Nội thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua 1 địa điểm đó chính là Chùa Một Cột. Ngôi chùa tuy nhỏ bé nhưng nó là nét văn hóa của dân tộc với nét kiến trúc riêng không đâu có được. Chính sự đặc biệt này mà hàng năm, khách du lịch đến đây rất đông và là nơi yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.

16 tháng 5 2018

Thông tin cho bạn nè :

Hồ Đại Lải là một hồ nước nhân tạo lớn, nằm ngay chân núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 40km. Đường đi đến hồ như sau: từ sân bay Quốc tế Nội Bài rẽ sang quốc lộ 2A qua Xuân Hòa tới khu du lịch Đại Lải khoảng 20km.

Xưa kia, vùng hồ là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa một bên là dải núi Thằn Lằn, một bên là các đồi trọc trải dần ra từ phía chân dãy Tam Đảo. Mùa mưa lũ, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, đồng thời lại rút đi rất nhanh, cuốn trôi theo phù sa màu mỡ, làm cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc màu vì khô cằn. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Thủy lợi đã khảo sát, thiết kế xây dựng hồ chứa nước Đại Lải. Công trình được khởi công vào năm 1959, đến năm 1963 cơ bản hoàn thành với mặt hồ rộng 525ha.

Tọa lạc trong một khu vực rộng lớn, mặt hồ xanh ngắt in bóng dãy Tam Đảo, núi Thằn Lằn cùng sắc trời tạo nên bức tranh thiên nhiên hữu tình. Ở đây khách du lịch có thể dạo chơi, ngắm cảnh, đi du thuyền mặt nước, tắm mát, câu cá, leo núi, đi rừng hoặc có thể đi thăm làng bản người Sán Dìu, nghe hát Soọng Cô, thưởng thức các món ăn dân tộc, hoặc thăm hang Dơi, đi dạo trong các cánh rừng thông bạt ngàn .

8 tháng 5 2019

Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.  

 Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.

Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.

Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?

Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?

Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.

Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.

Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.

8 tháng 5 2019

cảm ơn bạn nha!

3 tháng 5 2016

Hội An là một thành phố cổ ở tỉnh Quảng Nam được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1999. Trong thế kỷ 17 và 18, Hội An là một trong những thương cảng sầm uất nhất ở Việt Nam, nơi các thương gia từ nhiều quốc gia đến buôn bán như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ý… Thật vậy, phong cách kiến trúc của nhiều ngôi nhà và chùa ở đây đã cho thấy tác động của nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp … Khi đến Hội An, bạn có thể có cơ hội đến thăm những ngôi nhà cổ bên cạnh sông Thu Bồn mà dường như không thay đổi trong 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp trong thế kỷ 20.

Tới Hội An vào tháng 3 là khoảng thời gian đẹp nhất tại Hội An, gió nhẹ, nắng nhẹ… Nói chung mọi thứ đều tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn không sắp xếp được khoảng thời gian này để đi thì bạn cũng có thể đi vào tháng 2 hoặc tháng 4. Nhưng nói thế không có nghĩa là những mùa khác thì không nên đến Hội An. Vì Hội An luôn đẹp chỉ là nếu bạn đi vào mùa mưa thì sẽ đi chơi được ít mà ở lại khách sạn, nhà nghỉ thì nhiều.

Thời tiết của Hội An có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa thường kéo dài từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến hết tháng 7 hàng năm.

Ngoài ra nếu bạn đi vào đúng 14 âm lịch hàng tháng bạn sẽ có dịp được ngắm hoa đăng và những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc lung linh trên phố và trên sông, bởi vì vào ngày này toàn thành phố Hội An sẽ tắt điện để bảo vệ môi trường. Bạn cũng có dịp được nghe những bài hát cổ, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức những món ăn hấp dẫn và ngon miệng.

Tại Hội An không có sân bay nên để tới được Hội An thì các bạn tại Hà Nội và các tỉnh miền bắc cần phải bay từ Hà Nội đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Các bạn trong thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền trung cũng vậy.

Từ Đà Nẵng đến Hội An khoảng 30km nên các bạn có thể gọi taxi (thương lượng giá), ngồi xe khách hoặc thuê xe máy tại Đà Nẵng rồi sau đó đi tới Hội An.

