Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cacbon monoxit là cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% cacbon monoxit trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.
CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm vì người ta không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. CO có tính liên kết với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với oxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở oxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim.
Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong.
Ngộ độc CO có thể xảy ra ở những trường hợp chạy máy nổ phát điện trong nhà kín, sản phụ nằm lò than trong phòng kín, ngủ trong xe hơi đang nổ máy trong nhà hoặc gara...
Em có thể xem video trên kênh hoá học học24 để hiểu rõ hơn về khí CO nhé
https://www.youtube.com/watch?v=0T-7V73Jd6I
a) Vì trong các hầm lò than có khí CH4 khi hút thuốc hoặc tạo ra tia lử lửa điện nó sẽ cung cấp nhiệt để xảy ra phản ứng:
\(CH_4+2O_2\xrightarrow[]{t^o}CO_2+2H_2O\)
CH4 và O2 là hỗn hợp gây nổ mạnh nếu trộn theo tỉ lệ thể tích 1 : 2 có thể gây nổ làm nguy hại tới tính mạng
b) Vì xăng, dầu là chất không tan trong nước và nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên làm cho đám cháy lớn hớn
Biện pháp phù hợp là dùng miếng vải phủ lên hoặc dùng cát
PTHH là \(2NO_2+H_2O->2HNO_3\)
\(SO_2+O_2->SO_3\)
\(SO_3+H_2O->H_2SO_4\)
=> B
Cho các thí nghiệm sau :
(1) Thả CuO vào nước
(2) Sục khí CO2 vào nước vôi trong
(3) Nhỏ dung dịch HCl và NaHSO3
(4) Nhỏ nước vào vôi sống
(5) Khí H2 nóng dư đi qua FeO
Số thí nghiệm hóa học xảy ra phản ứng tạo kết tủa là :
A 2
B 3
C 4
D 1
Chúc bạn học tốt
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Thả CuO vào nước => Không hiện tượng
(2) Sục khí CO2 vào nước vôi trong => Kết tủa:
\(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
(3) Nhỏ dung dịch HCl vào NaHSO3 => Có khí thoát ra
\(HCl+NaHSO_3\rightarrow NaCl+SO_2+H_2O\)
(4) Nhỏ nước vào vôi sống => Dung dịch tạo thành có hiện tượng nóng lên do phản ứng tỏa ra nhiệt.
\(CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\)
(5) Cho khí H2 nóng dư đi qua FeO => Chất rắn màu đen của Sắt II oxit (FeO) chuyển dần sang màu trắng xám của Sắt (Fe).
\(FeO+H_2-^{t^o}\rightarrow Fe+H_2O\)
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học mà tạo kết tủa là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1