K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2018

Chiều tối ( Hồ Chí Minh):

   + Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ

   + Bài thơ tứ tuyệt vừa cổ điển vừa hiện đại

Lai tân (HCM):

   + Thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai trước cảnh thái bình giả tạo đang diễn ra dưới chế độ Tưởng Giới Thạch

   + bài thơ thất ngôn tứ tuyệt dùng từ, sử dụng hình ảnh đối lập làm nổi bật

Từ ấy (Tố Hữu)

   + Lời tâm nguyện chân thành, tha thiết của người thanh niên tiểu tư sản yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng

   + Hình ảnh thơ tươi sáng, biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu

Nhớ đồng

   + Nỗi lòng tha thiết của người chiến sĩ cách mạng muốn được vượt thoát khỏi nhà tù và nỗi nhớ thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước.

   + Hình ảnh thân thuộc, gần gũi, thể thơ bảy chữ tự do

26 tháng 11 2017

=> Đáp án C

5 tháng 8 2019

=> Đáp án C

2 tháng 4 2021
 1. Giá trị nội dungKhắc họa sinh động hình ảnh thiên nhiên qua cánh chim và chòm mây cùng với hoạt động của con người miền sơn cước khi màn đêm đang dần dần buông xuốngTấm lòng nhân đạo cao cả, luôn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai của Bác. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi đang bị tù đày, gông cùm xiềng xích nhưng tâm hồn của con người ấy vẫn hoàn toàn tự do ta thấy ngời sáng lên vẻ đẹp của người chiến sĩ - nghệ sĩ Hồ Chính Minh. Đó là một tình yêu thiên nhiên, tình thương với những con người cùng khổ trong tâm hồn người thi sĩ và ý chí sắt đá trong suy nghĩ của người chiến sĩ.

=> Bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét đẹp hiện đại; là sự kết hợp khéo léo giữa chất thép và chất tình, giữa tinh thần của người thi sĩ và ý chí của người chiến sĩ.

2. Giá trị nghệ thuậtThể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh thơ đậm chất cổ điển cùng với bút pháp chấm phá trong cách xây dựng không gian đã khiến cho người đọc hình dung cả khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người chỉ bằng vài nét vẽ.Ngôn ngữ trong bài thơ hàm súc, chân thực nhưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc khiến bài thơ không chỉ chân thực mà còn mang cả tâm hồn của con người ấy.
26 tháng 2 2017

Tràng Giang có nhiều đặc sắc về nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính, với cách ngắt nhịp quen thuộc tạo nên sự hài hòa

- Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: hữu hạn/ vô hạn; nhỏ bé/ lớn lao, không/ có...

- Sử dụng đa dạng các kiểu từ láy: láy âm (Tràng Giang, đìu hiu, chót vót...) láy hoàn toàn (điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn...)

- Linh hoạt các biện pháp tu từ: hữu hạn/ vô hạn, nhỏ bé/ lớn, không/ có...

14 tháng 12 2018

a. Học sinh chép đúng bài thơ.

b.

- Đó là sự vận động tất yếu hướng tới cái tốt đẹp, tươi sáng. Sự vận động từ 2 câu đầu tới 2 câu sau: cảnh vật (cánh chim về rừng, chòm mây trôi về phía trời xa, chiều dần sang tối với ánh lửa hồng, từ lạnh lẽo âm u đến ấm áp, bừng sáng...), lòng người (từ nỗi buồn đén niềm vui...).

- Sự vận động đó cho thấy niềm lạc quan yêu đời, niềm tin vào tương lai tươi sáng của người chiến sĩ cách mạng.

23 tháng 1 2021
MỞ BÀI PHÂN TÍCH CHIỀU TỐI

- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh:

+ Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa, một chính trị gia, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là một cây bút lớn của nền văn học dân tộc với nhiều tác phẩm thơ, văn xuôi đặc sắc.

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Chiều tối :

Chiều tối là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Bác thể hiện cảm hứng trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.

 THÂN BÀI PHÂN TÍCH CHIỀU TỐI

Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên chiều tối trên đường chuyển lao.

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không)

- Thời gian và hoàn cảnh:

+ Thời gian: chiều tối

+ Hoàn cảnh: chặng cuối của một ngày chuyển lao đày ải, cực khổ

- Cảnh thiên nhiên được vẽ bằng những nét vẽ đậm: "chim" - "mỏi", "chòm mây" - "trôi nhẹ".

