Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Tác giả - Tác phẩm
1.Tác giả
Phri-đrích Ăng - ghen (1820 - 1895) là nhà triết học người Đức, bạn thân của C.Mác. Ông còn là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng trong phong trào công nhân thế giới và Quốc tế cộng sản. Di sản lí luận của Ăng-ghen là một phần quan trọng tronglys luận của chủ nghĩa Mác.
2. Tác phẩm
Bài điếu văn được viết sau thời điểm Các Mác qua đời và được đọc tại lễ an táng Các Mác. Đây là thời điểm quan trọng trong cuộc đời mỗi con người: thời điểm kết thúc sự hiện diện của con người đó trong thế giới của những người còn sống. Đối với các vĩ nhân đây cũng là thời điểm tổng kết cuộc đời bằng sự nhìn nhận đánh giá của bạn bè thân hữu, của đồng chí, đồng đội. Bản thân của sự đánh giá cho thấy tầm vóc của người được đánh giá. Điều đáng lưu ý là bài điếu văn này là sự đánh giá của một vĩ nhân đối với một vĩ nhân. Điều đó làm cho bài điếu văn có một tầm vóc và ý nghĩa sâu sắc đặc biệt.
II. Trả lời câu hỏi
1. Bài điếu văn có 7 đoạn và được chi làm ba phần:
- Phần mở đầu gồm đoạn 1 và 2. Đây là phần cho thấy không gian và thời gian liên quan đến sự ra đi của C.Mác. Thời gian và không gian ở đây là bình thường. Trong cái bình thường ấy là một vĩ nhân (cái khác thường, phi thường). Đây là hình thức đòn bẩy để tạo ra tầm vóc cho sự nhấn mạnh.
Tiếp đó là cách giới thiệu, không phải như giới thiệu một con người bình thường mà như một con người của một lĩnh vực đặc biệt. Trong cách giới thiệu đó, C.Mác hiện ra như một vĩ nhân của thế kỉ mà ông sống (thế kỉ XIX) mà tính chất vĩ nhân thể hiện khá rõ qua tính chất "nhà tư tưởng hiện đại".
- Phần thứ hai (gồm đoạn 3,4,5 và 6) cũng là trọng tâm của bài, đề cập đến những cống hiến to lớn của Mác đối với sự nghiệp phát triển nhân loại.
- Phần kết thúc (đoạn 7) đề cập tới giá trị tổng quát các cống hiến của Mác. Các cống hiến đó đều hướng vào một mục tiêu chung là phục vụ lợi ích của nhân loại.
2. Những đóng góp của Mác khiến ông trở thành "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số các nhà tư tưởng hiện đại":
- Cống hiến đầu tiên của C.Mác là "tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người" qua các thời ký lịch sử, mà bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng, quyết định kiến trúc thượng tần của xã hội.
- Cống hiến thứ hai là "tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra". Đó là quy luật về giá trị thặng dư.
- Cống hiền thứ ba, đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lý thuyết cách mạng - khoa học thành hành động cách mạng, bởi vì "khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng" và " trước hết Mác là một nhà cách mạng", ở Mác "đấu tranh là hành động tự nhiên.
- Các cống hiến này được sắp xếp theo trật tự thăng tiến, cống hiến sau lớn hơn cống hiến trwocs, mặc dù chỉ có được một trong các cống hiến ấy cũng đã có thể xem là một vĩ nhân rồi.
3. Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc. Hình thức nghệ thuật ấy trở đi trở lại nhiều lần trong bài điếu văn:
Đoạn văn mở đầu chỉ có hai câu: Câu thứ nhất thông báo thời điểm C.Mác qua đời. Câu thứ hai cho biết sự ra đi thanh thản của bậc vĩ nhân ấy với một niềm nuối tiếc của người thân. Đoạn văn mở đầu đã tạo ra không khí để thể hiện một tình cảm tiếc thương vô hạn của những người còn sống đối với sự ra đi của Mác, đồng thời qua đó cũng cho thấy sự kính trọng của những người bạn, những người đồng chí của Mác đối với người đã ra đi.
Đoạn thứ hai cũng chỉ có hai câu văn và cũng chung giọng điệu tiếc thương và kính trọng ấy. Trong lời văn, Mác hiện ra với hai tư cách: một nàh cách mạng của giai cấp vô sản và một nhà khoa học lịch sử. Kết cấu trùng điệp được sử dụng ở đây nhằm nhấn mạnh sự vĩ nhân của Mác:
Con người đó - ra đi = (là) một tổn thất không sao lường hết được.
Từ đó, cái chết ấy tạo ra một nỗi trống trải đối với nhân loại, đối với khoa học (tăng cấp). Sự kính trọng và thương tiếc theo đó mà được nhân lên nhiều lần. Cái chết của Mác trở thành nỗi mất mạt lớn của nhân loại.
