K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2016

* Về một kinh tế:

+ Cung cấp gỗ cho con người làm vật liệu xây dựng, cần tạo ra nhiên liệu phục vụ đời sống con người.

+ Tạo ra nguồn nguyên liệu (gỗ và các lâm sản khác) thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ, giấy, sợi phát triển; gỗ trụ mộ.

+ Cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu quý từ rừng phục vụ (đời sống con người (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả; nấm hương, mộc nhĩ).

+ Tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn phát triển du lịch (xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên).

* Về mặt sinh thái

+ Bảo vệ các động, thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.

+ Chống xói mòn đất.

+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.

+ Đầm hào cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.

22 tháng 2 2016

- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặt ven biển. Do vậy, lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.

- Cung cấp gỗ và các loại lâm sản khác (nấm, dược liệu)

- Tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn phát triển du lịch ( xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...)

- Điều hòa khí hậu

- Bảo vệ động vật, thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.

- Chống xói mòn đất.

- Điều hòa dòng chảy  sông ngòi, chống lũ lụt, hạn hán

- Đảm bảo cân bằng nước, cân bằng sinh thái lãnh thổ

15 tháng 1 2018

- Ý nghĩa kinh tế và sinh thái của rừng

   + Rừng cung cấp nhiều lâm sản (gỗ, củi,...) và các dược liệu.

   + Rừng có tác dụng điều hoà lượng nước trên mặt đất, lớp lá cây rơi xuống tạo thành một lớp xốp cách nhiệt che phủ đất rừng từ đó làm giảm lượng nước bốc hơi và làm tăng độ ẩm cho đất.

   + Rừng ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước của môi trường xung quanh, do đó khí hậu được điều hoà. Ngoài ra, rừng là màng lọc không khí trong lành; cản khói, bụi.

   + Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất. Rừng ngăn cản quá trình xói mòn đất, nhất là ở các sườn đất dốc.

   + Rừng là nguồn gen quý giá.

- Vai trò của ngành lâm nghiệp

   + Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản mang lại giá trị kinh tế.

   + Trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng

30 tháng 11 2018

Đáp án B

3 tháng 2 2016

- Công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa.

Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết về con người và khoa học - công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hóa tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lực lượng sản xuất, nhờ đó mà nâng cao vai trò của người lao động - nhân tố trung tâm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là góp phần tăng cường quyền lực, sức mạnh và hiệu quả của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hóa tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá trình quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lý theo hướng chuyên canh tập trung làm cho quan hệ kinh tế giữa các vùng, các miền trở nên thống nhất cao hơn.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hóa không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển và hiện đại hoá nền quốc phòng - an ninh. Sự nghiệp quốc phòng và an ninh gắn liền với sự nghiệp phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hóa tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ về kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội, quốc phòng và an ninh. Thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì vậy mà công nghiệp hoá kinh tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

5 tháng 7 2019

Phát biểu không đúng về vai trò của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nền kinh tế nước ta là “Tác động manh mẽ đến sự phát triển tất cả các ngành kinh tế khác” vì ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tác động đến nhiều ngành kinh tế khác nhưng không phải tất cả các ngành đều bị tác động của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm => Chọn đáp án D

28 tháng 2 2016

Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp sẽ góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ vì:

- Về kinh tế:

+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, giúp đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Đa dạng hoá sản xuất và sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, hoàn thiện và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế.

- Về xã hội:

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Góp phần định canh, định cư cho các dân tộc thiểu số và hạn cho được việc tàn phá rừng.

- Về môi trường:

+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ và phát triển vốn rừng, giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn các nguồn tiền quý hiếm, điều hoà chế độ nước của các sông, hạn chế tác hại của lũ.

+ Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chặn cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.

28 tháng 1 2016

* Vai trò:
- Kinh tế đối ngoại nước ta gồm 5 hoạt động chính. Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư hợp tác quốc
tế, hoạt động hợp tác lao động quốc tế, du lịch quốc tế và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như thu đổi tiền ngoại tệ, bán hàng
lưu niệm bằng tiền nước ngoài... Phát triển các hoạt động này trước hết là để làm tăng thêm các nguồn ngoại tệ cho cả nước.

- Phát triển kinh tế đối ngoại là để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu nhờ vậy mà nước ta có thể xuất khẩu được nhiều đặc
sản đổi lấy ngoại tệ và cũng nhập được nhiều thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa.

- Là để cho thế giới xích lại gần ta củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc giữa nước ta với thế giới, cũng là để
nhân dân ta tiếp thu được tinh hoa văn hóa của thế giới tạo cơ hội hội nhập với nền văn minh quốc tế.

