K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2018

Sở dĩ chúng ta cảm thấy ngứa ở vùng da xung quanh vết thương sắp lành là do chất histamin tạo nên quá trình loại bỏ vẩy trầy. Tuy nhiên, cách giải thích này vẫn còn nhiều thiếu sót bởi trong nhiều trường hợp, các vẩy trầy sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngứa trước khi vết thương lành.

Một cách lý giải nữa là khi da chúng ta bị rách thì các mạch máu cũng bị đứt ra. Khi vết thương bắt đầu lành, làn da non mới mọc rất mỏng và các mạch máu thậm chí rất nhạy cảm. Vì vậy, khi da bắt đầu lành lại thì các mao mạch này sẽ thông báo tín hiệu sai đến não và não sẽ lập tức ứng phó bằng cách ra lệnh cho tay gãi vào vết thương.

Ngoài ra, nhiều người lại cho rằng khi vết thương lành đi thì các vảy trầy sẽ kéo da non lại, làm cho các vùng da xung quanh vảy trầy trở nên ngứa ngáy. Ngoài ra, khi có da bị tổn thương thì có nghĩa là các mạch máu và các lỗ chân lông cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, vùng da không có dầu sẽ trở nên khô hơn, dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy.

-Tham khao-

8 tháng 8 2018

Ba thành phần chính của da bao gồm lớp biểu bì, lớp mỡ và lớp hạ bì.

Các thành phần chính của da trong cơ thể người

Nhìn vào hình ở trên bạn có thể thấy các dây thần kinh nằm dọc ở lớp hạ bì vươn ra lớp mỡ một phần có chức năng gửi tín hiệu về bộ não khi da bị kích thích. Ví dụ bạn véo lên da thì bạn sẽ cảm thấy đau ở chỗ da đó hay khi có con vật nhỏ bò lên da, tín hiệu sẽ được gửi về bộ não làm cho vùng da đó cảm giác nhột nhột, mục đích để cảnh báo với bạn có thể có mối nguy hiểm tiềm tàng ở vùng da đó.

Cho nên sẽ có hai trường hợp khi da bạn bị thương, một là vết thương nông chỉ ảnh hưởng trên lớp biểu bì, vì lớp biểu bì không các dây thần kinh vươn tới nên bạn sẽ cảm thấy không bị đau, vết thương sẽ lành nhanh chóng do các lớp bên dưới đảm nhiệm do đó không để lại sẹo.

Trường hợp thứ hai, da bạn bị tổn thương sâu, xung quanh vết thương sẽ bắt đầu quá trình nảy sinh các mô mới để lắp đầy lại vết thương. Trong quá trình lắp đầy, các tế bào mô sinh trưởng gây chèn ép lên nhau và chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh xung quanh, tín hiệu được truyền đến não, gây cảm giác ngứa ngáy.

Cho nên, đó là dấu hiệu vết thương sắp lành lại cũng đúng một phần, bởi vì bạn phải dựa trên bề mặt vết thương mới xác định được, nếu vết thương càng trở nên lở loét và ngứa thì chứng tỏ vết thương đã bị nhiễm trùng chứ không còn là trường hợp phục hồi như trên nữa.

25 tháng 5 2018

Chọn đáp án: B

Giải thích: Da sạch có thể diệt đến 85% vi khuẩn trên da nhưng da bẩn chỉ có thể diệt 5% số đó, vì vậy gây cảm giác ngứa ngáy.

Vì vi khuẩn trên da bám rất nhiều

10 tháng 2 2022

vì vi khuẩn trên da rất nhiều

15 tháng 7 2016

Bấm vào "       đây       " nha

chuk bn hok good

oaoa

2 tháng 5 2017

Bạn cho là bớt vận động sẽ giúp tiết kiệm năng lượng? Hãy nghĩ lại, bởi theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ), những người bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng 20 phút 3 ngày trong tuần sẽ đỡ mệt mỏi và có nhiều năng lượng hơn trong vòng 6 tuần.

Uống bia trước khi đi ngủ

Đồ uống có cồn có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn nhưng lại làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bạn sẽ dễ bị tỉnh giấc lúc nửa đêm vì cồn cản trở quá trình trao đổi chất.

Uống quá nhiều cà phê

Có những người không thể tỉnh táo tại trường học hoặc chỗ làm nếu thiếu cà phê. Trên thực tế, 3 tách cà phê sẽ có ích cho sức khỏe nhưng nhiều hơn lại đem đến những tác hại. Caffeine có tác dụng “khóa” một chất có tác động đến hệ thần kinh là adenosine, khiến cho bạn càng uống nhiều lại càng buồn ngủ.

Tiệc tùng đến khuya vào cuối tuần

Nếu ham vui quá đà vào tối thứ bảy, bạn sẽ dễ ngủ bù vào ban ngày chủ nhật, dẫn đến trằn trọc vào ban đêm rồi mệt mỏi vào ngày thứ hai.