-> Bức tranh nên thơ, yên bình của cuộc sống

- Hình ảnh cánh chim:

+ Ý nghĩa tả thực: cánh chim chiều nên dáng bay mệt mỏi nhưng hướng bay có mục đích: về rừng tìm chốn ngủ.

-> Chiều tối với vạn vật là sự trở về nghỉ ngơi. Hoạt động của chim có động lực thúc đẩy

+ Ý nghĩa liên tưởng:

Giữa chủ thể trữ tình và hình ảnh cánh chim có nét tương đồng là đều mệt mỏi, chim bay liên tục, người tù cũng đi liên tục.Nét khác biệt: chim cố gắng bay về tổ ấm còn người tù tiếp tục đi cũng chỉ đến một nhà lao khác; nếu chim có động lực thúc đẩy thì người tù chẳng có động lực nào cả. 

=> Ẩn sâu là nỗi nhớ nhà, nhớ nước của người con bị tù đày ở nơi xa xứ

- Hình ảnh chòm mây:

+ Ý nghĩa tả thực: chòm mây lẻ loi trôi lững lờ giữa tầng không

+ Ý nghĩa liên tưởng: đám mây lẻ loi giữa bầu trời cũng như sự lẻ loi cô đơn của người tù giữa núi rừng bao la.

=> Hồ Chí Minh đã phác họa nên một bức tranh vừa cổ điển nhưng rất bình dị, gần gũi.

=> Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác: nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên tha thiết, nghị lực, bản lĩnh phi thường.

Luận điểm 2: Bức tranh đời sống sinh hoạt của con người.

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

(Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng)

- Những hình ảnh đời sống dân dã, đời thường:

+ “sơn thôn thiếu nữ”: hình ảnh người thôn nữ cùng với công việc lao động giữa miền sơn cước

-> Hình ảnh thiếu nữ xay ngô là trung tâm của bức tranh, thể hiện vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động.

=> Sự xuất hiện của thiếu nữ xay ngô khiến bài thơ có tiến triển mới:

     Thiên nhiên đi vào nghỉ ngơi nhưng nhịp sống con người vẫn dẻo daiCảnh trong hai câu đầu rất tĩnh còn ở hai câu cuối này nhờ hoạt động con người mà trở nên sinh động hơn

+ "lò than rực hồng" trong đêm tối như đang nhen nhóm lên niềm vui, niềm lạc quan, xua tan đi cảm giác lạnh lẽo, cô đơn trong lòng người xa xứ. -> Nghệ thuật lấy sáng tả tối, lấy không gian để tả thời gian

+ “Hồng” là hơi ấm, là ánh sáng, niềm vui và sự tin yêu.

=> Mạch thơ có sự vận động: từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, thể hiện cái nhìn lạc quan, hướng tới tương lai của tác giả.

KẾT BÀI PHÂN TÍCH CHIỀU TỐI

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

+ Nội dung: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh

+ Nghệ thuật: Đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại; bút pháp chấm phá, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh tế; điệp ngữ chuyển tiếp, cách dùng từ linh hoạt; ngôn từ tả ít, gợi nhiều, ý tồn tại ngoài lời.

- Cảm nhận của em về bài thơ.

29 tháng 12 2017
  • Kết hợp hài hòa những thi liệu mang nét cổ điển của văn học cổ điện với văn học hiện đại.
  • Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
  • Cách ngắt nhịp 2/2/3 tạo nên những âm điệu buồn, man mác thể hiện rõ nét tâm trạng bâng khuâng của nhà thơ.
  • Thể thơ thất ngôn bát cú: tạo nên không khí trầm mặc, cổ kính của thơ đường.
29 tháng 12 2017

- Âm điệu chung của bài thơ là âm điệu buồn lặng lẽ, bâng khuâng, man mác da diết, sầu lặng. Nổi bật trong suốt bài thơ là âm điệu buồn - đều đều, dập dềnh như sông nước ở trên sông, vừa lai âm điệu trong lòng thi nhân khi đứng trước cảnh Tràng Giang lúc chiều xuống.

- Chủ yếu là nhịp thơ 3 - 4 tạo ra âm điệu đều đều. Âm điệu tựa như dập dềnh trên sông và sóng biển.

- Sự luân phiên BB/ TT/ BB - TT/ BB/ TT, nhưng lại có những biến thái với việc sử dụng nhiều từ láy nguyên với sự lặp lại đều đặn tạo âm hưởng trôi chảy triền miên cùng nỗi buồn vô tận trong cảnh vật và hồn người.