- Phát triển kinh tế đối ngoại cũng là góp phần củng cố an ninh và hòa bình ở khu vực Đông nam á và thế giới.
 

* Đổi mới (chuyển biến) kinh tế đối ngoại từ năm 1988 tới nay.
-  Đổi mới về hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu.

       + Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của nước ta trước năm 88 kém phát triển mà mới chỉ giới hạn phát triển với các
thị trường Liên Xô cũ và các nước đông âu. Nhưng từ năm 88 đến nay hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu được chuyển biến
trước hết là giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước đều tăng dần nhưng giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh hơn nhập khẩu
dẫn đến cán cân xuất nhập khẩu của cả nước ngày càng tiến tới cân đối và biểu hiện qua các số liệu sau:

Cán cân xuất nhập khẩu.Đơn vị triệu rúp - đô la
Năm cán cân
1988 - 1718,2
1989 - 619,8
1990 - 384,4
1992 + 40
2995 - 2706
Qua số liệu cho thấy trước năm 1992 cán cân xuất nhập khẩu của chúng ta đều mất cân đối lớn và đều đạt trị số âm do ta
mới bước đầu đổi mới nên hoạt động xuất khẩu chưa mạnh nhưng nhập khẩu rất mạnh vì cần có công nghệ tiên tiến.
Cán cân xuất nhập khẩu đạt mức cân đối lớn thể hiện rõ nhất vào năm 1992 nhưng đến năm 1995 cán cân xuất nhập khẩu lại
mất cân đối lớn vì trong công cuộc đổi mới ta phải nhập nhiều thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến rất tiên tiến nhưng giá trị các mặt
hàng xuất khẩu của ta nhìn chung rất rẻ tiền chủ yếu là nông lâm thuỷ hải sản. Nhưng nhìn chung nhờ công cuộc đổi mới nên nhìn
chung cán cân xuất nhập khẩu của cả nước ta đang dần tiến tới cân bằng.

-  Đổi mới của hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu theo xu hướng là mở rộng thì thị trường xuất nhập khâủ ra toàn thế
giới mà biểu hiện qua số liệu sau:
Thị trường xuất khẩu (%)
1991 1995
1) Châu á 74 79
2) Châu Âu 18 15
3) Châu Mỹ 5 3
4) Châu Phi 1 1
5) úc và Đại dương 2 2
Qua số liệu trên ta thấy trước hết thị trường xuất nhập khẩu của cả nước ngày càng mở rộng vì nếu như trước năm 1990 thị
trường xuất nhập khẩu giới hạn chủ yếu ở các nước thuộc khu vực 1 thì từ năm 91 tới nay thị trường xuất nhập khẩu trong nước ta
đã lan ra toàn thế giới.

Tỷ trọng XNK mặc dù vẫn chiếm tỷ lệ lớn thuộc lĩnh vực châu á và châu Âu nhưng tỷ lệ trong xuất nhập khẩu ở châu á có
xu hướng tăng dần và giảm dần ở châu Âu còn các nước châu Mỹ, châu Đại Dương vẫn đang chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có cũng thể
hiện là trong quan hệ ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta có nhiều đổi mới đã mở rộng thị trường xuất nhập khẩu sang cả Châu
Mỹ, CHâu Phi đặc biệt là Châu Mỹ. Sự đổi mới đó là nhờ vào đường lối mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế cùng với chính sách mở
cửa của Đảng và nhà nước ta.

- Đổi mới về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.
Nếu như trước năm 88 ta vẫn sử dụng cơ chế bao cấp để thực hiện hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu thì sau năm 88 ta
đã xoá bỏ cơ chế bao cấp thực hiện cơ chế thị trường trong hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu. Đồng thời nếu như Nhà nước
độc quyền bởi hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu thì nay Nhà nước đã mở rộng quyền xuáat nhập khẩu cho các địa phương và
cả tư nhân. Nhờ vậy mà đã lôi cuốn mọi tầng lớp xã hội tham gia hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu mà Nhà nước chỉ quản lý
hoạt động này bằng pháp luật.
       

- Đổi mới về cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu.
Nếu như trước năm 88 các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là nông lâm thuỷ hải sản và các loại khoáng sản thô như than
đá, dầu thô, thiếc thỏi... rất rẻ tiền còn các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và số ít là phương tiện kỹ thuật. Nhưng từ
năm 90 đến nay thì trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu ngoài nông lâm thuỷ hải sản, khoáng sản còn có các mặt hàng tiêu dùng,
hàng dệt may, giày da... và đặc biệt đã có nhiều thiết bị công nghệ, nhiều phụ tùng linh kiện máy móc còn mặt hàng nhập khẩu của
ta chủ yếu là mặt hàng thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa.
       

