K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2020

- Chương Dương và Hàm Tử là hai địa danh chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lượt Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến tên Chương Dương - Hàm Tử cũng đã đủ thấy nhức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.

22 tháng 10 2016

Câu 1 : Tác giả không liệt kê các chiến thắng theo trình tự thời gian mà ông đã nhắc tới chiến thắng Chương Dương trước Hàm Tử sau.Có lẽ,không chỉ bởi trận Chương Dương mang tính chất quyết định để giải phóng kinh đô mà còn chiến thắng ấy vừa mới diễn ra,mang tính thời sự nóng hổi

Câu 2 : Hơi thở Đông A vang dội niềm hân hoan,phấn khởi như đang truyền đến từng người

18 tháng 9 2017

câu 1 : Vì bài thơ có vần chân ở câu 2 và 4 nên nếu Chương Dương xuống dưới Ham Tu sẽ làm cho bài thơ trở nên không có nhịp và chất trữ tình

9 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

-Do tác giả đang sống trong niềm hân hoan trước chiến thắng oanh liệt của dân tộc

-Do trận Chương Dương do tác giả trực tiếp chỉ huy

-Tác giả đang hạnh phúc khi đón 2 vị vua nên nhớ đến trận Chương Dương trước rồi mới gợi lại chiến thắng Hàm Tử

15 tháng 7 2017

Vì đây là 2 địa danh mang đến chiến thắng cho nhân dan ta do Trần Quang Khải chỉ huy(trận Chương Dương) và hỗ trợ (trận Hàm Tử) trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ 2.

15 tháng 7 2017

Trần Quang Khải chọn hai địa danh Chương Dương và Hàm Tử để đưa vào bài thơ ''Phò giá về kinh'' vì :

- Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.

->Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.


7 tháng 9 2016
Bài 1:Cũng như bài Sông núi nước Nam, bài Phò giá về kinh thiên về biểu ý:- Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược.- Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước.Bài 2:Tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có nhiều điểm tương đồng:- Về nội dung: cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.- Về hình thức: cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng. 
27 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

    Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngũ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch.

        Hai câu mở đầu nóng bỏng hơi thở chiến trận và đậm chất anh hùng ca:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

        Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.

        Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.

        Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc 

22 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù.

Người nam nhi thời Trần đã lập nên nghiệp lớn, dẫn đầu binh sĩ đánh bại cả một đoàn quân bạo tàn từng nghênh ngang cho rằng gót ngựa chúng đi tới đâu thì ngay cả cỏ cũng không mọc nổi. Thế nhưng qua lời tuyên bố ngắn gọn như trên, vị anh hùng thời đại nhà Trần đã tuyên bố về chiến thắng của nhân dân Đại Việt trước bọn chúng. Đó là do sức mạnh vô địch của tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của tướng sĩ trong cuộc chiến đấu cam go. Nhịp điệu nhanh mạnh của câu thơ thể hiện đúng không khí chiến thắng. Và lời thơ cất lên như một khúc khải hoàn ca làm nức lòng người. Có thể nói,nhà thơ đã viết lên lời ký sự ngắn gọn mà nóng bỏng ngay trong phút giây đáng tự hào nhất của thời đại Đông A.

 

22 tháng 10 2020

là khẳng định khát vọng thịnh trị xây dựng đất nước thái bình,và không nên vui vừng quá sớm

2 tháng 11 2021

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

2 tháng 11 2021

Là biểu cảm nhé bn

I. Đọc- Hiểu (4 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:PHÒ GIÁ VỀ KINH(Tụng giá hoàn kinh sư)Phiên âm:Đoạt sáo Chương Dương độCầm Hồ Hàm Tử quanThái bình tu trí lựcVạn cổ thử giang san . (Trần Quang Khải- sgk/tr 65- Trích trong Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt Hà Nội, 1954)Câu 1: (0,5 điểm) Xác định thể thơ ? và giả thích ?Câu 2: (0,5 điểm) Hãy nêu ý chính của bài thơ ?Câu 3: (0,5 điểm) Xác định Đại...
Đọc tiếp

I. Đọc- Hiểu (4 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

PHÒ GIÁ VỀ KINH

(Tụng giá hoàn kinh sư)

Phiên âm:

Đoạt sáo Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san .

 

(Trần Quang Khải- sgk/tr 65- Trích trong Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt Hà Nội, 1954)

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định thể thơ ? và giả thích ?

Câu 2: (0,5 điểm) Hãy nêu ý chính của bài thơ ?

Câu 3: (0,5 điểm) Xác định Đại từ, Từ láy và Quan hệ từ trong câu sau ?

“ Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe”

(Khánh Hoài – Cuộc chia tay của những con búp bê)

Câu 4: (0,75 điểm) Em hiểu câu thơ “ Thái bình tu trí lực” nghĩa là gì ?

Câu 5: (0,75 điểm) Nêu biểu ý của bài thơ ?

Câu 6: (1.0 điểm) Là học sinh em nên làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước ?

1
20 tháng 11 2021

Câu 1 : Thể thơ: Văn bản Phò giá về kinh được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ). Còn xét về cách gieo vần cũng tương tự như ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (gieo vần ở chữ cuối của câu thứ 1,2,4 hoặc gieo vần ở chữ cuối của câu 2,4).

Câu 2 : Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông.