Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Trong xã hội phát triển như hiện nay, ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của con người đang có dấu hiệu tiêu cực, mà biểu hiện thường thấy nhất đó là hiện tượng một bộ phận người dân vứt rác ra đường và nơi công cộng. Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều nơi, tại các trung tâm thành phố, nơi đông người qua lại. Mặc dù các tuyến đường đều được sắp xếp thùng rác với những khẩu hiệu tuyên truyền, nhắc nhở người dân vứt rác đúng nơi quy định, thế nhưng hình ảnh những chiếc túi nilong, cốc nhựa, chai nhựa, thức ăn thừa,… nằm lăn lóc trên vỉa hè, dưới lòng đường vẫn xuất hiện. Ngày 06/12/2018, sau trận bóng giữa đội tuyển Việt Nam và Philippines, cổng sân vận động Mỹ Đình ngập ngụa rác với hàng nghìn vỏ túi nilong, chai lọ ngổn ngang, thậm chí cả những chiếc băng rôn in dòng chữ tự hào “Việt Nam vô địch” cũng bị nằm la liệt dưới đất. Điều này chính là hồi chuông cảnh báo về hành vi thiếu ý thức của một bộ phận người hâm mộ nói riêng và người dân nói chung. Ôi! Hành vi vứt rác ra đường và nơi công cộng không chỉ gây mất mĩ quan mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần quyết liệt ngăn chặn hiện tượng này, tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng động.
Thán từ+ Trợ từ: In đậm nghiêng
cậu tham khảo đoạn văn này nha
Tình làng nghĩa xóm luôn là thứ tình cảm khiến người ta trân trọng và nhớ mãi. Đó là tình cảm giữa những người hàng xóm láng giềng, là sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ "tối lửa tắt đèn có nhau". Đồng thời tình cảm này cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ nhiều đời nay, vẫn được phát huy và duy trì đến bây giờ, ấy chính là tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái. Dẫu có nghèo về vật chất, nhưng cái tình, cái nghĩa lại đầy ắp trong từng con người, làng xóm Việt Nam. Từ xưa, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam đã có câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” để nói đến tầm quan trọng cũng như giá trị của tình làng nghĩa xóm trong cuộc sống thường ngày của con người. Bởi lẽ con người luôn tồn tại trong một tập thể, chẳng ai có thể sống mà tách khỏi cộng đồng. Tình làng nghĩa xóm có thể bắt nguồn từ những hành động vô cùng đơn giản: chia sẻ cùng nhau những món quà quê, tụ tập lại cùng nhau,...Tình cảm giữa những người láng giềng thực sự đáng quý, đặc biệt là đối với những người xa quê, những người nơi đất khách quê người. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần biết vun đắp và làm giàu thêm tình làng nghĩa xóm, cùng nhau bỏ qua và tha thứ cho những xích mích nhỏ nhặt. Từ đó xây dựng cộng đồng lớn mạnh và tràn ngập tình yêu thương, giúp đỡ.
Câu ghép: Tình cảm giữa những người láng giềng thực sự đáng quý, đặc biệt là đối với những người xa quê, những người nơi đất khách quê người.
Chúc cậu học tốt :)))))))))))))))))
“Hải Phòng có bến Sáu KhoCó sông Tam Bạc, có lò Xi măng”
Nhắc đến Hải Phòng, ta không thể không nhắc đến quần thể khu du lịch quận Đồ Sơn - miền đất của những huyền thoại, với nhiều nét đẹp phong cảnh hùng vĩ, nên thơ và đầy tráng lệ.