       + Tuy vậy hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của nước ta vẫn còn nhiều tồn tại.
. Cán cân xuất nhập khẩu vẫn còn mất cân đối.
. Thị trường xuất nhập khẩu chưa ổn định rất bấp bênh.
. Giá trị mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là những sản phẩm thô rẻ tiền chất lượng thấp.
. Đối tác với thị trường nước ngoài mất ổn định chưa hội nhập vì hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn ảnh hưởng bởi cơ chế
bao cấp.

- Đổi mới về hợp tác đầu tư quốc tế.

      + Hoạt động đầu tư quốc tế trước năm 90 của nước ta chủ yếu chỉ được phát triển với Liên Xô cũ và 1 số nước XHCN Đông
âu cũ nên hiệu quả thấp. Ngày nay hoạt động đầu tư quốc tế không những duy trì thị trường cũ (các nước trong khu vực 1) mà còn
mở rộng thêm các nước thuộc khu vực 2, 3 đặc biệt với các nước tư bản. Cho nên cuối năm 90 (sau 1 năm đổi mới và hoạt động đầu
tư hợp tác) thì có 80% tổng số vốn đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam là của nước ngoài.

      + Tính đến năm 94 nước ta đã ký được khoảng 1 nghìn dự án hợp tác đầu tư quốc tế với tổng số vốn khoảng 10 tỉ đô la,
trong đó có khoảng 600 dự án đang được triển khai. Dự tính 600 dự án này mà được triển khai, thực thi mạnh mẽ sẽ đem lại cho
Việt Nam lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng.

      + Dự tính sau năm 2000 nước ta muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp đôi thời kỳ trước năm 2000 thì cần phải có số vốn
khoảng 40 tỉ USD nhưng trọng đó 1/2 phải là số vốn của nước ngoài. Ta muốn đạt được mục tiêu này phải thực hiện triệt để chính
sách mở cửa và mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời tranh thủ các nguồn viện trợ của các tổ chức vay vốn quốc tế, đó là viện trợ phát
triển chính ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Nhờ đường lối đổi mới toàn diện xã hội nên triển vọng của hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng mở rộng và đó là cơ sở tạo ra
nguồn vốn ngoại tệ mạnh phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa nhanh chóng.
Tuy vậy hoạt động đầu tư quốc tế vẫn còn nhiều tồn tại điển hình là hiệu quả đầu tư còn thấp mà hoạt động đầu tư quốc tế
mới chỉ giới hạn trong 1 số lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh.

- Đổi mới về hợp tác lao động quốc tế.
      + Hoạt động hợp tác lao động quốc tế trước năm 90 phát triển mạnh và với qui mô lớn với các nước Liên Xô cũ và các nước
XHCN Đông Âu nhưng hoạt động này thực chất hiệu quả thấp, gây nhiều tiêu cực và nó đã bị ngưng trệ cùng với sự sụp đổ của
Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu.

      +Ngày nay ta đã đổi mới hoạt động này với thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu là với các nước Châu á, TBD như Đài
Loan, Hàn Quốc... 1 số nước Châu Phi.

      + Thị trường xuất nhập khẩu lao động nước ta hiện nay có 30 nước khác nhau và đang có xu thế phát triển mạnh hơn nhờ
chính sách mở rộng hợp tác quốc tế. Nhưng hoạt động này vẫn còn nhiều tồn tại lớn vì chất lượng lao động xuất khẩu chưa cao tay
nghề thấp. Hoạt động này đã đem lại nhiều ưu việt trước hết là nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam và cũng góp phần
nâng cao dân trí và tạo ra việc làm cho hàng vạn lao động Việt Nam. Tính đến năm 94 ta có khoảng 2% tổng nguồn lao động là ở
diện xuất khẩu đi nước ngoài.

- Đổi mới về hoạt động du lịch quốc tế.
Trước năm 90 hoạt động du lịch quốc tế hầu như chưa phát triển vì ta chưa thực hiện chính sách mở cửa mà du lịch quốc tế
mới ban đầu được phát triển từ năm 90 (năm du lịch cả nước). Sau năm 90 đến năm 92 ta đã đón được 34 vạn khách quốc tế, 93 đón
được 44 vạn, đến năm 94 ta đón được 1 triệu khách quốc tế.