 

6 tháng 5 2016

bạn đã bao giờ đến Tuyên Quang? nếu bạn chưa bao giờ đến thì bạn chưa thể biết dõ hết về lịch sử Việt Nam

Tuyên Quangnằm ở vùng đông bắc nước ta. Tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giápVĩnh Phúc, phía Tây-Nam giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Yên Bái.

Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long. 

thời tiết ở đây luôn thay đổi theo xuân hạ thu đông, mùa nào bạn cũng có thể đến thăm nơi này

là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành.

Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn, khoai lang. Cây công nghiệp gồm có: chè (nhà máy chè Tuyên Quang, Tháng Mười, Tân Trào), cây sả làmtinh dầu sả, lạc, đậu, tương. Cây ăn quả có: cam, quýt, nhãn, vải, chanh. Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, dê, gia cầm...

Công nghiệp: có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác ăntimoan... Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi.

Có nhà máy thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính thức ngày 30 tháng 1 năm 2008, công suất thiết kế đạt 342 MW.

Tới Tuyên quang bạn có thể chở lại 1 thời làm việc khá vất vả của Bác Hồ, tham quan những di tích gắn liền với lịch sử và những nơi du lịch khá hấp dẫn.Như 

Di tích lịch sử Tân Trào Tân Trào là xã nằm trong thung lũng nhỏ ở Đông Bắc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) được bao bọc bởi núi Hồng ở phía Đông, núi Thoa, ngòi Thia ở phía Nam, núi Bòng ở phía Tây… Để đến được Tân Trào, trước đây chỉ có 2 đường mòn xuyên qua rừng rậm và đèo cao. Ngày nay, đến Tân Trào đã có đường ô tô rất thuận tiện. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa, 10 chính sách lớn quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra một chính phủ lâm thời.

Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, đình được xây dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội], là trạm thường trực của "An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào".

Lán Nà Lừa đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Nưa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng đông, lán được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp. Lán do đơn vị giải phóng quân dựng để Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Nưa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Hồ Chí Minh nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ Hồ Chí Minh làm việc và tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.

Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. xem trên bản đồ tại đây

Dưới bóng cây đa này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Võ Nguyên Giápđọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.

Hang Bòng là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Hồ Chí Minh ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp (1946-1954). Hang cách không xa Hồng Thái, Tân Trào. Từ 1950 đến 1951, Hồ Chí Minh ở hang này, trực tiếp đi chỉ đạo chiến dịch Biên Giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (tháng 2 năm 2016)

Ngoài ra, khu di tích Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử và du lịch khác như: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh Vệ - Điện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man - Lũng Tẩu, Khấu Lẩu - Vực Hồ, Ban Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng, thôn Lập Binh, xã Trung Yên, hầm An toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng, hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào.

Khu di tích Kim Bình, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa

Khu di tích Kim Quan, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn

Khu di tích Làng Ngòi - Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn

Khu di tích Chiến thắng Khe Lau, xã Phúc Ninh và xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn

thành nhà Mạc thành phố tuyên quang

·                       6. Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự

·                       Ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập). Ngôi nhà ở vị trí giữa làng Tân Lập, xã Tân Trào. Đây là nơi đã từng gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ khi Người từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào từ ngày 21/5/1945. Bác ở đây trước khi rời lên lán Nà Lừa. Hàng ngày Bác Hồ dậy từ 5 giờ sáng, tập thể dục rồi làm việc. Giờ nghỉ, Bác Hồ rất quan tâm đến thăm hỏi mọi người trong nhà, trong làng. Bác mua bút, vở tặng con ông Sự, khuyến khích ông cho con đi học. Bác còn dành thời gian đi thăm đồng, tự tay đắp bờ ruộng để giữ nước, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng, với bà con, chị em phụ nữ. Đến nay, ngôi nhà không chỉ là một di tích lịch sử Cách mạng mà còn có giá trị kiến trúc nhà sàn truyền thống tiêu biểu của dân tộc Tày ở Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

·                       .7. Khu di tích Nhà ở và Hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng

·                       Khu di tích nằm ở thôn Chi Liền (nay là thôn Đồng Ma), xã Trung Yên, huyện Sơn Dương. Nơi đồng chí Tôn Đức Thắng quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt sinh hoạt và làm việc từ cuối năm 1952 đến năm 1954. Ngôi nhà nằm bên cạnh dòng sông Phó Đáy, xung quanh cây cối um tùm tươi tốt, giúp cho việc đưa thông tin liên lạc bí mật giữa các nơi trong vùng thuận lợi. Đây là ngôi nhà sàn bằng gỗ, có 2 gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian ngoài của nhà là nơi làm việc và tiếp khách; gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi. Sát nhà ở của Bác Tôn là Hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi Chi Liền khoảng 10m, đào sang ngang 10m, có 2 cửa thông 2 chiều. Đây là 2 di tích tiêu biểu trong những di tích lịch sử cách mạng đã từng gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên Quang trong thời kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 

·                      

Kim Quan- trụ sở an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ  

·                       Khu di tích Kim Quan cách thị xã Tuyên Quang hơn 40 km về phía đông, trải rộng trong khu rừng Nà Lơi và Vực Nhù, thôn Khuôn Điền, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn. Dòng sông Phó Đáy bao bọc khu rừng vừa thuận tiện giao thông, sinh hoạt vừa đảm bảo bí mật. Khu văn phòng Trung ương Đảng cách Văn phòng Chính phủ 200m về phía Đông Bắc. Ở đây, có hội trường, nhà đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, nhà đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và các bộ phận của Văn phòng Trung ương: điện đài, văn thư, thư viện, bộ đội bảo vệ. Địa điểm Vực Nhù nơi Bác ở và làm việc. Nhà của Bác là nhà sàn dựng trên sườn núi. Cách nhà sàn không xa là hầm trú ẩn. Nhà nối với hầm bằng đường hào chữ chi. Toàn bộ nhà làm việc, nhà ở, hội trường đều bằng gỗ, tre, nứa, lá… các hầm trú ẩn đều đào sâu trong lòng núi, được lát gỗ cả bốn mặt. Riêng căn hầm khu văn phòng Trung ương Đảng có một đoạn lộ thiên ở phần ngoài, phần này có ụ đất cao, tạo lối vào hầm hình chữ chi. Kim Quan còn là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp khách quốc tế. Cũng từ đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng đi dự hội nghị Giơ- ne- vơ. Khu di tích đã đựơc Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia. 

Điểm du lịch văn hoá- lịch sử và sinh thái Nha Công an

 Thuộc xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, nằm trong quần thể Khu di tích Cách mạng Tân Trào; được tu bổ tôn tạo, khánh thành vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/ 8/1945- 19/8/2000) Từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950, nơi đây là trụ sở của Nha Công an Trung ương và các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.

Danh lam, thắng cảnh

Quần thể hang động xã Yên Phú, huyện Hàm Yên: danh thắng quốc gia

Động Song Long - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia

Hang Phia Vài - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia

Thác Mơ - Na Hang Cách thành phố Tuyên Quang 100 km, thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Lối vào thác là con đường rải nhựa ngoằn ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Từ hồ nước trong xanh vời vợi trên đỉnh núi Pắc Ban, từng ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi.

Suối nước khoáng Mỹ Lâm Nằm ở địa phận huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, suối là một trong những địa chỉ nghỉ dưỡng và chữa bệnh yên tĩnh, thoáng mát. Nguồn nước khoáng ở đây rất tốt cho việc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp...

Động Tiên thuộc huyện Hàm Yên cách thành phố Tuyên Quang khoảng 50 km.

đấy là 1 số nơi ở tuyên quang nếu có dịp mời bạn đến chơi

17 tháng 1 2021

giúp mik đi nha nnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

29 tháng 3 2017

Đề bài: Trong dịp nghỉ hè, em đã cùng gia đình đi tham quan một danh lam thắng cảnh. Em hãy viết một bài văn tả lại cảnh đẹp đó.

