K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2019

Tham luận về học tập

Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa đại hội!

Tôi tên là Hoàng Lan Chi, thành viên của chi đôi lớp 9A8. Trước hết, tôi xin nhất trí với bản phương hướng hoạt động mà ban chỉ huy Liên Đội đưa ra. Sau đây tôi xin được đưa ra một số giải pháp và phương hướng để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn trong học tập.

Như các bạn đã thấy ở trên, bên cạnh những tấm gương sáng luôn nỗ lực phấn đấu trong học tập, vẫn còn một số bạn chưa thực sự tập trung vào việc học trên lớp, ví dụ như còn mất trật tự trong giờ học, không ghi bài, không làm bài và học bài trước khi đến lớp, chưa tập trung nghe giảng làm việc riêng trong giờ,... Năm học 2013-2014 này là năm bản lề để bước tiếp vào các trường THPT và xa hơn nữa là vào các trường ĐH nên tôi đề nghị chúng ta cần có những suy nghĩ đúng đắn hơn về việc học. Cần đầu tư thời gian và chuyên cần hơn trong học tập ở năm lớp 9 quan trọng này.

Vậy phương pháp học tập ở năm này làm sao cho hiệu quả nhất? Mỗi người đều có những cách học riêng để có thể tiếp thu kiến thức. Do đó, phương pháp học tập và quan điểm của mỗi người sẽ khác nhau. Nhưng tất cả đều hướng tới
 “Học sao cho tốt nhất? Sao cho đạt được kết quả cao nhất? Sao cho đạt được mục đích mà bản thân hướng tới”. Và sau đây, tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm học tập của riêng mình, mặc dù tôi chưa phải là người đạt thành tích cao nhất trong lớp nhưng việc học đều các môn cũng là một trong những mục tiêu mà tôi hướng đến.

Trước hết các bạn cần nghiên cứu bài học ở nhà. Điều này sẽ giúp cho chúng ta nắm bắt được cơ bản nội dung của bài học, giúp cho việc nghe giảng trên lớp được diễn ra thuận tiện hơn. Tất nhiên, không được vì thế mà sinh ra chủ quan, lơ là trong giờ học. Khi thầy cô giáo giảng, cần chú ý kết hợp cả vở ghi lẫn sách, nếu điều gì đã có trong sách, chỉ cần dùng bút chì hay bút dạ quang đánh dấu vào sách, không cần chép lại vào vở. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và cả giấy vở nữa. Tuy nhiên đến đây, chúng ta mới chỉ nắm bắt được 50% nội dung bài học. 50% còn lại nằm ở giai đoạn tự học của chúng ta. Khi về nhà, trước tiên ta cần xem lại bài, học thuộc các nội dung, lý thuyết cần nhớ. Tôi biết có phương pháp học thuộc các công thức hóa học bằng cách biến chúng thành những cụm từ, câu nói dễ nghe dễ nhớ được nhiều thầy cô dạy bộ môn Hóa phổ biến tới học sinh là một cách học lí thuyết rất hay. Còn đối với những môn xã hội như địa lý, lịch sử và đặc biệt là ngữ văn, cần nắm bắt được được những đại ý, những ý chính quan trọng nhất của bài. Sau khi đã nắm vững nội dung bài học, chúng ta cần hoàn thành bài tập về nhà được giao và nếu có thể, tìm thêm những bài tập khác trong các sách bổ trợ, nâng cao để áp dụng những kiến thức mà chúng ta vừa được học, giúp ta hiểu được bài học và nhớ bài lâu hơn.

Thực ra học đều là một việc tốt, nhưng quá đều dẫn đến không có môn nào thật sự suất sắc, và chắn chắc các bạn sẽ lúng túng khi chọn chuyên gì, thi môn nào, như bạn học sinh có điểm phẩy cao nhất lớp tôi: 9,4 , lại có ý định thi chuyên Địa. Chúng ta cần xác định, chuẩn bị ngay từ lớp 8, nên thi chuyên gì, học kỹ môn gì, và tập trung vào đấy, đó mới là lựa chọn đúng đắn. Ở câu lạc bộ Hóa có bạn Vĩnh, học Hóa từ năm lớp 6, và năm học qua có điểm thi cao nhất câu lạc bộ Hóa. Tôi không bảo các bạn bỏ qua, hay “khinh” các môn thuộc lòng mà không học, không đụng đến thì việc mất HSG sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề hơn nhiều, nhưng hãy thật sự tập trung vào một môn, rồi các môn khác không bỏ, nhưng cũng đừng môn nào cũng học thật sự kỹ, không chú trọng môn nào, dễ dẫn đến khó lựa chọn.

