Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) là một di tích giá trị, phản ánh lịch sử quân sự, kiến trúc, xây dựng thời quân chủ phong kiến ở Lạng Sơn. Năm 1999, di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia.
Thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) có thể được xây dựng khoảng từ cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV. Thành xây bằng gạch và đá hình chữ nhật, có chu vi 270 trượng, cao 9 thước, có 4 cổng ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, xung quanh thành có tất cả 19 điếm canh. Thành cổ Lạng Sơn là di tích kiến trúc quân sự có vai trò quan trọng trong việc trấn giữ, phòng thủ nơi cửa ngõ biên cương của Tổ quốc. Cùng với những di tích khác trên địa bàn thành phố, Thành cổ thực sự là điểm di tích tiêu biểu giúp Nhân dân Lạng Sơn nói riêng và du khách gần xa nói chung hiểu thêm về lịch sử đất và người Xứ Lạng.
Thành được xây dựng đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn thời phong kiến. Xưa kia, Thành được xây dựng với chu vi khoảng một km, xung quanh bốn mặt đều rộng thoáng, bằng phẳng rất thuận tiện cho việc triển khai tấn công và ứng cứu khi cần thiết; bên trong có nhiều binh lính, xung quanh là chợ và phố xá đông đúc, hoạt động buôn bán giao lưu với các thương nhân Trung Quốc diễn ra khá tấp nập.
Tường thành được xây bằng gạch vồ, cao 4 m. Trên đỉnh tường thành gạch được xây chìa ra hai bên, mỗi bên 0,1 m tạo thành mái bảo vệ tường thành bền vững. Móng và chân thành được xây bằng đá vôi màu xanh, các phiến đá được gọt vuông thành sắc cạnh. Tường thành phía Nam vẫn còn giữ được dáng cổ, cây cối mọc trùm lên. Cổng phía Tây đã được xây bít lại. Hiện nay tường thành bao bọc một số cơ quan như Tỉnh ủy, Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.
Trải qua thăng trầm của thời gian, biến thiên của lịch sử, dấu tích Thành cổ Lạng Sơn hiện nay còn hai đoạn thành, hai cổng Nam và Tây, cổng Tây đã bị xây bít lại, chỉ còn cổng phía Nam vẫn qua lại được có đường Nguyễn Thái Học chạy qua. Tuy không còn nguyên vẹn nhưng giá trị lịch sử của thành cổ vẫn còn mãi trong đời sống, tâm thức của các thế hệ người Xứ Lạng.
Một đoạn của thành cổ phía Đông. Thành cổ Lạng Sơn đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1999. Theo Ban quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn, đây là di tích lịch sử có vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở Lạng Sơn, là công trình kiến trúc quân sự kiên cố, quy mô của các vương triều phong kiến Việt Nam.
Đến tham quan di tích Thành cổ Lạng Sơn, du khách sẽ được khám phá những nét độc đáo của kiến trúc Thành cổ xưa, tham quan và hành lễ tại các ngôi đền linh thiêng nằm ở xung quanh Thành.
1
Đề cập đến Đà Nẵng, người ta không thôi nhớ tới việc nó là ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam Bắc nước ta. Kể tới cái tên đó người ta cũng nhớ ngay tới những triều đại lịch sử đã chống lại sự xâm lược lần đầu tiên của thực dân Pháp. Tuy nhiên, không chỉ với thế mà đề cập tới Đà Nẵng, chúng ta còn biết tới một danh lam thắng cảnh, 1 di tích lịch sử nổi tiếng đó là Ngũ Hành Sơn.
Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên 1 bãi cát ven biển, trên một không gian khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, nằm gần trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Taxi 7 chỗ chúng tôi đi khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Ngũ Hành Sơn là 1 tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên “sơn kỳ thủy tú”, huyền ảo thơ mộng mà tạo hóa đã ban tặng cho Đà Nẵng.
