Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lông hút tạo nên bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất.
Vậy: B đúng
Chọn đáp án C.
Các phát biểu I, II và IV đúng.
- I, II đúng: Sự hấp thu nước và vận chuyển nước đi lên các bộ phận mặt đất rất cần năng lượng được cung cấp cho quá trình hô hấp của cây, đặc biệt là của hệ thống rễ. Nếu hô hấp của rễ bị ức chế thì sự xâm nhập nước vào rễ bị chậm vào có thể bị ngừng. Ta có thể quan sát thấy hiện tượng đó khi cây bị ngập úng, do thiếu oxi mà rễ cây hô hấp yếm khí, không đủ năng lượng cho hút nước, cây bị héo. Hạn sinh lí có thể xảy ra khi thiếu oxi trong đất, cây không hút được nước đủ để bù đắp cho lượng nước thoát đi và dẫn đến mất cân bằng nước trong cây. Để khắc phục hạn sinh lí thì ta tìm cách đưa oxi vào đất cho hệ rễ hô hấp như chống úng, sục bùn, làm đất tơi xốp trước khi gieo…
- III sai: Mối quan hệ giữa quá trình hô hấp và sự hút khoáng: trong trường hợp sự xâm nhập chất khoáng vào rễ ngược với gradien nồng độ thì nhất thiết phải cung cấp năng lượng. Vì vậy, hô hấp của hệ rễ là rất cần thiết để cho quá trình hút khoáng chủ động. Nếu hô hấp của rễ giảm thì sự hút khoáng cũng giảm (tuy nhiên không phải ngừng hẳn, vì một số ion khoáng xâm nhập theo chiều gradien nồng độ thì quá trình đó không cần cung cấp năng lượng – quá trình hút khoáng thụ động).
- IV đúng: Hô hấp cũng tạo ra các nguyên liệu cho sự trao đổi các ion khoáng trong dung dịch đất và trên keo đất. Hô hấp của rễ tạo ra CO2. Chất này tác dụng với nước để tạo ra axit cacbonic rồi sau đó sẽ phân li cho các ion H-. Ion H+ sẽ làm nguyên liệu để trao đổi với các cation (K+, Ca2+…) còn HCO3- sẽ trao đổi với các anion (NO3-, PO43-..) để các ion được hút bám trao đổi trên bề mặt rễ và sau đó vận chuyển vào bên trong rễ.
STUDY TIP
Hô hấp cũng tạo ra các chất nhận để kết hợp với ion khoáng rồi đưa vào cây: quá trình hô hấp tạo ra nhiều các xetoaxit (trong chu trình Krebs). Chúng kết hợp với NH3 để tạo nên các axit amin trong rễ và đưa N vào quá trình trao đổi chất. Vì vậy, khi bón phân đạm thì hô hấp của cây tăng để giải độc amon. Bón phân đạm kết hợp làm cỏ, xới đất là hiệu quả nhất. Ngoài ra P muốn được đồng hóa thì trước hết phải kết hợp với ADP để tạo nên ATP sau đó, P sẽ đi vào các hợp chất khác nhau trong quá trình trao đổi chất của cây. Vì vậy, quá trình phosphoryl hóa trong hô hấp là điều kiện cần thiết cho việc đồng hóa P
Đáp án B.
Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng là nhờ: rễ đâm sâu, lan rộng hướng nước, hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi
Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng là nhờ: rễ đâm sâu, lan rộng hướng nước, hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.
Vậy: B đúng
Đáp án C
Phương án đúng là:
(1) Tạo ra lực hút phía trên để hút nước và các chất khoáng từ rễ lên.
(3) Tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán vào lá.
(4) Hạ nhiệt độ của lá cây đảm bảo cho quá trình sinh lí xảy ra bình thường
Chọn A
Dịch của tế bào biểu bì rễ thường ưu trương so với dung dịch đất vì những nguyên nhân sau:
- Quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút.
- Nồng độ các chất tan (axit hữu cơ, đường đơn, đường đôi,... là sản phẩm của các quá trình chuyển hoá vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào) cao.
Vậy có 2 ý đúng là (1) và (3).
* Giống:
Đều được cấu tạo từ các tế bào. Đều gồm vỏ và trụ giữa(Vỏ có biểu bì và thịt vỏ). Trụ giữa đều có các bó mạch và ruột; 1 vòng bó mạch gồm mạch rây và mạch gỗ.
* Khác: (Mình kẻ bảng cho dễ so sánh nha ;P)
Thân non | Rễ (Miền hút) |
Mạch rây ở ngoài, Mạch gỗ ở trong | Mạch rây và mạch gỗ sắp xếp xem kẽ |
Thịt vỏ chứa chất diệp lục | Thịt vỏ không có chất diệp lục |
Không có các lông hút | Có các lông hút |
Giống : - Đều có cấu tạo từ tế bào
- Đều gồm các bộ phận : vỏ ơr ngoài và trụ giữa ở trong
- Vỏ gồm : Biểu bì và thịt vỏ
- Trụ giữa gồm : bó mạch và ruột
Khác : Rễ ( miền hút ) : - Biểu bì có lông hút
- thịt vỏ không có diệp lục
- Bó mạch có mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ
Thân non : - Biểu bì không có lông hút
- Thịt vỏ có diệp lục
-Bó mạch có mạch rây và nằm ở ngoài và mạch gỗ ở trong
Đáp án A
Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo 3 giai đoạn là:
1. Giai đoạn nước từ đất vào lông hút
2. Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
3. Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân
Đáp án A.