Du lịch quốc tế ở nước ta còn nhiều khả năng phát triển mạnh vì nước ta có tài nguyên du lịch cả về tự nhiên lẫn văn hóa
lịch sử nhân văn rất đa dạng và hấp dẫn khách quốc tế điển hình về tự nhiên ta có di sản tự nhiên quốc tế và Vịnh Hạ Long, về di
sản văn hóa ta có phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn đặc biệt ta có nền văn hóa VN đậm đà, độc đáo và giàu bản sắc.

      + Tuy vậy hoạt động du lịch quốc tế vẫn còn nhiều tồn tại vì cơ sở VCHT còn nghèo nàn lạc hậu, giá cả chưa hợp lý, đặc
biệt trình độ quản lý tổ chức, hướng dẫn du lịch còn thấp.

- Còn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như thu đổi tiền ngoại tệ, bán hàng lưu niệm bằng tiền nước ngoài... thì cũng
được đổi mới mạnh mẽ cùng với sự đổi mới của các hoạt động kinh tế đối ngoại trên.

8 tháng 2 2018

a) Vai trò của giao thông vận tải

   - Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế (vận chuyển nguyên, nhiên liệu, vật tư kĩ thuật, sản phẩm,...).

   - Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

   - Có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường.

   - Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.

   - Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội phát triển,

   - Giúp tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng đất nước.

b) Vai trò của thông tin liên lạc

   - Giúp cho việc giao lưu kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế được thực hiện nhanh chóng.

   -Trong nền kinh tế thị trường, việc thiếu thông tin cập nhật sẽ gây nhiều khó khăn, thậm chí thất bại trong quản lí, kinh doanh. Nhờ nắm được thông tin, người quản lí Nhà nước, quản lí kinh doanh sẽ đưa ra những quyết định nhanh, chính xác, hiệu quả.

   - Với xã hội, thông tin liên lạc phát triển sẽ khắc phục những hạn chế về thời gian và khoảng cách, làm cho con người gần nhau hơn, đồng thời cũng giúp con người nâng cao nhận thức về nhiều mặt.

31 tháng 3 2017

vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế – xã hội.

a) Vai trò của giao thông vận tải

– Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.

– Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.

– Giao thông vận tải thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.

– Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.

– Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đât nước và tạo nên một giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

b) Vai trò của thông tin liên lạc

– Đảm nhiệm sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước.

– Những tiến bộ của ngành thông tin liên lạc đã góp phần quan trọng làm thay đổi cách tổ chức nền kinh tế trên thế giới, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Nó cũng làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của từng người, từng gia đình.

31 tháng 3 2017

a) Vai trò của giao thông vận tải

– Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.

– Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.

– Giao thông vận tải thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.

– Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.

– Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đât nước và tạo nên một giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

b) Vai trò của thông tin liên lạc

– Đảm nhiệm sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước.

– Những tiến bộ của ngành thông tin liên lạc đã góp phần quan trọng làm thay đổi cách tổ chức nền kinh tế trên thế giới, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Nó cũng làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của từng người, từng gia đình.

26 tháng 1 2016

            - Giao thông vận tải giúp cho quá trình sản xuất và việc đi lại của nhân dân được diễn ra liên tục, thuận tiện.

            - Các mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ giao thông vận tải, do đó tính thống nhất của nền kinh tế-xã hội được củng cố.

            - Giao thông vận tải làm tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế-xã hội với các nước khác trên thế giới.

            - Thông tin liên lạc phát triển giúp cho việc giao lưu kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế được thực hiện nhanh chóng.

            - Trong nền kinh tế thị trường, việc thiếu thông tin cập nhật sẽ gây nhiều khó khăn, thậm chí thất bại trong quản lý, kinh doanh.

            - Với người quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh, việc nắm thông tin sẽ giúp đưa ra những quyết định nhanh, chính xác, hiệu quả.

            -Với xã hội, thông tin liên lạc phát triển sẽ khắc phục những hạn chế về thời gian và khoảng cách, làm cho con người gần nhau hơn, đồng thời cũng giúp con người nâng cao nhận thức về nhiều mặt

27 tháng 1 2016

a) Vai trò của giao thông vận tải

-  Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.

-  Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.

-  Giao thông vận tải thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.

-  Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.

-  Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đât nước và tạo nên một giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

b) Vai trò của thông tin liên lạc

-  Đảm nhiệm sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước.

-  Những tiến bộ của ngành thông tin liên lạc đã góp phần quan trọng làm thay đổi cách tổ chức nền kinh tế trên thế giới, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Nó cũng làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của từng người, từng gia đình.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-neu-vai-tro-cua-giao-thong-van-tai-c95a9971.html#ixzz3yQpQSlgF