Phần thứ hai của bài điếu văn, như chúng ta đã biết là phần tập trung đánh giá sự nghiệp của người đã khuất. Trong phần này, tác giả vẫn sử dụng hình thức lập luận theo lối kết cấu tầng bậc kết hợp với so sánh.
Mác được so sánh với các vĩ nhân khác cùng thời đại, với những thành tựu khoa học nổi tiếng của thời đại đó. Đó là sự so sánh đặc biệt: so sánh với những tinh hoa cùng thời đại, so sánh với những phát minh, những cống hiến quan trọng vượt tầm thời đại mà không phải ain cũng có thể làm được và không phải đã có từ thời đại trước. Cũng cần lưu ý là sự so sánh ở đây cũng mang tính chật một sự so sánh trùng điệp, tạo ra hiệu quả tăng cấp.
4. Bằng việc trình bày những phát hiện khoa học của Mác, Ăng-ghen đã gián tiếp thể hiện sự ngợi ca đối với những đóng góp và cống hiến của Mác cho nhân loại. Đồng thời, ngợi ca công lao của người đã khuất cũng chính là khẳng định và thể hiện sự thương tiếc của Ăng-ghen đối với Mác.
5. Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Mác "tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên", nói cách khác là Mác chống lại bất công, chống lại cường quyền và bạo quyền.
Mác bênh vực cho những người lao động, những người cùng khổ. Mác đem đến cho họ niềm tin vào hạnh phúc trong một thế giới, thế giới mà ở đó, người lao động thực sự là chủ nhân của xã hội.
Các cống hiến của Mác tất nhiên là tài sản chung của nhân loại. Các cống hiến ấy không chỉ có giá trị lí luận mà nó còn có giá trị hành động, góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên.
Phân tích thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác qua cách lập luận so sánh trong bài điếu văn.
Niềm tiếc thương và kính trọng đối với Các Mác
- Thái độ: đề cao, ca ngợi
- Tình cảm: xuất phát từ sự yêu thương, ngưỡng mộ
- Khi trình bày công lao của Các Mác ẩn trong đó là sự ngợi ca, khẳng định sự thương tiếc của Ăng- ghen với Các- Mác
Phân tích thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác qua cách lập luận so sánh trong bài điếu văn.
Những cống hiến của Mác có lợi cho ai: Là tài sản chung của nhân loại. Những đóng góp đó không chỉ có giá trị hành động mà góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên.
Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại Các Mác, tác giả sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc:
- So sánh vượt trội:
- So sánh tương đồng:
+ Đác uyn tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ
+ Các Mác tìm ra quy luật phát triển lịch sử loài người
- Tăng tiến:
+ Các Mác còn tìm ra giá trị thặng dư...)
+ Các Mác là một nhà cách mạng
→ Giá trị biểu đạt: Các Mác được so sánh với những đỉnh cao cùng thời (so với vĩ nhân, không phải ai cũng làm được
- Cách lập luận làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, sự kính trọng, tiếc thương của Ăng ghen và toàn nhân loại trước sự ra đi của ông
Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp kết cấu tầng bậc (tăng tiến):
So sánh vượt trội:
- So sánh tương đồng:
+ Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ.
+ Các Mác tìm ra quy luật phát triển lịch sử loài người.
- Tăng tiến:
+ Nhưng không chỉ có thế thôi (Các Mác còn phát hiện ra giá trị thặng dư...)
+ Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Các Mác (trước hết Các Mác là một nhà cách mạng...)
-> Hiệu quả biểu đạt: Các Mác được so sánh với các đỉnh cao cùng thời (so sánh với các vĩ nhân, so sánh với những phát minh nổi tiếng không phải ai cũng làm được) không những thế, Các Mác còn vượt qua những đỉnh cao ấy. Cách lập luận đó đã làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác và sự kính trọng, tiếc thương của Ăng-ghen và nhân loại trước sự ra đi của ông (Các Mác là đỉnh cao của mọi đỉnh cao).
Lập luận trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác:
- Trong tác phẩm này Ăng-ghen đã sử dụng sáng tạo nghệ thuật so sánh tầng bậc nhằm làm nổi bật cống hiến vĩ đại của Mác với sự tiến bộ của nhân loại
- Trong hệ thống luận điểm rõ ràng, quan hệ chặt chẽ với nhau
+ Thông báo chính xác ngày giờ, thời điểm qua đời của Mác
+ Đánh giá sự nghiệp của ông: tìm ra quy luật phát triển của xã hội, phát hiện ra giá trị thặng dư, phát hiện ra quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản
+ Bày tỏ sự tiếc thương đối với người đã khuất