Trước tiên là truyền thuyết về Ngũ hành Sơn, theo như người xưa truyền lại thì chúng ta được biết đến Ngũ Hành Sơn có là do ngày xưa có một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông. Một hôm nọ ẩn sĩ thấy 1 chuyện lạ, ấy là Nữ Thần Naga sở hữu theo mộtmẫu trứng đưa cho Thần Kim Quy cất giữ đi để chống lại sự quấy phá của ma quái. Thần Kim Quy để lại trứng nhờ ẩn sĩ chăm sóc, thần không quên để lại cái móng vàng để giúp cho việc bảo vệ quả trứng được tốt hơn. Quả trứng đấy lớn lên và nở ra 1 cô gái xinh đẹp. Vỏ trứng thì nứt thành năm mảnh hóa thành năm ngọn núi chính là ngũ hành sơn bây giờ.
Về tên gọi thì ngũ hành sơn còn có 1 tên gọi nữa đó là núi non nước. Các tài xế taxi đường dài hà nội tìm hiểu được biết. Cái tên Non Nước đã có từ lâu, nó được chứng minh qua các câu ca dao dân ca mà ông cha ta đã để lại và hơn thế nữa là trong cácbộ văn học địa lý của những người trung đại cũng sở hữu nhắc đến tên gọi này. Ví dụ như giáp ngọ bình nam đồ của Nguyễn Hoàng hay thiên nam tứ chi lộ đồ thư Đỗ Bá Công Đạo soạn. Sau thì nó mang tên là ngũ hành sơn được nói đên trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
Về phong cảnh nơi đây thì quả thật là buộc phải dùng những lời đẹp nhất dành cho vẻ đẹp của nó. Đấy chính là hình ảnh những bãi cát vàng mịn màng trên những bờ biển từ Non Nước kéo dài đến đảo Tiên Sa. Có thể kể rằng nghe đến dòng tên thôi đã thấy yêu thấy mến và muốn đến liền rồi chứ chưa kể gì về cảnh của nó cả. Những cây thảo mộc quý với ở đây, là: Thiên tuế, Thạch trường sanh, Cung-nhân-thảo lài trắng, Cảnh-thiên Mộc tê, Chương não, Thử lý Tứ quý. . . Về hoa rừng mang phổ biến chiếc phong lan. Về động vật có loài khỉ Dộc hiền, và những mẫu dơi, chim hải yến.
Không tính những dấu ấn văn hóa lịch sử còn in đậm trong các hang động, và trên mỗi công trình chùa, tháp đầu ở các thế kỷ trước, như mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn.Ở đây còn có các di tích lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt như Địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ. Đến đây, thì chúng ta sẽ được ngắm năm ngọn núi sừng sững như đứng ấy để bảo vệ cho cuộc sống ấm no của nhân dân tránh xa sự quấy phá của những bọn yêu ma quỷ quái. Năm ngọn núi ấy mỗi núi 1 phương mỗi núi một đặc điểm nhưng tựu chung lại cũng là sự hùng vĩ.
Qua đây ta thấy được những cảnh đẹp và những đặc điểm của núi ngũ hành sơn. Nơi đây luôn tư hào mang những truyền thuyết của mình. Nó ko chỉ khiến cho đẹp cho cảnh sắc thiên nhiên nơi đây mà nó còn khiến cho đẹp hơn, đậm đà hơn nền văn hóa dân tộc ta. Chính bởi thế mà nơi đây đã được nhà nước công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia.
Trong năm nay, taxi nội bài chúng tôi chắc chắn sẽ tổ chức cho anh em lái xe đi thăm danh lam thắng cảnh để anh em thư thái và có được nhưng phút giây thư thái.