Hút thuốc

Thuốc lá làm hại phổi và giảm lượng oxy có trong máu. Càng ít oxy, bạn càng uể oải.

Phụ thuộc vào các loại nước tăng lực

Nước và các thực phẩm tăng lực cùng các loại thuốc như thuốc giảm cân có thể giúp bạn tỉnh táo trong một thời điểm, nhưng về lâu dài sẽ gây ra những phản ứng phụ như lo âu, mất ngủ, căng thẳng.

Không đạt cân nặng hợp lý

Nếu thừa cân, cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng hơn để di chuyển khiến bạn nhanh bị mệt. Còn nếu thiếu cân, hiển nhiên là bạn cần bổ sung chất dinh dưỡng mới có thể khỏe mạnh.

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Dành thời gian để xem phim hoặc kiểm tra email trước khi đi ngủ không phải là ý kiến hay. Những người sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ thường có giấc ngủ kém và khó tỉnh táo vào sáng hôm sau.

Bị rối loạn giấc ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ có thể khiến con người không thở hàng chục, thậm chí hàng trăm lần một đêm. Vì vậy, kể cả đã nghỉ ngơi, bạn vẫn cảm thấy không đủ sức khỏe để làm việc vào ngày hôm sau.

Thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ vì đường hô hấp bị thu nhỏ.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt

Các loại bánh ngọt, chocolate, khoai tây chiên làm mất cân bằng lượng glucose dẫn đến mệt mỏi cả ngày.

Thiếu sắt

Thiếu sắt khiến bạn trì trệ, đuối sức và giảm tập trung vì lượng máu đến các cơ bắp và tế bào bị tụt giảm.

31 tháng 12 2016

bởi vì đó là một vết thương cạn chỉ cần thoáng gió thì nó sẽ hình thành lớp màng giúp chóng lành nhưng vẫn để lại sẹo Châu Cu Thiên

31 tháng 12 2016

chaau du thiên chứ

9 tháng 5 2019

- Phải sát trùng vết thương trước khi băng bó là vì:

+ Đây là bước rất quan trọng để làm sạch đồng thời ngăn ngừa không cho vi khuẩn trên da tấn công và xâm hại vết thương, hạn chế thấp nhất tình trạng nhiễm trùng hoặc mưng mủ.

+ Làm cho vết thương không bị nhiễm khuẩn => nhiễm trùng.

( Đối với các vết thương nông, nhẹ, bạn có thể làm sạch chúng bằng xà phòng và nước. Với những vết thương sâu và nguy hiểm hơn, để an toàn nhất, hãy rửa chúng bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%).)

10 tháng 5 2019

Không có chi. ^.^

24 tháng 4 2020

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

Cảm giác ngứa tăng vào ban đêm vì đây là thời gian ghẻ hoạt động.

hình như là con cái ghẻ làm á.

13 tháng 2 2020

1. Vì virus HIV gây nhiêm trên chính tế bào limpho T

2. Vì khí CO chiếm chỗ của oxi trong hồng cầu vào rất khó tách ra vì khí CO liên kết rất chặt với hemoglobin.

3. Sưng đỏ lên do các tế bào bạch cầu tập trung đến để tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập. Mủ trắng là xác của các tế bào bạch cầu.

1 tháng 10 2016

Khi gặp người bị gãy xương, chúng ta không nên nắn lại chỗ xương gãy của người đó. Vì chúng ta không có kiến thức chuyên môn (rất nguy hiểm), khi nắn sẽ cho đầu xương gãy làm tổn thương thêm mạch máu, thần kinh những vùng cạnh đầu xương gãy mà thôi. 

Tốt nhất chúng ta hãy đặt người bị nạn lên cáng cứng hoặc tấm ván gỗ hay cánh cửa gỗ khi vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện. 

Gãy xương liên quan đến lứa tuổi: 

- Trẻ em, xương chưa cốt hóa hoàn toàn nên xương chưa cứng cáp vì thế dễ bị gãy khi gặp ngoại lực tác động vào. 
- Ở người trưởng thành, xương cứng cáp nên ít bị gãy hơn (tất nhiên là trừ những lực tác động vào quá lớn, đột ngột ... thì xương vẫn bị gãy). 
- Ở người già, xương bị lão hóa, mất chất can-xi (loãng xương) làm cho sức chịu lực của xương giảm nhiều vì thế dễ dàng bị gãy và khi gãy sẽ rất lâu liền xương. 

Khi bị gãy xương chúng ta không nên nắn lại bị các thanh xương có cấu tạo nhọn khi nối lại sẽ đâm vào các tế bào, hạn chế sự khôi phục và phát triển của xương.