K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2023

Bài thơ "Hoa Bỉ Ngạn" của Hàn Mặc Tử hoà trộn giữa sự đau khổ, u sầu và vẻ đẹp thần tiên, mang lại một cảm giác kỳ lạ cho độc giả.

Cả bài thơ tập trung vào mô tả vẻ đẹp của hoa Bỉ Ngạn, với những từ ngữ miêu tả rất mạnh mẽ như "đỏ như máu", "nhiễm hồng trần", "đẹp thần bí". Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp đó còn phảng phất nỗi đau, sự chia ly và cái chết, như "hoa bỉ ngạn, đầy đau thương", "hoa nở rộ, lá héo tàn".

Cảm nhận của tôi về bài thơ này là sự khai thác tối đa của tác giả ở hai chiều cảm xúc đối lập và trái ngược nhau. Nó là một sự tổng hợp của vẻ đẹp sáng rực và sau đó là sự héo tàn, phải chia lìa và cái chết. Từ những câu thơ đơn giản ấy, Hàn Mặc Tử đã khéo léo thể hiện cảm xúc và sự khát khao muốn đuổi theo vẻ đẹp khó tái hiện ấy. Bài thơ mang đến cho người đọc những suy ngẫm về tính tạm thời và sự trống rỗng của sự tàn độc, cũng như vẻ đẹp sắc sảo trên thế giới này.

22 tháng 3 2023

Vì sao tác giả lại là Hàn Mặc Tử ạ?

Truyền thuyết kể rằng hoa bỉ ngạn là loài hoa duy nhất mọc dưới đường xuống hoàng tuyền, khi linh hồn trước khi đi qua cầu Nại Hà bắc ngang bờ Vong xuyên, sẽ gửi toàn bộ ký ức của mình cho hoa bỉ ngạn. Dù là đau khổ tuột cùng hay yêu thương thắm thiết hoa bỉ ngạn đều thu nhận những hồi ức đó. “Lòng đã nở một nhành hoa Bỉ Ngạn Nhìn Vong Xuyên đưa tiễn mấy dòng trôi Cánh mong manh trói đời ta vô...
Đọc tiếp

Truyền thuyết kể rằng hoa bỉ ngạn là loài hoa duy nhất mọc dưới đường xuống hoàng tuyền, khi linh hồn trước khi đi qua cầu Nại Hà bắc ngang bờ Vong xuyên, sẽ gửi toàn bộ ký ức của mình cho hoa bỉ ngạn. Dù là đau khổ tuột cùng hay yêu thương thắm thiết hoa bỉ ngạn đều thu nhận những hồi ức đó.

“Lòng đã nở một nhành hoa Bỉ Ngạn

Nhìn Vong Xuyên đưa tiễn mấy dòng trôi
Cánh mong manh trói đời ta vô ảnh
Bờ nhân duyên xa tít tắp chân trời…”

Nhắc đến hoa bỉ ngạn là nhắc đến niềm đau thương, sự chia ly và tuyệt vọng. Nguyên nhân là do bỉ ngạn thường nở vào xuân phân.

Theo lời dạy của Phật thì đây là thời gian 7 ngày của mùa thu, người sống có thể đi vào thế giới của người chết để gặp gỡ ông bà tổ tiên.

Bên cạnh đó, bỉ ngạn cũng mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Theo truyền thuyết ,xưa kia, mỗi lần hoa bỉ ngạn nở chính là dịp những người sống đi vào được thế giới của người chết, nơi họ có thể gặp gỡ ông bà, tổ tiên. Vì vậy mà ở Nhật, mỗi khi bỉ ngạn nở là họ đi viếng mộ, sửa sang mồ mả cho những người đã khuất.

Không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc, loài hoa chốn Hoàng Tuyền này còn gắn liền với truyền thuyết rất độc đáo. Chuyện kể rằng, có một loài hoa rất đặc biệt mang một cái tên rất độc đáo Hoa Bỉ Ngạn.

Bảo vệ bên cạnh Bỉ Ngạn hoa là hai yêu tinh, một người tên là Mạn Châu, một người tên là Sa Hoa. Bọn họ đã canh giữ Bỉ Ngạn hoa suốt mấy nghìn năm nhưng trước giờ chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương.

Bởi vì lúc hoa nở nhìn không thấy lá; khi có lá lại không thấy hoa. Giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp nhau, đời đời lầm lỡ. Thế nhưng, Mạn Châu và Sa Hoa lại điên cuồng nhung nhớ đối phương, và bị nỗi đau khổ hành hạ sâu sắc.

