Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
1.
2.
– Hình thành hạt:
+ Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ. Nội nhũ (phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng phôi phát triển.
+ Có hai loại hạt : hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm)
– Hình thành quả :
+ Quả là do bầu nhuỵ phát triển thành. Bầu nhuỵ dày lên, chuyên hoá như một túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt.
+ Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá.
Tham khảo câu 1 ( HĨNH VẼ)
câu 2
- Hình thành hạt
Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ. Nội nhũ (phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng phôi phát triển.
Có hai loại hạt: hạt nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm).
- Hình thành quả
+ Quả là do bầu nhuỵ phát triển thành. Bầu nhuỵ dày lên, chuyên hoá như một cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt.
+ Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá.
* Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).
* Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấv hạt (lúa, ngô, cà chua...) cần nhiều phôtpho và nỉtơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt...) thì cần nhiều kali.
Tham khảo:
Câu 1:
Hạt kín là nhóm thực vật có hoa, có đặc điểm chung là:
+ Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng
+ Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt, hạt được vỏ quả bao bọc kín
+ Có môi trường sống đa dạng, là nhóm thực vật tiến hoá nhất
Câu 2:
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để phân chia các loại quả. Có hai nhóm quả chính: quả khô và quả thịt.
- Trình bày dưới dạng sơ đồ:
Quả khô Khi chín vỏ quả khô, mỏng, cứng | Quả thịt Khi chín vỏ quả mềm, dày, chứa thịt quả | ||
Quả khô nẻ Khi chín vỏ quả tự nứt, tách thành các mảnh vỏ. (quả cải, quả đậu, quả bông...) | Quả khô không nẻ Khi chín vỏ quả không tự nứt. (quả mùi, quả chò, quả bồ kết...) | Quả mọng Quả gồm toàn thịt quả nạc hoặc mọng nước. (quả chuối, quả cà chua, quả dưa hấu...) | Quả hạch Quả có hạch cứng bọc lấy hạt. (quả mơ, quả mận, quả táo ta...) |
Câu 3:
Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.
Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phảỉ chăm sóc hạt gieo: chống úng, chổng hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ.
1.
- Đặc điểm chung của thực vật hạt kín:
+ Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc/ rễ chùm, thân gỗ/ thân thảo, lá đơn/ lá kép...)
+ Trong thân có mạch dẫn phát triển.
+ Có cơ quan sinh sản là hoa; quả do bầu phát triển thành; hạt nằm trong quả, do noãn phát triển thành .
2.
Cái này coi như tự vẽ nha! không biết vẽ
3.
– Tỉ lệ nảy mầm cao | |
– Không có sâu bệnh | |
– Độ ẩm thấp | |
– Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại | |
– Sức mạnh nảy mầm | |
1.
-tế bào->mô->cơ quan->hệ cơ quan->cơ thể
-mô cơ vân,mô cơ trơn,mô cơ tim...;
cơ quan:tim,thận,gan,phổi,...
Hệ cơ quan:hệ thần kinh,hệ tuần hoàn,hệ tiêu hóa,....
2.
Phân loại sinh học là xắp sếp các đối tượng sinh học có đặc điểm chính vào từng nhóm theo thứ tự nhất định
- Giới->ngành->lớp->bộ->họ->chi (giống)->loài
Hệ thống phân loại 5 giới:
+thực vật
+động vật
+nấm
+nguyên sinh
+khởi sinh
Mọi người cùng set avt và banner cuộc thi nhé !
Ng tạo : Ngố Ngây Ngô và Đoàn Như Quỳnh nhớ :v
Em có thể tham khảo phần link khóa học dưới đây. Trong khóa học đã có đầy đủ sơ đồ tư duy của các bài nha! Chúc em học tập tốt!
https://hoc24.vn/bg/sinhhoc_lop6/
Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm đế bảo vệ số lượng cá thể của loài. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn… để bảo vệ các loài thực vật. Trong đó có thực vật quý hiếm. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại đặc biệt quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Ghi thêm từ "THAM KHẢO" đi bạn êy