Bên cạnh việc mỗi cá nhân có phương pháp học hiệu quả, liên đội chúng ta cũng nên tích cực tổ chức và phát triển mô hình các câu lạc bộ học tập để bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, giúp các bạn chủ động trong việc học tập cũng như trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Chúng ta cần tiếp tục phát huy hình thức học tập “đôi bạn cùng tiến” rất có hiệu quả trong thời gian vừa qua. Các bạn trong một tập thể lớp, tập thể trường cần nhắc nhở, giúp đỡ, kèm cặp lẫn nhau những môn ta còn yếu kém để có một kết quả học tập cao, cùng phấn đấu thi đua học tập tốt.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải biết sắp xếp thời gian, cân bằng việc học với những sinh hoạt thường ngày. Không nên thức quá khuya, dậy quá sớm vì điều này có thể sẽ làm giảm khả năng tập trung trên lớp cũng như tư duy khi làm bài của bạn. Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Vì như các bạn đã biết, “Có sức khỏe là có tất cả”, chúng ta phải có sức khỏe tốt thì học tập mới tốt được.

Đối với những học sinh lớp 9, chúng ta cần tự ý thức được nhiệm vụ quan trọng nhất là ôn thi vào cấp 3. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá quan tâm tới những kỳ thi, mà cần tập trung vào việc học sao cho tốt. Vì xét cho cùng, những kỳ thi cũng chỉ là sự đánh giá cho cả một quá trình học lâu dài của các bạn mà thôi.
Trên đây mới chỉ là một số phương pháp học tập mà tôi đúc kết ra, có thể chưa phải là tối ưu nhất. Tôi hi vọng các bạn sẽ đóng góp thêm ý kiến để tôi bổ sung cho bản tham luận được hoàn thiện hơn. Chúng ta có thể trao đổi, góp ý cho nhau để mọi người có được một cách học thật tốt và hiệu quả.

Xin cảm ơn các quý vị đại biểu và các bạn đội viên đã lắng nghe. Chúc đại hội thành công tốt đẹp

23 tháng 9 2019

Làm bài tập chứ ko phải học tập ạ !!!

23 tháng 8 2018

MẪU: 

Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa đại hội!

Tôi tên là Hoàng Lan Chi, thành viên của chi đôi lớp 9A8. Trước hết, tôi xin nhất trí với bản phương hướng hoạt động mà ban chỉ huy Liên Đội đưa ra. Sau đây tôi xin được đưa ra một số giải pháp và phương hướng để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn trong học tập.

Như các bạn đã thấy ở trên, bên cạnh những tấm gương sáng luôn nỗ lực phấn đấu trong học tập, vẫn còn một số bạn chưa thực sự tập trung vào việc học trên lớp, ví dụ như còn mất trật tự trong giờ học, không ghi bài, không làm bài và học bài trước khi đến lớp, chưa tập trung nghe giảng làm việc riêng trong giờ,... Năm học 2013-2014 này là năm bản lề để bước tiếp vào các trường THPT và xa hơn nữa là vào các trường ĐH nên tôi đề nghị chúng ta cần có những suy nghĩ đúng đắn hơn về việc học. Cần đầu tư thời gian và chuyên cần hơn trong học tập ở năm lớp 9 quan trọng này.

Vậy phương pháp học tập ở năm này làm sao cho hiệu quả nhất? Mỗi người đều có những cách học riêng để có thể tiếp thu kiến thức. Do đó, phương pháp học tập và quan điểm của mỗi người sẽ khác nhau. Nhưng tất cả đều hướng tới
 “Học sao cho tốt nhất? Sao cho đạt được kết quả cao nhất? Sao cho đạt được mục đích mà bản thân hướng tới”. Và sau đây, tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm học tập của riêng mình, mặc dù tôi chưa phải là người đạt thành tích cao nhất trong lớp nhưng việc học đều các môn cũng là một trong những mục tiêu mà tôi hướng đến.