Cuối cùng , họ cũng định làm trái quy định của thần, lén gặp nhau một lần. Thần biết được đã trách tội 2 yêu tinh. Mạn Châu và Sa Hoa bị đánh vào luân hồi, và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ.

Về sau, Mạn Châu Sa Hoa chỉ nở trên con đường Hoàng Tuyền, hoa có hình dạng như những cánh tay hướng về thiên đường để cầu khẩn, mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế, trên con đường Hoàng Tuyền ngửi thấy mùi hương của Bỉ Ngạn hoa thì có thể nhớ lại bản thân ở kiếp trước, sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa bị lời nguyền kéo vào.

Từ đó, bên bờ Hoàng Tuyền, dưới cầu Nại Hà, cây hoa đỏ rực, yêu dị diễm lệ vô cùng cứ bừng nở, sinh sôi, dẫn đường cho các đôi tình nhân chia cắt, cho những vong hồn còn nhiều oán khí quay lại luân hồi, nhận lấy nhân quả mà số phận chú định.

Trên đây là ý nghĩa hoa bỉ ngạn và truyền thuyết độc đáo về loài hoa này. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

0
bài thơ sau: CÔ KHÔNG NHẬN HOA ĐÂU! ( Gửi các trò yêu thương của cô) 20/10 này cô sẽ chẳng nhận hoa Xin hãy chắt chiu gửi về nơi bão lũ Nơi đồng bào ta đang đối mặt nước mây vần vũ. Ôm hoa lúc này...cô thấy chẳng giống ai!. Dẫu biết rằng yêu cái đẹp không sai Nhưng chỉ mình vui thôi thì có gì hạnh phúc Biết bao người giữa cuồng phong đang bất lực. Lẽ nào ta ấm cúng riêng mình! Nhớ...
Đọc tiếp

bài thơ sau: CÔ KHÔNG NHẬN HOA ĐÂU! ( Gửi các trò yêu thương của cô) 20/10 này cô sẽ chẳng nhận hoa Xin hãy chắt chiu gửi về nơi bão lũ Nơi đồng bào ta đang đối mặt nước mây vần vũ. Ôm hoa lúc này...cô thấy chẳng giống ai!. Dẫu biết rằng yêu cái đẹp không sai Nhưng chỉ mình vui thôi thì có gì hạnh phúc Biết bao người giữa cuồng phong đang bất lực. Lẽ nào ta ấm cúng riêng mình! Nhớ nhé em! Dù đất nước thời bình Nhưng hiểm nguy chưa bao giờ hết Nhưng cô tin dẫu khó khăn chồng chất Thì tình người sẽ giúp hồi sinh. Chỉ cần còn được nhìn thấy bình minh Thì sợ gì không được ngắm hoa, tắm biển Tấm lòng em, hôm nay cô xin nhận Còn tiền mua hoa xin tặng lại người cần. Hãy làm điều này xin em chớ phân vân! Nghệ An 18/10/2020, Lê Thị Mai Hồng, giáo viên Ngữ văn, trường THPT Quỳ Hợp 2 ( Nguồn https://infonet.vietnamnet.vn) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của bài thơ. Câu 2. Mở đầu bài thơ, cô giáo có nhắc đến: lúc này. Kết thúc bài thơ, cô giáo có lời khuyên: Hãy làm điều này…Vậy lúc này là lúc nào? điều này là điều gì? Câu 3. Anh, chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Nhớ nhé em! Dù đất nước thời bình Nhưng hiểm nguy chưa bao giờ hết Nhưng cô tin dẫu khó khăn chồng chất Thì tình người sẽ giúp hồi sinh. Câu 4. Hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh,chị? (Viết thành đoạn văn 5-7 dòng) Dẫu biết rằng yêu cái đẹp không sai Nhưng chỉ mình vui thôi thì có gì hạnh phúc.

0
17 tháng 3 2017

* Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.

* Cảnh và người Việt Bắc rải rác trong toàn bộ bài thơ nhưng kết tinh ở đoạn thơ này những vẻ đẹp đặc sắc, tinh túy nhất.

  - Hai câu đầu đoạn: Khẳng định nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc.

  - Tám câu còn lại là những nét ấn tượng nhất về cảnh và người.

