Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Tác giả không liệt kê các chiến thắng theo trình tự thời gian mà ông đã nhắc tới chiến thắng Chương Dương trước Hàm Tử sau.Có lẽ,không chỉ bởi trận Chương Dương mang tính chất quyết định để giải phóng kinh đô mà còn chiến thắng ấy vừa mới diễn ra,mang tính thời sự nóng hổi
Câu 2 : Hơi thở Đông A vang dội niềm hân hoan,phấn khởi như đang truyền đến từng người
câu 1 : Vì bài thơ có vần chân ở câu 2 và 4 nên nếu Chương Dương xuống dưới Ham Tu sẽ làm cho bài thơ trở nên không có nhịp và chất trữ tình
4. Trận Chương Dương giành được thắng lợi sau trận Hàm Tử. Vậy tại sao tác giả lại
nói về trận đánh này trước?
Vì đang sống trong chiến thắng Chương Dương, nói Hàm Tử sau để tăng thêm sự vẻ vang, “niềm vui nối tiếp niềm vui”
Tham khảo!
Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngũ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch.
Hai câu mở đầu nóng bỏng hơi thở chiến trận và đậm chất anh hùng ca:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.
Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.
Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc
Tham khảo!
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù.
Người nam nhi thời Trần đã lập nên nghiệp lớn, dẫn đầu binh sĩ đánh bại cả một đoàn quân bạo tàn từng nghênh ngang cho rằng gót ngựa chúng đi tới đâu thì ngay cả cỏ cũng không mọc nổi. Thế nhưng qua lời tuyên bố ngắn gọn như trên, vị anh hùng thời đại nhà Trần đã tuyên bố về chiến thắng của nhân dân Đại Việt trước bọn chúng. Đó là do sức mạnh vô địch của tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của tướng sĩ trong cuộc chiến đấu cam go. Nhịp điệu nhanh mạnh của câu thơ thể hiện đúng không khí chiến thắng. Và lời thơ cất lên như một khúc khải hoàn ca làm nức lòng người. Có thể nói,nhà thơ đã viết lên lời ký sự ngắn gọn mà nóng bỏng ngay trong phút giây đáng tự hào nhất của thời đại Đông A.
Em tham khảo nhé:
-Do tác giả đang sống trong niềm hân hoan trước chiến thắng oanh liệt của dân tộc
-Do trận Chương Dương do tác giả trực tiếp chỉ huy
-Tác giả đang hạnh phúc khi đón 2 vị vua nên nhớ đến trận Chương Dương trước rồi mới gợi lại chiến thắng Hàm Tử