Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật là một số yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm, thức ăn và yếu tố bên trong cơ thể như hormone sinh sản, di truyền.
Các yếu tố môi trường | Ví dụ ở thực vật | Ví dụ ở động vật |
Ánh sáng | - Thắp đèn vào ban đêm làm cho cây thanh long ra nhiều hoa hoặc ra hoa trái vụ. - Điều khiển ánh sáng cho hoa cúc nở sớm. | - Thắp đèn kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày. |
Độ ẩm, nước | - Giảm lượng nước tưới để gây khô hạn để quýt ra hoa đồng loạt. - Phun nước (nước ấm hoặc nước lạnh) để điều khiển cây đào ra hoa. | - Sâu ăn lá lúa sẽ đẻ trứng ở nhiệt độ 25oC với độ ẩm cao khoảng 90%. |
Chất dinh dưỡng | - Phun phân bón lá cho cây cam trước nửa tháng làm cho quả chín đồng loạt. - Phun phân bón lá khi cây nhãn bắt đầu ra hoa làm tăng năng suất | - Bổ sung chất khoáng (từ vỏ trứng, ốc, hến,…) để gà vịt tăng tỉ lệ đẻ trứng. |
CÂU 1:
- Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:
+ Tạo giao tử: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là nhị và nhụy trải qua quá trình phát sinh giao tử: Tế bào sinh hạt phấn nằm trong đầu nhị sinh ra hạt phấn (chứa giao tử đực). Tế bào sinh giao tử cái nằm trong noãn của nhụy sinh ra giao tử cái.
+ Thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phấn. Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy, mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy nầm thành một ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi ống phấn tiếp xúc với noãn, tế bào giao tử đực chui vào noãn.
+ Thụ tinh: Tại noãn, diễn ra quá trình thụ tinh, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.
+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt, hạt do noãn phát triển thành. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.
+ Hạt gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.
- Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật:
Quá trình thụ phấn | Quá trình thụ tinh |
Là quá trình di chuyển hạt phấn đến đầu nhụy. | Là quá trình kết hợp giữa nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái. |
Kết quả: Hạt phấn tiếp xúc được với đầu nhụy, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh có thể diễn ra. | Kết quả: Hình thành hợp tử. |
- Ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt: Quá trình thụ tinh quyết định phát triển của quả và hạt. Quả không được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.
câu 2:
- Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt, hạt do noãn phát triển thành.
- Trong tự nhiên có loại quả có hạt và quả không có hạt vì:
+ Quả được hình thành qua thụ tinh là quả có hạt.
+ Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt hoặc có trường hợp quả được hình thành qua thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa.
9.
Mô hình xen canh giúp người nông dân tận dụng được tối đa không gian đồng ruộng, thu hoạch được đa dạng loại nông sản.
Ví dụ: Xen canh mía và bắp cải
+ Mía là cây ưa sáng
+ Bắp cải là cây ưa bóng
- Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển, bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
10. Sử dụng chất kích thích trong điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật giúp người nông dân thu được sản lượng nông sản cao hơn, lợi ích kinh thế tốt hơn. Tuy nhiên sử dụng không đúng liều lượng hay thu hoạch quá sớm các sản phẩm này khiến các chất kích thích chưa phân rã hết, người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm này có thể gây các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nên trong trồng trọt, chăn nuôi chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, hoặc có hiểu biết nhất định về sản phẩm và sử dụng an toàn.
- Kết quả của sinh sản: Tạo ra những cá thể mới, làm tăng số lượng cá thể của loài.
- Ý nghĩa của sinh sản: Bảo đảm sự phát triển kế tục của loài
- Sư tử:
+ Cần 1 cá thể đực và 1 cá thể cái
+ Con sinh ra khác nhau và khác với bố mẹ
- Cây dâu tây:
+ Cần một cá thể cây mẹ
+ Cây con sinh ra giống với cây mẹ
Ví dụ về sinh sản một số sinh vật khác: Chó sinh con, bướm đẻ trứng phát triên qua biến thái,..
Một số yếu tố điều hòa, điều khiển sinh sản sinh vật là:
- Yếu tố nhiệt độ: Đối với thực vật, nhiệt độ quá thấp khiến hạt phấn kém nảy mầm, ống phấn không sinh trưởng; nhiệt độ quá cao thì sự nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn không bình thường. Đối với một số động vật, nhiệt độ quá cao khiến mức sinh sản giảm xuống, thậm chí dừng hẳn lại.
- Yếu tố độ ẩm: Độ ẩm quá thấp hạt phấn không nảy mầm; độ ẩm quá cao hạt phấn bị trôi.
- Yếu tố gió: Đối với cây thụ phấn nhờ gió, tốc độ gió vừa phải thuận lợi cho thụ phấn; gió to hạt phấn bị bay mất.
- Yếu tố thức ăn: Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hàng năm. Sau sinh sản, nếu nguồn thức ăn dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm.
- Hormone: Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loài là do hormone điều hòa sinh sản.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật bao gồm: các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, gió, ..; yếu tố bên trong cơ thể sinh vật như hormone, loài.
a) Mô tả vòng đời của một số sinh vật:
- Vòng đời của chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,…) → Con trưởng thành có khả năng sin sản → Con trưởng thành thụ thai và sinh ra con non.
- Vòng đời của gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản → Gà mái thụ thai và đẻ trứng.
- Vòng đời của ếch : Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Ếch cái thụ thai và đẻ trứng.
- Vòng đời của muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng.
b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non so với cơ thể mẹ:
- Ở chó và gà thì hình thái cơ thể của con non giống với con mẹ sau khi sinh ra.
- Ở ếch và muỗi thì hình thái cơ thể của con non khác hoàn toàn với con mẹ sau khi nở ra từ trứng.
- Con người đã điều hòa và điều khiển sinh sản ở sinh vật qua thời kì chăm sóc cá bố mẹ và giai đoạn kích thích điều khiển sinh sản:
+ Nuôi vỗ cá bố mẹ: bổ sung nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, giúp cá bố mẹ đạt kích thước lớn, sinh sản nhanh và chất lượng tốt.
+ Giai đoạn sinh sản: con người chủ động tiêm hormone sinh sản nhằm kích thích quá trình rụng trứng và xuất tinh của cá, đảm bảo tỉ lệ thụ tinh cao nhất.
- So sánh kết quả sinh sản: Khi sử dụng các yếu tố điều hòa, điều khiển sinh sản, cá đẻ trứng và tỉ lệ trứng được thụ tinh (đạt 80 – 90 %) cao hơn so với cá cho sinh sản thông thường (tỉ lệ thụ tinh chỉ đạt khoảng 40 %).