   + Thiên nhiên bốn mùa với hình ảnh, âm thanh, sắc màu sống động, rực rỡ (màu đỏ như lửa của hoa chuối, màu trắng thơ mộng thanh khiết của hoa mơ, màu vàng rực rỡ, chói chang của rừng phách, tiếng ve ngày hè, vầng trăng thu thanh bình, yên ả, …)

   + Con người Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng (tự tin, khéo léo, cần mẫn, chịu thương chịu khó và giàu nghĩa tình, …)

* Đánh giá vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.

4 tháng 9 2020

Bài làm

Con thiêu thân : danh từ,chỉ một loài động vật nhỏ bé bay vào các đèn dầu ngày xưa.Nhưng trong câu thì người chiến sĩ áo trắng lại biến thành một người anh hùng lao thân vào nguy hiểm .Mặc cho sự nguy hiểm luôn rình rập mạng sống,mặc cho sức khỏe bị giảm sút.Những người anh hùng ấy chỉ nghĩ cho người khác mà không nghĩ đến bản thân,quên thân lao vào nguy hiểm.

Giai nhân:danh từ,chỉ những cô gái đẹp hoặc trai có tài.Trong câu trên thì những người anh hùng áo trắng ấy,thật đẹp đẽ ,thật cao cả.Họ tài năng,đẹp đẽ như những giai nhân xưa vậy.

Như thiêu như đốt: đây có thể hiểu là họ luôn nóng lòng,luôn mong chờ có thể chữa thêm cho nhiều người hơn.Họ không còn phải xa gia đình mà được khỏe mạnh bên nhau

Đoạn trích nói về những bác sĩ đang ngày ngày cố gắng để chống lại bệnh dịch.Còn bài nào thì em chịu

6 tháng 9 2020

@MiNe 

Sai nhé!

21 tháng 10 2016

Vẻ đẹp của người lính trong đoạn ba bài Tây Tiến


Quang Dũng đã dựng bức tượng đài về người lính vô danh trong khổ thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến. Ta có thể xem khổ thơ thứ ba này là những nét bút cuối cùng hoàn thiện bức tượng đài về chân dung người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa. Chân dung người lính hiện lên ở khổ thơ thứ 3 có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp tâm hồn, lý tưởng chiến đấu và phẩm chất hy sinh anh dũng. Có thể nói cả bài thơ là một tượng đài đầy màu sắc bi tráng về một đoàn quân trên một nền cảnh khác thường.

Chân dung đoàn binh Tây Tiến được chạm khắc bằng nét bút vừa hiện thực vừa lãng mạn. Các chi tiết như lấy từ đời sống hiện thực và khúc xạ qua tâm hồn thơ Quang Dũng để rồi sau đó hiện lên trên trang thơ đầy sức hấp dẫn. Dọc theo hành trình, vẻ đẹp hào hùng kiêu dũng cứ lấp lánh dần lên, đến khi ng¬ười lính Tây Tiến đối mặt với dịch bệnh, đối mặt với cái chết thì nó thật chói người, nét nào cũng sắc sảo lạ lùng và đầy lãng mạn:
 Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùm.
Chữ dùng của Quang Dũng ở đây thật lạ. Nếu mở đầu đoạn thơ tác giả dùng từ “Đoàn quân” thì ở đây tác giả dùng “Đoàn binh”. Cũng đoàn quân ấy thôi nhưng khi dùng “Đoàn binh” thì gợi hình ảnh đoàn chiến binh có vũ khí, có khí thế xung trận át đi vẻ ốm yếu của bệnh tật. Ba chữ “không mọc tóc” là đảo thế bị động thành chủ động. Không còn đoàn quân bị sốt rét rừng lâm tiều tuỵ đi rụng hết cả tóc. Giọng điệu của câu thơ cứ y như là họ cố tình không mọc tóc vậy. Nghe ngang tàng kiêu bạc và thấy rõ sự bốc tếu rất lính tráng.