Đồ Sơn là một bán đảo đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m và là một quận thuộc thành phố Hải Phòng cách trung tâm thành phố 22km về phía Đông Nam, được mệnh danh là vùng đất “long chầu hổ phục”, gồm bảy phường: Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn. Nước ở Đồ Sơn có phần đục hơn những nơi khác vì nơi đây phía Bắc và phía Nam tiếp giáp với hai con sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, tuy nhiên nước nơi đây có độ mặn vừa phải, hơi muối bốc lên ít giúp da không bị cháy nắng kể cả khi tắm vào ban trưa. Đồ Sơn xưa kia còn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa, quan lại đô hộ, là bãi tắm nổi tiếng dưới thời Nguyễn và Pháp thuộc. Không chỉ vậy Đồ Sơn còn là quê cũ của người Kinh Tam Đảo, vào giữa thế kỉ XVI-XVII, hơn trăm người dân ở Đồ Sơn đã di cư theo đường biển đến lập nghiệp trên ba hòn đảo nhỏ (được gọi chung là Tam Đảo) sau này trở thành các thôn Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm ngày nay thuộc thị xã Đông Hưng (Quảng Tây), nằm trong địa phận quản lí của địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, gần biên giới Trung - Việt, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 25 km. Tuy đã trải qua hơn 500 năm hòa nhập với nền văn hóa địa phương nhưng người Kinh Tam Đảo vẫn nói bằng tiếng Việt cổ và duy trì một số tập tính của người Việt.
Nét đẹp độc đáo của Đồ Sơn phải kể đến sự kết hợp vô cùng hài hòa giữa tiếng sóng vỗ rì rào trên biển nước mênh với bờ cát trắng và sự tĩnh lặng của những dãy núi, đồi thông, phi lao,… sừng sững, hùng vĩ, nên thơ. Bãi biển Đồ Sơn được chia làm ba khu vực gồm khu một, khu hai và khu ba được nối với nhau bằng tuyến đường nhựa trải dài. Khu một có khá nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nằm phía đầu của Đồ Sơn, nhưng nơi đây lại rất ít người tắm vì sóng ở khu một rất lớn, địa hình nhiều bãi đá, hàu sắc nhọn, bù lại ở đây lại là địa điểm ngắm cảnh biển bình minh rất lí tưởng và còn gần với khu di tích chùa Hang Cốc Tự, giúp cho du khách có thể thăm thú cảnh chùa chiền. Khu hai là bãi tắm chính, nước ở đây tuy đục nhất trong ba khu nhưng lại thu hút nhiều du khách đến tắm và vui chơi nhất, đồng thời khu hai gần với biệt thự Bảo Đại cùng di tích Bến Nghiêng. Khu cuối cùng là khu ba với hàng trăm công trình kiến trúc đẹp mắt mà tiêu biểu là khu du lịch Hòn Dấu. Đến với khu du lịch Đảo Dáu, du khách được bơi lội trong bể nước nhân tạo lớn nhất Châu Á cùng với một số loại hình giải trí khác như: vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao và đặc biệt là ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi hay khu “Đà Lạt thu nhỏ” mới được xây dựng thêm vào năm. Không chỉ vậy, nơi đây còn có di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ hay sòng Bạc Do Son Casino thu hút nhiều du khách quốc tế đếm chơi, đặc biệt là du khách Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho người dân nội địa tới chơi. Từ Đồ Sơn, du khách có thể đi du thuyền đến tham quan đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long, Tuần Châu. Ngoài ra nơi đây còn có những nét đẹp văn hóa riêng biệt, cứ đến dịp lễ Tết, du khách tứ phương cùng với người dân bản địa sẽ đến viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hòa. Ngoài ra nơi đây còn có lễ hội Đảo Dấu thắp hương, dâng lễ để cầu cho một năm buôn bán bội thu, làm ăn thuận lơi và đặc biệt không thể không kể đến là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn diễn ra hằng năm với hai vòng: vòng sơ loại tổ chức vào mùng 8 tháng 6 âm lịch, vòng chung kết tổ chức vào 9 tháng 8 âm lịch. Những con trâu chiến thắng sẽ được thịt và bán với ý nghĩa cầu thịnh vượng, hạnh phúc.