Trước hết các bạn cần nghiên cứu bài học ở nhà. Điều này sẽ giúp cho chúng ta nắm bắt được cơ bản nội dung của bài học, giúp cho việc nghe giảng trên lớp được diễn ra thuận tiện hơn. Tất nhiên, không được vì thế mà sinh ra chủ quan, lơ là trong giờ học. Khi thầy cô giáo giảng, cần chú ý kết hợp cả vở ghi lẫn sách, nếu điều gì đã có trong sách, chỉ cần dùng bút chì hay bút dạ quang đánh dấu vào sách, không cần chép lại vào vở. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và cả giấy vở nữa. Tuy nhiên đến đây, chúng ta mới chỉ nắm bắt được 50% nội dung bài học. 50% còn lại nằm ở giai đoạn tự học của chúng ta. Khi về nhà, trước tiên ta cần xem lại bài, học thuộc các nội dung, lý thuyết cần nhớ. Tôi biết có phương pháp học thuộc các công thức hóa học bằng cách biến chúng thành những cụm từ, câu nói dễ nghe dễ nhớ được nhiều thầy cô dạy bộ môn Hóa phổ biến tới học sinh là một cách học lí thuyết rất hay. Còn đối với những môn xã hội như địa lý, lịch sử và đặc biệt là ngữ văn, cần nắm bắt được được những đại ý, những ý chính quan trọng nhất của bài. Sau khi đã nắm vững nội dung bài học, chúng ta cần hoàn thành bài tập về nhà được giao và nếu có thể, tìm thêm những bài tập khác trong các sách bổ trợ, nâng cao để áp dụng những kiến thức mà chúng ta vừa được học, giúp ta hiểu được bài học và nhớ bài lâu hơn.

Thực ra học đều là một việc tốt, nhưng quá đều dẫn đến không có môn nào thật sự suất sắc, và chắn chắc các bạn sẽ lúng túng khi chọn chuyên gì, thi môn nào, như bạn học sinh có điểm phẩy cao nhất lớp tôi: 9,4 , lại có ý định thi chuyên Địa. Chúng ta cần xác định, chuẩn bị ngay từ lớp 8, nên thi chuyên gì, học kỹ môn gì, và tập trung vào đấy, đó mới là lựa chọn đúng đắn. Ở câu lạc bộ Hóa có bạn Vĩnh, học Hóa từ năm lớp 6, và năm học qua có điểm thi cao nhất câu lạc bộ Hóa. Tôi không bảo các bạn bỏ qua, hay “khinh” các môn thuộc lòng mà không học, không đụng đến thì việc mất HSG sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề hơn nhiều, nhưng hãy thật sự tập trung vào một môn, rồi các môn khác không bỏ, nhưng cũng đừng môn nào cũng học thật sự kỹ, không chú trọng môn nào, dễ dẫn đến khó lựa chọn.

Bên cạnh việc mỗi cá nhân có phương pháp học hiệu quả, liên đội chúng ta cũng nên tích cực tổ chức và phát triển mô hình các câu lạc bộ học tập để bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, giúp các bạn chủ động trong việc học tập cũng như trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Chúng ta cần tiếp tục phát huy hình thức học tập “đôi bạn cùng tiến” rất có hiệu quả trong thời gian vừa qua. Các bạn trong một tập thể lớp, tập thể trường cần nhắc nhở, giúp đỡ, kèm cặp lẫn nhau những môn ta còn yếu kém để có một kết quả học tập cao, cùng phấn đấu thi đua học tập tốt.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải biết sắp xếp thời gian, cân bằng việc học với những sinh hoạt thường ngày. Không nên thức quá khuya, dậy quá sớm vì điều này có thể sẽ làm giảm khả năng tập trung trên lớp cũng như tư duy khi làm bài của bạn. Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Vì như các bạn đã biết, “Có sức khỏe là có tất cả”, chúng ta phải có sức khỏe tốt thì học tập mới tốt được.

Đối với những học sinh lớp 9, chúng ta cần tự ý thức được nhiệm vụ quan trọng nhất là ôn thi vào cấp 3. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá quan tâm tới những kỳ thi, mà cần tập trung vào việc học sao cho tốt. Vì xét cho cùng, những kỳ thi cũng chỉ là sự đánh giá cho cả một quá trình học lâu dài của các bạn mà thôi.
Trên đây mới chỉ là một số phương pháp học tập mà tôi đúc kết ra, có thể chưa phải là tối ưu nhất. Tôi hi vọng các bạn sẽ đóng góp thêm ý kiến để tôi bổ sung cho bản tham luận được hoàn thiện hơn. Chúng ta có thể trao đổi, góp ý cho nhau để mọi người có được một cách học thật tốt và hiệu quả.

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Xác định hướng đi, mục tiêu ngay từ đầu. ...Đi học đầy đủ ...Tham gia các hoạt động tập thể, làm việc nhóm hiệu quả ...Hãy mạnh dạn hỏi và nêu lên quan điểm của mình. ...Chủ động trong việc học. ...Lưu lại những kiến thức quan trọng để ứng dụng trong thực tiễn.
4 tháng 10 2021

Xác định hướng đi, mục tiêu ngay từ đầu. ...
Đi học đầy đủ ...
Tham gia các hoạt động tập thể, làm việc nhóm hiệu quả ...
Hãy mạnh dạn hỏi và nêu lên quan điểm của mình. ...
Chủ động trong việc học. ...
Lưu lại những kiến thức quan trọng để ứng dụng trong thực tiễn.