Các chi tiết “không mọc tóc, quân xanh màu lá” diễn tả cái gian khổ khác thường của cuộc đời người lính trên một địa bàn hoạt động đặc biệt. Di chứng của những trận sốt rét rừng triền miên là “tóc không mọc” da xanh tái. Nhưng đối lập với ngoại hình tiều tụy ấy là sức mạnh phi thường tự bên trong phát ra từ tư thế “dữ oai hùm”. Với nghệ thuật tương phản chỉ 2 dòng thơ Quang Dũng làm nổi bật vẻ khác thường của đoàn quân Tây Tiến. Họ hiện lên như hình ảnh tráng sĩ trượng phu một thuở qua hai câu tiếp:

 Mắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
“Mắt trừng” biểu thị sự dồn nén căm uất đến cao độ như có khả năng thiêu đốt quân thù qua ánh sáng của đôi mắt. Hình ảnh thơ làm nổi bật ý chí của đoàn binh Tây Tiến. ở đây người lính Tây Tiến được đề cập đến với tất cả thực trạng mệt mỏi, vất vả qua các từ “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”. Chính từ thực trạng này mà chân dung người lính sinh động chân thực. Thế nhưng vượt lên trên khó khăn thiếu thốn, tâm hồn người lính vẫn cất cánh “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Câu thơ ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến. Ban ngày “Mắt trừng gửi mộng” giấc mộng chinh phu hướng về phía trận mạc như¬ng khi bom đạn yên rồi giấc mộng ấy lại hướng về phía sau cũng là hướng về phía trước, phía tương lai hẹn ước. Một ngày về trong chiến thắng để nối lại giấc mơ xưa. ý chí thì mãnh liệt, tình cảm thì say đắm. Hai nét đẹp hài hòa trong tính cách của những chàng trai Tây Tiến.
Quang Dũng đã dùng hình ảnh đối lập: một bên là nấm mồ, một bên là ý chí của những người chiến binh:

 Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanháo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gần lên khúc độc hành.
“Mồ viễn xứ” là những nấm mồ ở những nơi xa vắng hoang lạnh. Những nấm mồ rải rác trên đường hành quân, nhưng không thể cản được ý chí quyết ra đi của người lính. Câu thơ sau chính là câu trả lời dứt khoát của những con người đứng cao hơn cái chết:
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Chính tình yêu quê hương đất nước sâu nặng đã giúp người lính coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Khi cần họ sẵn sàng hy sinh cho nghĩa lớn một cách thanh thản bình yên như giấc ngủ quên. Câu thơ vang lên như một lời thề đúng là cái chết của bậc trượng phu:
 “Áo bào thay chiếu anh về đất”
Nếu như người tráng sĩ phong kiến thuở trước coi da ngựa bọc thây là lí tưởng thì anh bộ đội cụ Hồ ngày nay chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc một cách tự nhiên thầm lặng. Hình ảnh “áo bào” làm tăng không khí cổ kính trang trọng cho cái chết của người lính. Hai chữ “áo bào” lấy từ văn học cổ tái tạo vẻ đẹp của một tráng sĩ và nó làm mờ đi thực tại thiếu thốn gian khổ ở chiến trường. Nó cũng gợi được hào khí của chí trai “thời loạn sẵn sàng chết giữa sa trường lấy da ngựa bọc thây. Chữ “về” nói được thái độ nhẹ nhõm, ngạo nghễ của người tráng sĩ đi vào cái chết “Anh về đất” là hình ảnh đầy sức mạnh ngợi ca. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng, người lính Tây Tiến trở về trong niềm chở che của đất mẹ quê hương, của đồng đội. Trở về với nơi đã sinh dưỡng ra mình. Trước những cái chết cao cả ở địa bàn xa xôi hẻo lánh sông Mã là nhân vật chứng kiến và tiễn đưa.

Mở đầu bài thơ ta gặp ngay hình ảnh sông Mã, con sông ấy gắn liền với lịch sử đoàn quân Tây Tiến. Sông Mã chứng kiến mọi gian khổ, mọi chiến công và giờ đây lại chứng kiến sự hy sinh của người lính. Đoạn thơ kết thúc bằng khúc ca bi tráng của sông Mã.

 “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Dòng sông Mã là chứng nhân của một thời kỳ hào hùng, chứng kiến cái chết của người tráng sĩ, nó gầm lên khúc độc hành bi phẫn, làm rung động cả một chốn hoang sơ. Câu thơ có cái không khí chiến trận của bản anh hùng ca thời cổ. Câu thơ đề cập đến mất mát đau thương mà vẫn hùng tráng.
Bốn câu kết:

Bốn câu thơ kết thúc được viết như những dòng chữ ghi vào mộ chí. Những dòng sông ấy cũng chính là lời thề của các chiến sĩ vệ quốc quân.

 “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”
“Mùa xuân” có thể được dùng nhiều nghĩa: thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến (mùa xuân 1947), mùa xuân của đất nước, mùa xuân (tuổi thanh xuân) của đời các chiến sĩ.

