Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 Khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch chứ không phải là động vì những lý do sau:
– Tĩnh mạch nằm cạn hơn động mạch nên rất dễ tìm thấy, thành của tĩnh mạch cũng mềm hơn.
– Thuốc vào tĩnh mạch sẽ được đưa về tim và từ đó được bơm đều đến các cơ quan trong cơ thể, còn nếu thuốc được vào động mạch , thuốc chỉ theo máu động mạch đến một nơi nào đó nhất định của cơ thể thôi( tùy vào vị trí của động mạch)
– Áp lực dòng máu chảy trong lòng động mạch rất lớn, nếu đâm kim vào sẽ rất khó bơm thuốc vào, và nếu có bơm được thì khả năng cầm máu tại vết kim là rất khó .
4 Gan có chức năng bài tiết và sản xuất dịch mật ngay khi ăn và không ăn để giúp tiêu hóa thức ăn. Khi gan bị tổn thương sẽ dễ làm cho người bệnh bị suy nhược, mệt mỏi… kéo theo chức năng gan bị ảnh hưởng sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động kém đi. Ăn uống không ngon miệng, đắng miệng cũng từ đó mà ra.
tk:
3.Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình tạo tơ máu và làm máu không đông, kể cả khi con đỉa bị gạt ra khỏi chỗ bám trên cơ thể, thì máu vẫn tiếp tục chảy khá lâu mới đông lại, do chất hiruđin hòa tan chưa đẩy ra.
1. Cao huyết áp là tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch khiến cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương nhất định. Cùng với đó, khi áp lực dòng máu đột ngột tăng cao có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây xuất huyết não.
2.Tiêm bắp là kỹ thuật được nhân viên y tế sử dụng để đưa thuốc vào sâu trong cơ bắp thông qua kim tiêm, giúp hấp thụ vào máu một cách nhanh chóng. Đây là một kỹ thuật phổ biến trong y học nhằm đưa thuốc và vắc-xin vào cơ thể. Thuốc sẽ phát huy tác dụng nhanh hơn so với kỹ thuật tiêm dưới da
3.Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình tạo tơ máu và làm máu không đông, kể cả khi con đỉa bị gạt ra khỏi chỗ bám trên cơ thể, thì máu vẫn tiếp tục chảy khá lâu mới đông lại, do chất hiruđin hòa tan chưa đẩy ra.
Sau khi tiêm phòng ( bản chất là tiêm một số loại virus đã chết hoặc suy yếu ) kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại các kháng nguyên đó , vì đã suy yếu nên virus đó không gây hại cho con người .
=> Con người có khả năng miễn dịch
Tham khảo
1. Trả lời: + Chảy máu ở tĩnh mạch: chảy chậm, ít. Có thể sơ cứu tại chỗ bằng băng dán hay gạc (nếu vết thương sâu thì nên đến bệnh viện). + Chảy máu ở động mạch: chảy mạnh do vận tốc máu trong mạch lớn, chảy thành tia gây nguy hiểm, cần sơ cứu tạm thời và đưa ngay đến bệnh viện.
2.Ga-rô là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. Việc thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ. Khi xoắn chặt một dây ga-rô vào chi, các mạch máu lớn, nhỏ và các cơ đều bị đè ép.
3.
+ Ở những vị trí khác, biện pháp garô vừa không có hiệu quả cầm máu (Ví dụ: vết thương ở bẹn, ở bụng) do buộc garô sẽ không chắc chắn, vừa có thể gây ra nguy hiểm tính mạng (ví dụ: vết thương ở đầu, mặt, cổ). Do não sẽ bị thiếu O2 mà não chỉ cần thiếu O2 khoảng ¾ phút đã có thể bị tổn thương tới mức không thể hồi phục.
+ Nếu người sơ cứu có kiến thức cấp cứu vết thương thì một mặt cho băng chặt vết thương, mặt khác lấy ngón tay ấn chặn vào phía trên đường đi của động mạch (phía trên vết thương đó).
+ Nếu người sơ cứu không biết nghiệp vụ cấp cứu vết thương thì cần băng chặt vết thương để cầm máu tạm thời sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
Theo chị thấy cô giáo nói là do phản ứng của thuốc khi vào cơ thể của người được tiêm, nếu có phản ứng sau khi tiêm tức là cơ thể tiếp nhận thuốc và cũng ko đáng lo, đáng lo là khi tiêm xong không có phản ứng gì :)))
Thuốc tiêm tĩnh mạch đi thẳng vào máu nên có tác dụng nhanh, nhưng cũng dễ gây sốc và tử vong hơn các đường dùng khác.
Đưa thuốc vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch là biện pháp thường dùng tại các cơ sở y tế nhằm đạt hiệu quả điều trị nhanh. Nhờ quá trình tuần hoàn máu, thuốc đến đích tác dụng. Nếu đưa thuốc bằng truyền tĩnh mạch liên tục thì nồng độ thuốc trong máu được coi là ở trạng thái hằng định trong suốt quá trình tiêm truyền.
Lợi ích điều trị khi sử dụng thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng chính vì đưa thuốc trực tiếp vào hệ tuần hoàn nên đây là đường dùng thuốc có tỷ lệ rủi ro cao. Vì vậy, đưa thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch chỉ được tiến hành tại các cơ sở y tế có phương tiện cấp cứu theo quy định, và phải được thực hiện bởi nhân viên y tế đã qua đào tạo.
Các đường dùng thuốc đều có thể gây dị ứng hoặc sốc phản vệ, nhưng với việc đưa thuốc qua đường tĩnh mạch thì nguy cơ này được đặt lên hàng đầu vì có thể xảy ra ngay tức khắc với mức độ rất trầm trọng, thậm chí không hồi phục và gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, mọi trường hợp đưa thuốc bằng đường này đều phải có hộp thuốc cấp cứu thường trực bên cạnh. Trước khi sử dụng thuốc, phải khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh và làm thử nghiệm loại thuốc sẽ dùng.