2
Miền Trung, nơi được ví như là đôi quang gánh nối 2 đầu là miền bắc và miền nam có biết bao nhiêu là điều kì diệu được khám phá, và tiêu biểu nhất ở miền Trung, đó chính là thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng, thành phố thơ mộng với biết bao danh lam thắng canhr tuyệt đẹp, đã chiếm biết bao là cảm tình, là nơi khơi nguồn với biết bao nhà thơ, nhà văn.Và một trong những tháwng cảnh tiêu biểu ở DN, không thể không kể đến khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa. Bà nà – Núi Chúa là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách thành phố Đà Nẵng 15 km đường chim bay về phía Tây, (đường bộ dài 48 km) cao 1.482 m so với mực nước biển,khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 17 độ C - 20 độ C. Bà Nà đã được xem là "hòn ngọc khí hậu", là nơi lý tưởng để an dưỡng tinh thần. Bà Nà được đánh giá là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng và lớn nhất Đông Dương thu hút nhiều du khách ngang với Le Bockor (Campuchia), Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa… Giải thích về tên gọi ”Bà Nà“, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân lần đầu lên đây, thấy núi có nhiều chuối nên đặt là ”banane”, lâu ngày người ta Việt hóa thành Bà Nà. Còn theo nhà văn Nguyên Ngọc, Bà Nà là tiếng người Katu, có nghĩa là ”nhà của tôi”. Ngoài ra, ”Bà Nà” còn do người dân địa phương đặt tên,”Bà” chỉ các con vật linh thiêng,”Nà”là khu đất rộng ở trên các triền núi, hay có giả thuyết nói rằng Bà Nà là tên gọi tắc của thánh mẫu Y A Na hoặc bà Ponaga.Khu nghỉ dưỡng Bà Nà được người Pháp phát hiện vào năm 1901 và đến năm 1912, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định biến vùng núi Bà Nà thành khu bảo tồn lâm nghiệp. Sau năm 1930, hàng chục khu nhà nghỉ đã được xây dựng, có hệ thống giao thông hoàn chỉnh và trở thành khu du lịch, nghỉ mát lý tưởng dành riêng cho các quan chức của chế độ thực dân Pháp. Tuy nhiên, sau thời gian dài chiến tranh và thiên tai đã làm mất đi các lâu đài, nhà nghỉ cổ xưa, chỉ còn lại phế tích là những nền nhà, bức tường đã loang lổ tiêu sơ. Phải đến năm 2000, Bà Nà mới được hồi sinh để trở thành một thị trấn du lịch. Vì nằm ở vùng chuyển tiếp khí hậu của nước ta, giữa miền Bắc với khí hậu một năm bốn mùa rõ rệt và miền Nam với khí hậu một năm hai mùa mưa khô phân lập cho nên Bà Nà - Núi Chúa có hai kiểu rừng: một là kiểu rừng á nhiệt đới với các loài cây á kim, hai là kiểu rừng nhiệt đới với các loài cây lá rộng. Chính vì thế mà Bà Nà có hệ sinh thái phong phú với 544 loài thực vật, 266 loài động vật trong đó có 44 loài động vật và 6 loài thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam như gà lôi lam mào trắng, trĩ, vượn, hổ, cá chình hoa, trĩ sao, vượn má hồng, hổ… Trên đỉnh núi Bà Nà có cây thông qùy (thân cây cong như qùy) khoảng gần trăm tuổi. Đặc biệt, Bà Nà có nguồn dược liệu vô cùng phong phú với: 251 loài cây thuộc 89 họ thực vật phân phối ở các độ cao khác nhau, trong đó có 13 loài họ Cà phê, 12 loài họ Đậu, 10 loài thuộc loài Thầu dầu, 8 loài thuộc họ Cam, 7 loài thuộc họ Cúc. Ngoài ra, Bà Nà còn có cây trầm hương,ba kích, cây lười ươi, cây thổ phục, bồ công anh mọc trên đỉnh núi, màng tang, chổi xuể, thông Đây đều là những loài cây có thể khai thác dùng làm thuốc. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng của con người cũng như thiên tai, lũ lụt đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái của các loài động thực vật làm dược liệu nơi đây. Do đó, các kế hoạch bảo tồn, khai thác đảm bảo bền vững cũng như hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch sinh thái cần được tiến hành đồng bộ và thường xuyên để góp phần thực hiện chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam.
Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ là là rừng nhiệt đới và nhiều loại động thực vật quý hiếm. Nét đặc sắc đầu tiên của Bà Nà là bầu trời luôn thoáng đãng, mây quẩn quanh ở lưng chừng núi. Đặc biệt khi cơn mưa xuất hiện, chúng ta được xem mưa rơi xung quanh sườn núi mà phần đỉnh vẫn luôn khô ráo, vẫn trời mây quang tạnh, không khí thoáng đãng mát mẽ. Nhờ sự ưu ái hiếm có của thiên nhiên, du khách từ trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt bao quát cả một vùng không gian rộng lớn: thành phố Đà Nẵng, vũng Thùng với đường viền hình cánh cung từ chân đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê, non nước Ngũ Hành, sông Thu Bồn uốn quanh ôm lấy những cánh đồng trù phú của Quảng Nam. Xa xa về biển Đông là Cù lao Chàm nhấp nhô sóng biếc. Thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc đẹp tuyệt vời. Rừng xanh, xanh đến ngất ngây Sương mù lãng đãng, mây bay như dừng (thơ Xuân Tư) Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng - xuân, trưa - hạ, chiều - thu, tối - đông và còn được gọi với cái tên ưu ái hơn ”chốn thiên thai”.
Đêm về Bà Nà sâu lắng, lãng mạn, lạnh và đầy ấn tượng. Bên bếp lửa trại bập bùng hàng trăm con người cùng hát ca, nhảy múa. Đến như cỏ cây, hoa lá, các loài chim thú cũng ngơ ngác trước sự hồi sinh đến diệu kỳ ở vùng đất mà hàng chục năm vắng bóng người này. Nhiều người đến Bà Nà đều có chung nhận xét: Sống ở đây một ngày biết được bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Đúng vậy, không ít người còn ví: Bà Nà là Đà Lạt, là Sa Pa của Đà Nẵng và miền Trung. Quả là không sai.
Bà Nà có loại đào chuông rất quý hiếm, chỉ nở mỗi độ xuân về. Tên ”đào chuông” là do người địa phương đặt cho loài hoa, khi nở trông như những chiếc chuông nhỏ màu hồng đậm, treo lủng lẳng trên cành. Cây ra hoa từ tiết đông chí cho đến tháng giêng, tháng hai. Ở nước ta, cây đào chuông phân bố ở độ cao trên 1.400m tại các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa. Tuy nhiên, có thể nói Bà Nà là nơi đào chuông phát triển tốt nhất và cho hoa rất đẹp. Hai bên đường từ khu biệt thự Bà Nà By night xuống chùa Linh Ứng và trong khuôn viên trước sân chùa có trồng nhiều đào chuông. Được ngắm từng ”cái chuông” đang ngậm sương, gặp nắng sớm ban mai tạo ra hiệu ứng, óng ánh màu hồng như hàng trăm đôi môi người đẹp đang mỉm cười. Những người mê đào chuông, dù bận rộn bao nhiêu, cũng thu xếp một chuyến thượng sơn để ngắm hoa đào chuông Bà Nà trong gió lành lạnh và mây bay trắng xóa, bao phủ tứ bề. Chùa Linh Ứng, một bản sao của chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn. Ở đây còn có tượng Phật lộ thiên cao 30m uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi. Tượng Phật đúc bằng xi măng, ruột đúc bằng đá xanh, bên ngoài là lớp áo trắng muốt. Và, vẫn còn đó những hầm rượu của người Pháp nay vẫn được sử dụng để chưng cất rượu và luôn mở cửa cho du khách vào tham quan, nhấm nháp một chút men cay để sưởi ấm cõi lòng... Dưới chân núi Bà Nà, Suối Mơ là điểm du lịch rất đông khách, nhất là vào mùa hè. Ở đây có thác Tóc Tiên 9 tầng, thác này gọi là thác Tóc Tiên bởi vì đứng từ phía dưới chân thác nhìn lên thác như một mái tóc của một nàng tiên. Phong cảnh kết hợp giữa núi rừng bao la với những dòng nước trắng xóa, mát mẻ giúp cho chúng ta quên ngay đi những mệt mỏi của đời thường để tận hưởng những giây phút thư giãn thần tiên. Ngoài ra, BN còn biết đến với Suối Nai, đồi Vọng Nguyệt, thác Cầu Vồng với những cảnh vật cũng không kém phần hấp dẫn. Khu du lịch Bà Nà (thành phố Đà Nẵng) vốn được biết đến như một ”lá phổi xanh” mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố miền Trung Đà Nẵng, nay càng trở nên hấp dẫn hơn với cáp treo ghi 2 kỷ lục thế giới. Trước đây, muốn lên đỉnh Bà Nà, du khách phải đi 16km đường đèo, với những góc cua khúc khuỷu đầy nguy hiểm. Nay chỉ mất 15 phút đi cáp treo an toàn.