10 tháng 2 2022

hé lô Vương Hương Giang

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hang Én - Văn 6 (6 mẫu) \(_{_{\text{cop he :)}}}\)

10 tháng 2 2022

Tham Khảo 

Hang Én là một trong những điểm du lịch thú vị cho những người yêu thích khám phá. Hành trình đến với Hang Én tuy vất vả khi phải xuyên qua cánh rừng nguyên sinh, vượt qua con dốc Ba Giàn gập ghềnh hay lội qua con suối Rào Thương. Nhưng thiên nhiên nơi đây thật hấp dẫn con người với vẻ hoang sơ mà thơ mộng của cây cối, động vật. Khi đến Hang Én, một lần nữa chúng ta sẽ bị chinh phục với những điều thật kỳ diệu. Hàng nghìn con chim én vẫn sống trong hang và chưa hề biết sợ con người. Giữa chúng và con người còn có một mối giao cảm gần gũi, gắn bó. Quả thật, hang Én chính là nơi mà chúng ta cần đến khám phá một lần trong đời.

26 tháng 1 2016

Dàn ý nhé : ( bạn dựa trên đây lập dàn ý cho bài văn của bạn , chứ quê hương bạn có cảnh đẹp nào thì ....)

I. Mở bài: 
Việt Nam là một đất nước tuy nhỏ bé nhưng may mắn có được nguồn tài nguyên khóang sản dồi dào và rất nhiều danh lam thắng cảnh trải dài từ Bắc chí Nam. 
Trong đó, vịnh Hạ Long là một điểm đến nổi tiếng không chỉ với khách du lịch trong nước mà còn với cả du khách nước ngoài. 
II.Thân bài 
1/ Vị trí địa lí + nguồn gốc: 
Vị trí: 
Thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 151km về phía Đông Bắc. 
Là một phần của vịnh Bắc Bộ gồm vùng biển thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn. 
Tiếp giáp quần đảo Cát Bà phía Tây Nam; phía Đông giáp biển Đông; phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền chạy dài khoảng 120km bờ biển. 
Diện tích: 1553km2 .Gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. 
989 đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên. 
b) Nguồn gốc: 
- Hạ Long có nghĩa là rồng đáp xuống => vịnh Hạ Long: vịnh nước nơi rồng đáp xuống. 
- Theo truyền thuyết: khi người Việt mới lập nước đã bị nạn giặc ngọai xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con hạ giới giúp người Việt đánh giặc. 
- Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống gọi là Hạ Long, nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long, chỗ đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay). 
2/ Đặc điểm – cấu tạo: 
Có hai dạng: đảo đá vôi và đảo phiến thạch hình thành cách nay trên 500 triệu năm. 
Trên đảo là hệ thống hang động phong phú với những nhũ đá có hình dáng và màu sắc đa dạng, huyền ảo. 
Một số hang có dấu tích của người tiền sử: hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Sửng Sốt, Mê Cung,…. 
* Vẻ đẹp của Hạ Long là một bức tranh thủy mặc được tạo nên từ ba yếu tố: đá, nước và bầu trời. 
Hòn Đỉnh Hương toát lên ý nghĩa tâm linh 
Hòn Gà Chọi có một triều sâu triết học 
Hòn Con Cóc ngàn năm vẫn đứng đó kiện trời 
Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ 
Động Thiện Cung như một đền đài hoành tráng, mĩ lệ. 
- Cảnh hoàng hôn ở vịnh Hạ Long một bức tranh lãng mạn và rất thơ mộng. 
3/ Vai trò + ý nghĩa: 
Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994 và 2000. 
Thu hút nhiều khách du lịch trong và ngòai nước, các nhà đầu tư,…. 
Là nơi thích hợp để nghiên cứu thạch nhũ; nghiên cứu hệ sinh thái. 
-> Mang lại nhiều nguồn lợi cho đất nước, giúp đất nước ngày càng phát triển. 
Cần được khai thác một cách hợp lí và bảo vệ đặc biệt. 
III. Kết bài 
Vịnh Hạ Long là niềm tự hào của người dân Việt Nam. 
Giữ gìn và phát huy cái đẹp, nét văn hóa của một danh lam thắng cảnh nổi tiếng là nhiệm vụ của mọi người dân Việt Nam

26 tháng 1 2016

chép ở đâu thế