Hình ảnh “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”, “chẳng về xuôi” bỏ mình trên đường hành quân “Hồn về Sầm Nứa”: chí nguyện của các chiến sĩ là sang nước bạn hợp đồng tác chiến với quân tình nguyện Lào chống thực dân Pháp, thực hiện lý tưởng đến cùng. Bởi vậy dù đã ngã xuống trên đường hành quân hồn (tinh thần của các anh) vẫn đi cùng với đồng đội, vẫn sống trong lòng đồng đội: Vang vọng âm hửơng văn tế của Nguyễn Đình Chiểu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”.
  
7 tháng 7 2017

b, Trong bài Cảnh khuya

- Gieo vần chân, vần cách (hoa - nhà)

- Nhịp 4/3

- Hoài thanh: theo mô hình

Soạn văn lớp 12 | Soạn bài lớp 12

27 tháng 4 2023

Để phân tích bài thơ, ta nắm rõ các ý sau:

- Nội dung thơ, khái quát đoạn thơ:

+ Tình cảm của tác giả về cái đẹp những trái tim của tổ quốc.

+ Sự thấu cảm, sự yêu thương của tác giả về những hình ảnh người con gái đẹp đẽ vừa nuôi con vừa chiến đấu vì tổ quốc.

- Thủ pháp nghệ thuật: điệp ngữ "đất nước", "của"

+ nhân hóa "gọi tên"

+ so sánh "như"

+ ẩn dụ, hoán dụ: "hoa hồng", "sắt thép" 

- Thể thơ tự do không gò bó cảm xúc tác giả, từ đó người thoải mái dâng những lời nói trong tấm lòng của mình về những người con gái anh hùng đẹp đẽ vào thơ.

- Những tương quan suy nghĩ của tác giả về "Đất nước":

+ từ thơ ca, từ diệu cảnh thiên nhiên mà kiến tạo nên một đất nước xinh đẹp.

+ được dòng sông làm trở nên mát rượi, mượt mà. 

=> phép ẩn dụ đến những con người đóng góp tài năng, sức trí của mình cho tổ quốc.

+ cuối cùng, đất nước được bảo vệ nhờ người mẹ vừa nuôi nấng con mình vừa vắt dòng sữa ấy nuôi lấy sự tự do độc lập của quê hương đất nước.

- Đi sâu vào phân tích như sau:

+ Ngay từ câu thơ đầu, tác giả mạnh mẽ nói rằng đất nước là của thi ca, của 4 mùa hoa nở thể hiện nên cái nhìn tổng quát và lăng kính sâu sắc của người.

=> Tình tứ đưa thơ vào đất nước, đưa thiên nhiên vào đất nước rồi tự tác giả ngẫm nghĩ thơ thẩn khi đọc trang Kiều.

+ Một hoạt cảnh dễ dàng đốc thúc một tâm hồn nhạy cảm nghệ thuật viết ra một tác phẩm thi ca: đọc trang Kiều tưởng câu hát dân gian.

-> Câu nói ẩn dụ đến những người con gái đẹp của đất nước là tâm hồn, là hạt ngọc trân quý của đất nước xưa nay.

+ "Nghe xôn xao trong gió nội mây ngàn":

-> diệu cảnh hiện ra qua từ "gió nội mây ngàn" bằng một cảm xúc "xôn xao": ta thấy được một suy nghĩ nào được tác giả cảm nhận thấy từ hình ảnh đẹp đẽ là gió nội nhẹ nhàng đi vào đất trời và những đám mây bảng lảng.

Đấy làm mẫu 2 câu đầu thôi còn lại cứ phân tích theo hiểu biết xh, văn học của 1 người hs lớp 12 đi. Nói chung là nhớ liên hệ thêm hình ảnh người con gái trong văn học, những câu nói hay về tình yêu nước=)

   Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những...
Đọc tiếp

   Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. Đó chính là sự cho và nhận trong cuộc đời này.

 

    “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

   Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.

(Trích- Lời khuyên cuộc sống, nguồn Internet)

Thực hiên các yêu cầu sau:

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản

2. Theo tác giả, chúng ta cần phải sống như thế nào?

3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến:" XIn đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình"?

4.Anh/chị có đồng tình với quan điểm:" Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân "? không? Vì sao?

 

 

1
26 tháng 12 2021

 trả lời giúp em với ạ