Hệ thống cáp treo Bà Nà có tổng chiều dài 5.042m gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ. Đây là tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất hiện nay được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu và được tổ chức Guinness công nhận đã xác lập 2 kỷ lục thế giới: cáp treo 1 dây dài nhất và có độ chênh ga cao nhất thế giới (1.291m). Từ cáp treo hoặc từ đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả một không gian rộng lớn như một bức tranh hoàn mỹ, nhiều màu sắc giữa bốn bề mây phủ điệp trùng. Ngồi trên carbin cáp treo, lưng lửng giữa lưng chừng mây, ngắm nhìn vẻ nguyên sơ, hùng vĩ của những cánh rừng nguyên sinh, những tán cây rộng lớn, từng đàn bướm tung bay, gió thổi vi vu cùng hương thơm thoang thoảng của các loài hoa…du khách sẽ có cảm giác phiêu lưu đầy lý thú như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Trong thời gian tới, khu du lịch Bà Nà-suối Mơ sẽ thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế hơn bởi Chính phủ đã cho phép Đà Nẵng trở thành cửa ngõ quốc tế thứ ba của Việt Nam, sau Hà Nội và TPHCM, với các chuyến bay thẳng đến từ nhiều nước trên thế giới. Bà Nà - nơi hội tụ vẻ mông lung, lãng mạn của tạo vật, chút cảm hoài gạch ngói rêu phong của thời gian và sự tham dự có ý thức của con người vào cái đẹp. Từ trên đỉnh Bà Nà nhìn về Đà Nẵng, con người như cảm thấy mình có được một cuộc sống khác, tận hưởng được những hạnh phúc khác... những thứ mà cuộc sống náo nhiệt thị thành không bao giờ biết được.
Tham khảo
V.I.Lênin đã từng nói: Học, học nữa, học mãi. Câu nói của ông đã nói lên tầm quan trọng của việc học. Nhưng chỉ học thôi là chưa đủ, trong tác phẩm Bàn về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, tác giả đã đưa ra một nguyên lí của việc học. Đó là học phải đi đôi với hành. Câu nói mang tính khái quát và có ý nghĩa sâu sắc đối với các bạn trẻ ngày nay.
Vậy học là gì? Việc học là một quá trình tích lũy kiến thức của con người, con người có thể học cả đời, từ lúc chúng ta còn nhỏ cho đến khi ta già đi. Việc học là một việc cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc đời của mỗi con người. Ngay từ khi còn nhỏ, ta đã được bố mẹ dạy cho cách cầm dao, cầm đũa, cầm thìa. Khi lớn hơn, ta được học các kiến thức trong sách vở của nhà trường. Rồi ta học cách cư xử, cách đối đãi với những người xung quanh. Thông qua đó, ta hiểu rằng, việc học ở đây là học tất cả những điều mà chúng ta chưa biết, chứ không chỉ đơn thuần là học kiến thức. Ta có thể học được những kinh nghiệm quý báu từ người đi trước qua lời kể của họ, ta có thể xem trên tivi những điều lí thú mà ở trường lớp không hề dạy chúng ta. Tóm lại, việc học là một việc vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, giúp cho họ mở mang được tư duy, hiểu biết được nhiều hơn về thế giới và không bị tụt hậu so với xã hội.