Ngoài những nét đẹp về cảnh sắc thiên nhiên, hữu tình và nên thơ, Đồ Sơn còn được vinh dự là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam – đảo Hoa Phượng, lưu giữ nhiều dấu ấn của lịch sử với những biệt thự, lăng tẩm mang đậm phong cách thời Nguyễn và còn có giá trị văn hóa độc đáo. Chính vì vậy Đồ Sơn cần được duy trì và bảo tồn nét đẹp thiên nhiên để nơi đây không bị mất đi những giá trị tốt đẹp, mãi trường tồn với thời gian.
Tham khảo nha em:
Chương trình du lịch đồng quê Hải Phòng đang trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù với điểm nhấn hấp dẫn là khu di tích Ðền Trạng, thờ Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), vị Trạng nguyên lỗi lạc, mt danh nhân văn hóa lớn của đất nước. Không chỉ được biết đến là một nhà thơ, nhà triết học, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là ông Trạng của dân gian qua 300 câu sấm Trạng lưu truyền đời này sang đời khác. Không sa vào mê tín, thần bí, nhưng việc khôi phục sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh, cắt nghĩa một cách có cơ sở triết học, suy tôn một danh nhân văn hóa dân tộc là cần thiết để hướng dẫn du khách khi đến nơi đây thành kính thắp nén hương tưởng nhớ, tìm hiểu và nghe bình sấm Trạng, lôi cuốn du khách với mục đích hướng thiện. Ðã nghe và từng đọc về Trạng Trình, chắc chắn nhiều du khách mong muốn hơn một lần được đến tận nơi để mắt thấy, tai nghe và có những giây phút thư thái: cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà để đắm mình vào không gian lịch sử mà sinh thời Trạng từng trải.Ðền Trạng được xây dựng từ khoảng năm 1586, sau đó đã được trùng tu qua các đời và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991. Cuối năm 2000, kỷ niệm 415 năm Ngày mất của Trạng Trình, UBND Thành Ph Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp quần thể di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm với các hạng mục công trình: Quán Trung Tân, mộ phần cụ Nguyễn Văn Ðịnh (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, chùa Song Mai, nơi phu nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tu hành. Ðường đi được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy hoạch với cảnh quan đẹp và khang trang. Việc quy hoạch, trùng tu, xây dựng khu di tích Ðền Trạng thể hiện cao nhất tính lịch sử, giá trị văn hóa, đồng thời nắm bắt được những nhu cầu hàng đầu của du khách khi về thăm Ðền Trạng. Tham quan các di tích, du khách có thể hiểu phần nào về một nhà nho ưu thời, mẫn thế, lấy chí trung là chí thiện Chí thiện tư vi cực, để cắt nghĩa về một đời tài hoa, xuất xử linh hoạt đến kỳ lạ, ở ẩn trước khi làm quan: Thánh 40 tuổi chẳng còn ngờ/ Ta tuổi 40 vẫn líu lô/ Ðảo lý nẻo xa đen như mực/ Văn chương nghề cũ xác như vờ. Và "hưu tại chức, quan tại nhà", 45 tuổi mới đi thi, làm quan vào hàng đầu triều tám năm lại rũ áo ra về ở ẩn, về mà: "Xa vua đâu phải đã nguôi lòng", vẫn "Phù trì xã tắc ngửa nghiêng, Ruổi rong há chịu ngồi yên phận già", đến "Quá bảy mươi tư mới Mừng được về nhà, thăm chốn xưa". Ðây còn là nơi đã tạo nguồn cảm hứng của 1.000 bài thơ Hán, Nôm, nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi đã từng đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước. Dân làng Trung Am đã khéo chọn hoành phi "An nam Lý Học", và đôi câu thơ treo dọc chính giữa Ðền như hai câu đối: Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Ðắc Quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết bởi được dân)... Thăm khu di tích, nghe về thơ văn, thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách còn được thưởng thức cả hương vị ẩm thực của quê hương Trạng. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách. Phác họa đôi nét như vậy để thấy được sức hấp dẫn của chương trình du lịch thăm khu Ðền Trạng. Chương trình được nghiên cứu với một hàm lượng văn hóa cao, trên cơ sở tôn trọng lịch sử, lôi cuốn du khách qua những di tích, di sản còn lại, đặc biệt là qua thơ văn, bia, sấm Trạng và nội dung hướng dẫn, thuyết minh về thân thế, sự nghiệp, tài thơ văn, tài tiên tri, phong cách, lối sống, đạo đức, tấm lòng đau nước thương dân của danh nhân văn hóa Trạng Trình, đúng với "tiếng tăm lừng lẫy như sấm rền, năng lực như cột trụ chống trời, tài năng kiệt xuất, dung mạo rực rỡ như tiên nơi trần thế" của Trạng Nguyên Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu di tích Ðền Trạng được giữ gìn, trùng tu, xây dựng và khai thác trong phát triển du lịch, đã và đang là trọng tâm của tuyến du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng với các điểm du lịch phụ cận phong phú như xem rối cạn Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa, thăm Ðình Nhân Mục, làng nghề tạc tượng Ðồng Minh ở Vĩnh Bảo và kéo dài tuyến ra Núi voi Kiến An, Ðồ Sơn, Cát Bà, làm nên nét đặc sắc không đâu có ngoài Hải Phòng. Sau khi dự án đường 10 hoàn chỉnh, tuyến du lịch từ quốc lộ 1 nối sang quốc lộ 10, liên kết những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, sang Cát Bà, Ðồ Sơn (Hải Phòng), Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc qua Ninh Giang (Hải Dương) về Hà Nội. Ðiều này góp phần đưa di tích Ðền Trạng trở thành tâm điểm của tuyến du lịch quốc gia và đang được nhiều hãng lữ hành quốc tế quan tâm đưa vào chương trình du lịch. Rượu Trạng Trình, cơm niêu, mái rạ, đàn bầu quê Trạng cùng những lời thơ, bia ký, Sấm truyền của Trạng và mở rộng hơn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng nông thôn duyên hải đang theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, đến với bầu bạn năm châu, làm rạng danh quê hương, con người đất Trạng, góp phần phát triển du lịch Hải Phòng.Hồ Chí Minh từng nói “Học phải đi đôi với hành”. Học mà không hành thì vô ích còn đến “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, giúp chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa học và hành. Ngay từ đầu Nguyễn Thiếp việc học thực sự quan trọng: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Ông phê phán lối học hình thức, cưỡi ngựa xem hoa gây ra biết bao hệ quả. Ông chỉ ra được phương pháp học đúng đắn mang lại hiêu quả cao nhất. Các quan điểm của ông đều chuẩn xác và đều giải thích cho câu nói học phải đi đôi với hành. Học là quá trình thu nạp, tích luỹ kiến thức cho bản thân trong một thời gian dài. Học không chỉ trên ghế nhà trường mà còn từ nhỏ như học ăn, học nói, học gói, học mở. Học từ cơ bản đến nâng cao tương tự như xây một ngôi nhà, muốn có ngôi nhà chắc thì móngtrước tiên phải vững. Con người thu nạp kiến thức và phải sử dụng kiến thức đó và cuộc sống mới hiệu quả. Học cung cấp kiến thức, kĩ năng mà còn giúp mỗi cá nhân phát triển tương lai. Học muốn hiệu quả phải học đúng các, có phương pháp. Nếu chỉ học mà không hành thì kiến thức chỉ vô ích, con người không làm được việc. Chẳng hạn như bạn các kiến thức Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng,… các kiến thức đó sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Có nhiều người sau khi ra trường lại không theo nghề bởi học đã không vận dụng, thực hành mà chỉ biết có học thuộc lòng. Nếu chỉ học mà không hành chắc chắn sẽ học trước quên sau, kiến thức vô bổ. Thật khâm phục La Sơn Phu Tử giúp chúng ta hiểu được bản chất của học và hành thật sự quan hệ với nhau chặt chẽ. Học thu nhận kiến thức, hành giúp các kiến thức đó hữu ích cho con người..Ngày nay, bên cạnh những học sinh, sinh viên học hành chăm chỉ còn một vài đối tượng học chỉ lấy hình thức, lấy tiếng chứ không thực sự giá trị. Các bạn trẻ chỉ biết chăm chú vào điện thoại mà quên đi việc tiếp nhận kiến thức và vận dụng vào thực tế. Điều này rất đáng báo động. ... “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, “học” và “hành” đều có tầm quan trọng và gắn bó với nhau. “Học” thu nạp kiến thức và hành áp dụng thực tế vào cuộc sống. Qua trên chúng ta nên thay đổi phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân.