27 tháng 9 2019

Kính thưa đoàn chủ tịch.

          Kính thưa các vị đại biểu và các bạn đoàn viên thân mến.

Tôi cơ bản nhất trí với bản báo cáo công tác Đoàn năm 2018- 2019 và phương hướng của công tác đoàn năm học 2019 – 2020 mà Đoàn chủ tịch vừa trình bày tại đại hội. Rất vinh dự cho cá nhân tôi được tham luận với đại hội về vấn đề “Đoàn viên thanh niên với phong trào VHVN TDTT trong trường THPT”.

Kính thưa toàn thể đại hội.

Chúng ta nhận thấy rằng học tập và lao động làm cho cơ thể chúng ta mệt mỏi, tinh thần căng thẳng thậm chí không còn muốn tiếp tục công việc của mình nữa. Nhưng nếu chúng ta dành thời gian tham gia các hoạt động VHVN, TDTT chúng ta sẽ có được sức khỏe tốt, đầu óc sảng khoái, tinh thần phấn chấn và ngoài ra chúng ta còn có thêm bạn bè nhờ các hoạt động giao lưu khi tổ chức phong trào này.

Trong năm học vừa qua phong trào VHVN, TDTT của chi đoàn đã đạt được những thành công đáng kể, phải kể đến những tiết mục văn nghệ 20/11; Hoạt động ngoài giờ lên lớp; Hoạt động 26/3 … Có được những kết quả đó là nhờ sự hăng hái tích cực của các bạn đoàn viên thanh niên.

Bên cạnh những mặt đạt được, chúng ta cũng phải kể đển những hạn chế của phong trào đó là hiện tượng nhiều ĐVTN tham gia một cách miễn cưỡng mang tính chống đối; ví dụ như khi tham gia sinh hoạt văn nghệ các ngày thứ bảy, tham gia tập thể dục giữa giờ. Mặc dù BCH chi Đoàn đã triển khai và quán triệt từ rất sớm nhưng nhiều đoàn viên thực hiện chậm dẫn đến kết quả không cao. Cũng cần phải nói rằng hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao của chúng ta mới chỉ nghiêng về đối phó, kết quả còn hạn chế.

Kính thưa đại hội, tôi nghĩ rằng có những hạn chế đó là do rất nhiều nguyên nhân. Cần phải kể đến là tinh thần của các đoàn viên chưa cao khi tham gia các phong trào này. Biết rằng đây là một hoạt động tinh thần rất bổ ích nhưng các bạn đoàn viên thanh niên còn xem nhẹ, có thể là do các bạn tập trung nhiều cho việc học tập hoặc cũng có thể do các bạn còn coi việc chơi các trò chơi khác hứng thú hơn các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao.

Để phong trào VHVNTDTT của chi đoàn ngày càng phát triển tôi xin đề xuất một vài ý kiến như sau:

Điều quan trọng là chúng ta phải tích cực nâng cao tinh thần của các đoàn viên thanh niên, khuyến khích các đoàn viên thanh niên tham gia một cách tự giác và nhiệt tình. Chúng ta phải giúp các đoàn viên thanh niên nhận thức được đây là một hoạt động tinh thần bổ ích, có tác dụng to lớn tới bản thân mỗi người.

- Giúp các bạn phải nghĩ được rằng: tham gia VHVN-TDTT giúp chúng ta mạnh dạn hơn trong giao tiếp và  trong các hoạt động tập thể.

- BCH chi đoàn cần tập thêm nhiều bài hát mới cho các đoàn viên thanh niên.

- Mỗi đoàn viên thanh niên được lựa chọn tham gia các tiết mục văn nghệ, tham gia thi đấu các môn thể dục thể thao cần phát huy tốt năng lực của bản thân, gương mẫu trong luyện tập để đạt được kết quả cao.

Trên đây là một vài ý kiến của tôi về phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao. Tôi mong rằng trong năm học phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao của chi đoàn ta đạt được những thành tựu đáng tự hào. Bản tham luận của tôi còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý vị đại biểu và các đồng chí để bản tham luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng tôi xin chúc quý vị đại biểu sức khỏe, chúc đại hội thành công tốt đẹp.