Còn hành là gì? Hành là thực hành, là hành động. Việc học sẽ chẳng thể phát huy được hiệu quả và ý nghĩa của nó nếu như ta không được thực hành những lí thuyết mà ta học. Việc thực hành giúp cho ta biết rõ hơn và hiểu sâu hơn về vấn đề mà ta quan tâm. Và việc thực hành này phải được thực hiện thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả cao.
Học phải đi đôi với hành, bởi lẽ nếu ta chỉ biết mỗi kiến thức thì ta cũng chỉ như một bể chứa thông tin mà không biết làm gì với nó, không biết vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống. Kiến thức của ta khi ấy sẽ không phát huy được hết tác dụng của nó. Không những vậy, ta còn có thể bị quên mất những gì ta đã học bởi lâu rồi ta không đụng đến nó. Còn nếu ta chỉ biết thực hành mà không hề có kiến thức thì những thứ ta làm cũng không được chắc chắn, vì ta chưa nắm được bản chất của vấn đề ấy. Một người bác sĩ khi được học những kiến thức về y khoa mà không trực tiếp cứu chữa bệnh nhân thì không thể nào trở thành một người y sĩ giỏi. Nếu cô giáo chỉ biết rằng mình dạy kiến thức đến cho học sinh mà không chữa bài tập cho họ thì người thầy giáo, cô giáo ấy cũng không thể làm tốt được công việc của mình. Do đó, việc học phải đi đôi với thực hành, hành động.
Trên thực tế có rất nhiều ví dụ chứng minh cho việc "học đi đôi với hành". Trong lịch sử, khi Trần Quốc Tuấn đọc bài Hịch tướng sĩ khích lệ lòng quân học theo Binh thư yếu lược của ông, đây chính là ví dụ của việc binh sĩ đã tu tâm đọc sách và dẫn đến hành động là đứng lên đánh bại kẻ thù xâm lược. Không chỉ ở trong lịch sử mà ở hiện tại cũng có rất nhiều những ví dụ chứng minh cho điều này. Đó là giáo sư Ngô Bảo Châu, ông đã đoạt giải Nô ben về toán học với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Nhờ vào những kiến thức mà ông được học, ông đã xuất sắc đạt được giải Nô ben và mang đến cho Việt Nam niềm vinh dự. Sau này, ông còn cống hiến nhiều cho đất nước trong công việc giảng dạy của mình. Chính việc đưa những kiến thức mình tích lũy, nghiên cứu được đến với thế giới đã khiến cho ông mang được niềm vinh dự về cho đất nước và cống hiến nhiều hơn cho đất nước nhờ việc học của ông.
Tóm lại, nguyên lí "cứ theo việc học mà làm" hay nói cách khác là học phải đi đôi với hành là một nguyên lí rất đúng đắn, có ý nghĩa thời đại. Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai thì mỗi người cần phải kết hợp việc học với những hành động cụ thể để đạt được thành công trong cuộc sống. Không cần phải là điều lớn lao như giáo sư Ngô Bảo Châu, chỉ cần một điều nhỏ bé nhưng giúp ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta là được. Chỉ cần kiên trì, nhất định ta sẽ thành công.
Bài viết cung cấp cho người đọc:
+ Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)
+ Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.
+ Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn
+ Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.
Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.
- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:
+ Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.
+ Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm
- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
+ Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng
+ Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản
mình thấy cái dàn ý quá chi tiết rồi, bạn chỉ cần thêm các từ nối với các ý thế là xong bài ròi;-;