# tham khảo#
chúc bạn học tốt
+ Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
+ Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
– Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
+ Kết
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.
Lão Hạc là một người nông dân bình thường,như bao người dân khác lão Hạc phải chịu rất nhiều những áp bức,bóc lột của thời đại phong kiến.Vợ lão mất sớm,con trai duy nhất của lão vĩ không có tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ đi đồn điền ao su.Lão thương con,mong muốn con có được hạnh phúc...nhưng do hoàn cảnh nên lão không làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con.Cuối cùng,lao hỉ biết khóc mà nhìn con đi mặc dù lão biết rõ''Đồn điền cao su đi dễ khó về''.Lão biết chứ nhưng lão nào có thể quản được quyết định của con?Hằng ngày lao hỉ biết quang quẩn bên mảnh vườn và con chó Vàng,con chó đó là kỉ vật cuối cùng mà người con trai để lại cho lão.Lão yêu thương nó hết mực,chăm sóc nó cẩn thận tới mức chia cho nó từng miếng ăn,lão cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như một người bạn.Lão cưng chiều nó không phải đơn giản là nó đẹp nó khôn cũng không phải vì yêu loài chó.Lão thương nó vì nó như thể một sợi dây rang buộc duy nhất giữa lão và con trai lão.Lão xem nó như con và khi nhìn nó lão lại nhớ tới đứa con trai của mình.
Lão rất thương con nên lão thà rằng phải chịu khổ cực,thậm chí là phải chết lão cũng không chịu bán hay động tới một sào vườn nào của con.Lão sợ nếu bán thì sau này con lão về lấy cái gì mà kiếm miếng cơm manh áo?Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?Một sự thật hiển nhiên nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ thoát ra khỏi cảnh khốn khó.Nhưng lão không chịu bán.Vì sao?Đúng chính là vì lão''Yêu-Thương-Con''.
Tuổi già cô đơn và nghèo đói...
Cuộc đời đau khổ đã dồn ép lão tới tột ùng của vực sâu,không còn cách nào khác,lão dành phải dứt ruột mà bán đi con chó Vàng,người bầu bạn duy nhất của lão khi về già để rồi khi bán xong lão lại huhu khóc như trẻ con vì mình đã nỡ lừa 1 con chó.
Sau khi bán xong lão sang gửi ông giáo ba mươi đồng bạc và nhờ ông trong nom hộ mảnh vườn.Kể từ hôm ấy lao chỉ ăn mỗi khoai,sau khi khoai hết thì lão chế được món gì thì ăn món đó.
Dù đói nghèo như vậy nhưng lão không hề bị tội lỗi cám dỗ.Lão không theo Binh Tư trộm chó cũng từ chối hết thảy mọi sự giúp đỡ của ông giáo một cách hách dịch.Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền tới hàng xóm thì làm sao dám làm gánh nặng cho ai?...Thời đó khổ lắm,lão khổ nhưng hàng xóm láng giềng cũng đâu thua gì...
Rồi cái gì cũng sẽ đến ,không trước thì sau.Cái chết đến với lão một cách đau đớn bất ngờ và nghìn lần đột ngột.Kết thúc đời của mình bằng cách ăn bả chó sao???Tại sao?Lão có thể chọn cách chết nhẹ nhàng hơn mà....sao lão lai kết thúc đời mình giống như kết thúc đời của một con chó?Là do......lão hận mình vì đã lừa chết cậu vàng sao?
Mong sẽ giúp được bạn