12 tháng 3 2019

anh chị suy nghĩ gì về câu nói "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"


Đề này đâu khó. Kiếm sẵn nguyên 1 bài làm gì. Bạn động não đi ! Mình chỉ phân tích cho bạn dễ hiểu. Bài này bạn không nói nó thuộc dạng văn gì? Nghị luận xã hội hay văn học. Nếu xã hội thì nêu dẫn chứng các nhà khoa học, bác học thành công trên thế giới. Còn văn học thì trích những câu nói của Bác Hồ về việc học, kiếm thêm những danh ngôn thế giới nói về kiến thức con người.

Dàn ý nghị luận về câu ngạn ngữ "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"

A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghi luận:

  • Học tập là quá trình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người bởi "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc" (Ngạn ngữ Gruzia).
  • Trong quá trình học tập, mỗi học sinh phải ý thức được mục đích của quá trình học tập đó.

B. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

* Giải thích thuật ngữ "hạt giống":Theo nghĩa đen, hạt giống là yếu tố dung để ươm mầm nên cây cối. Để cây cối tốt tươi hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt.

  • Tác giả vận dụng hình ảnh hết sức ấn tượng "học tập là hạt giống của kiến thức":
  • Ý nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập. Học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản dẫn tới sự thành công.

* Vì sao Học tập là hạt giống của kiến thức

  • Quá trình học tập mà trước hết học tập trong nhà trường sẽ giúp con người kiến thức cơ bản của cuộc sống trên nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội...
  • Những kiến thức đó sẽ làm cơ sở nảy nở và tiếp thu được những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác chuyên sâu và chuyên ngành hơn.
    • DC: Hầu hết những người nổi tiếng đều phải trải quá quá trình học tập cần cù, chịu khó trên ghế nhà trường như Lê-nin, Bác Hồ, hay những tấm gương các nhà bác học vĩ đại Anh-xtanh, Lô-mô-nô-xốp...
  • Học tập ở đây còn bao gồm quá trình tự học, tự học là hành trình của cả đời người. Mỗi chúng ta phải tự gieo những hạt giống kiến thức trong suốt quá trình của đời mình.
    • Điều đó, lí giải tại sao nhiều văn hào, nhiều bác học không tốt nghiệp đại học hoặc thậm chí cả trung học mà vẫn đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực khoa học.
    • DC: Bill Gtes – ông vua máy tính của thế giới đã bỏ đại học năm thứ 3 để lập công ti máy tính riêng. Nhưng trong quá trình đó, ông đã miệt mài trong thư viện đọc sách và học tập. Sự luôn hoài nghi và mong ước khám phá đã giúp ông sáng tạo ra phần mềm lớn nhất hiện nay.

* Vì sao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc:

  • Mỗi người có thể có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là đích đi tới của mỗi người trong cuộc sống.
  • Có kiến thức, con người mới có thể hành động để tiến tới hạnh phúc, bởi tri thức là sức mạnh.
  • Có kiến thức, con người mới hiểu biết để cảm nhận và trân trọng những thành quả của cuộc sống, tự mình tìm kiếm hạnh phúc.
  • DC: là một nhà tư tưởng vĩ đại suốt đời phấn đấu cho lí tưởng, bằng sự hiểu biết của mình về hiện thực thế giới, C. Mác đã dạy con hiểu về Hạnh phúc trong thời đại bấy giờ: Hạnh phúc là đấu tranh.

= > Câu nói chỉ ra mối quan hệ nhân quả: quá trình - kết quả của con đường học tập. Bắt đầu từ học tập, con người sẽ thu nhận được nhiều thành quả trong đời sống.

b. Bàn luận mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa của câu danh ngôn:

  • Câu danh ngôn đã chỉ ra một hành trình đi đến hạnh phúc trong đó học tập là con đường, đích đến hạnh phúc cho mỗi học sinh chúng ta.
  • Vấn đề là lựa chọn cách học phù hợp để có thể gieo giống tốt đẹp vào trong tâm hồn, chứ không phải cách học gạo, học chống đối, máy móc, đọc chép lấy điểm cao tức thời.
  • Muốn thế, cách dạy trong nhà trường cũng phải phù hợp để làm sao không truyền thụ kiến thức cho học sinh không thụ động. Ngoài học tập để lấy kiến thức, giảo viên còn phải chú ý dạy kĩ năng sống thích hợp để học sinh có thể tìm thấy hạnh phúc trong đời sống của mình.

C. Kết bài

  • Khẳng định lại vai trò của học tập.
  • Định hướng của học sinh trong học tập để thu nhận được kiến thức, đạt được thành công và hạnh phúc.

Nghị luận về câu ngạn ngữ “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

 

Bài làm

Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc".

Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở ý nghĩa bao quát của nó. Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.

Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức – hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói "gieo nhân nào, gặt quả ấy" như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức – hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với nhận thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiến thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.

Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.