K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2023

Tham khảo:

Những hậu quả xảy ra đối với thực vật, động vật và con người khi thiếu nước: Khi thiếu nước, cả thực vật, động vật và con người đều không thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường, hậu quả là cây bị héo, hạt đậu không nảy mầm; con người có dấu hiệu mệt mỏi, sốt,… Thiếu nước nghiêm trọng sẽ đe dọa đến sự sống của các sinh vật.

24 tháng 2 2023

a) Mô tả vòng đời của một số sinh vật:

- Vòng đời của chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,…) → Con trưởng thành có khả năng sin sản → Con trưởng thành thụ thai và sinh ra con non.

- Vòng đời của gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản → Gà mái thụ thai và đẻ trứng.

 

- Vòng đời của ếch : Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Ếch cái thụ thai và đẻ trứng.

- Vòng đời của muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng.

b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non so với cơ thể mẹ:

- Ở chó và gà thì hình thái cơ thể của con non giống với con mẹ sau khi sinh ra.

- Ở ếch và muỗi thì hình thái cơ thể của con non khác hoàn toàn với con mẹ sau khi nở ra từ trứng.

(a): nhện giăng tơ để tránh kẻ thù

(b): Khỉ dùng đá như vậy là để tìm kiếm thức ăn

(c); Chim làm tổ để tạo nơi ở và nơi sinh sản

(d): Người đi đường dừng lại khi đèn đỏ để đảm bảo an toàn giao thông 

b: Bẩm sinh: a,c

Học được: b,d

23 tháng 2 2023

a) nhện giăng tơ để bắt con mồi ( được coi là 1 chiếc bẫy hoàn hảo ) , tránh kẻ thù 

b) tìm kiếm thức ăn , ăn được phần bên trong 

c) chim làm tổ vừa là nơi ở vừa là nơi sinh sản 

d) dừng lại khi thấy đèn đỏ để đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện khác 

tập tính bẩm sinh : a và c

tập tính được học : b và d

26 tháng 2 2023

- Con người đã điều hòa và điều khiển sinh sản ở sinh vật qua thời kì chăm sóc cá bố mẹ và giai đoạn kích thích điều khiển sinh sản:

+ Nuôi vỗ cá bố mẹ: bổ sung nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, giúp cá bố mẹ đạt kích thước lớn, sinh sản nhanh và chất lượng tốt.

 

+ Giai đoạn sinh sản: con người chủ động tiêm hormone sinh sản nhằm kích thích quá trình rụng trứng và xuất tinh của cá, đảm bảo tỉ lệ thụ tinh cao nhất.

- So sánh kết quả sinh sản: Khi sử dụng các yếu tố điều hòa, điều khiển sinh sản, cá đẻ trứng và tỉ lệ trứng được thụ tinh (đạt 80 – 90 %) cao hơn so với cá cho sinh sản thông thường (tỉ lệ thụ tinh chỉ đạt khoảng 40 %).

 
24 tháng 2 2023

- Vai trò của quả và hạt đối với thực vật:

Quả chứa, bảo vệ và giúp phát tán hạt. Do đó:

+ Quả và hạt giúp thực vật sản sinh ra thế hệ mới, gia tăng số lượng của loài.

+ Quả chín biến đổi màu sắc, độ cứng, xuất hiện mùi vị, hương thơm hấp dẫn động vật ăn quả giúp cho sự phát tán hạt, giúp loài mở rộng khu phân bố.

- Vai trò của quả và hạt đối với động vật: Giúp cung cấp thức ăn cho các loài động vật.

- Vai trò của quả đối với con người:

+ Quả là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, đường,…) quan trọng cho con người.

+ Quả và hạt cung cấp các nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

+ Một số loại quả được sử dụng trong y học.

19 tháng 2 2023

- Hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất: Mưa to kèm theo sấm, sét

- Hiện tượng thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường: Cháy rừng, hạn hán.

26 tháng 2 2023

Tham khảo:

Ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật: Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới được thể hiện khá rõ nét: tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh,… Sự phân tầng này đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn sống chủ yếu là ánh sáng một cách tối ưu: thực vật ưa sáng sẽ ở tầng cao còn thực vật ưa bóng sẽ ở tầng sàn rừng.

24 tháng 2 2023

a. Lá bỏng con được sinh ra từ lá của cây mẹ.

b. Cây dâu tây con được sinh ra từ thân của cây mẹ.

c. Cây gừng con được sinh ra từ thân rễ của cây mẹ.

d. Cây khoai lang được sinh ra từ rễ củ của cây mẹ.

- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật:

+Sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.

+Điểm khác biệt của các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật chính là cơ quan sinh dưỡng phát sinh thành cây con.

25 tháng 2 2023

a. lấy oxygen , nước, chất dinh dưỡng và thải carbon dioxide , nhiệt và chất thải

b. để phục vụ cho quá trình trao đổi chất và cơ thể

c. gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào

d Là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hóa trong tế bào, đồng thời thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.

22 tháng 2 2023

Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người thông qua vòng nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

- Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi tới các cơ quan của cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.

- Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.