K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2018

- Ý nghĩa kinh tế và sinh thái của rừng

   + Rừng cung cấp nhiều lâm sản (gỗ, củi,...) và các dược liệu.

   + Rừng có tác dụng điều hoà lượng nước trên mặt đất, lớp lá cây rơi xuống tạo thành một lớp xốp cách nhiệt che phủ đất rừng từ đó làm giảm lượng nước bốc hơi và làm tăng độ ẩm cho đất.

   + Rừng ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước của môi trường xung quanh, do đó khí hậu được điều hoà. Ngoài ra, rừng là màng lọc không khí trong lành; cản khói, bụi.

   + Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất. Rừng ngăn cản quá trình xói mòn đất, nhất là ở các sườn đất dốc.

   + Rừng là nguồn gen quý giá.

- Vai trò của ngành lâm nghiệp

   + Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản mang lại giá trị kinh tế.

   + Trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng

22 tháng 2 2016

* Về một kinh tế:

+ Cung cấp gỗ cho con người làm vật liệu xây dựng, cần tạo ra nhiên liệu phục vụ đời sống con người.

+ Tạo ra nguồn nguyên liệu (gỗ và các lâm sản khác) thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ, giấy, sợi phát triển; gỗ trụ mộ.

+ Cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu quý từ rừng phục vụ (đời sống con người (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả; nấm hương, mộc nhĩ).

+ Tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn phát triển du lịch (xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên).

* Về mặt sinh thái

+ Bảo vệ các động, thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.

+ Chống xói mòn đất.

+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.

+ Đầm hào cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.

22 tháng 2 2016

- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặt ven biển. Do vậy, lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.

- Cung cấp gỗ và các loại lâm sản khác (nấm, dược liệu)

- Tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn phát triển du lịch ( xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...)

- Điều hòa khí hậu

- Bảo vệ động vật, thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.

- Chống xói mòn đất.

- Điều hòa dòng chảy  sông ngòi, chống lũ lụt, hạn hán

- Đảm bảo cân bằng nước, cân bằng sinh thái lãnh thổ

30 tháng 11 2018

Đáp án B

30 tháng 7 2016

Công nghiệp năng lượng bao gồm 2 phân ngành: khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và sản xuất điện.

a/ Thế mạnh lâu dài: nguồn nhiên liệu phong phú:

– Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn…

– Dầu khí vớitrữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí.

– Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%)

+ Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời…

– Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

phong điện Tuy Phong (Bình Thuận) hòa vào lưới điện quốc gia

PHONG ĐIỆN Ở TUY PHONG (BÌNH THUẬN) ĐÃ HÒA VÀO LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA.

Phong điện ờ Trường Sa.

PHONG ĐIỆN Ờ ĐẢO SONG TỬ TÂY, TRƯỜNG SA.

 

b/ Mang lại hiệu quả cao:

– Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc CNH, HĐH. Than, dầu thô còn có xuất khẩu.

– Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.

– Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:

–       Phát triển năng lượng đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…phục vụ nhu cầu CNH, HĐH.

 

 

9 tháng 11 2019

Gợi ý làm bài

a) Đặc điểm tài nguyên rừng

- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, lại có các bãi bồi ven biển, thuận lợi cho phát triển tài nguyên rừng.

- Trước đây hơn nửa thế kỉ, Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng. Hiện nay, tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi.

- Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng gần 11,6 triệu ha, độ che phủ tính chung toàn quốc là 35%. Trong điều kiện của nước ta (ba phần tư diện tích là đồi núi) thì tỉ lệ này vẫn còn thấp.

- Tài nguyên rừng được chia thành các các loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

b) Ý nghĩa của tài nguyên rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái

- Tài nguyên rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là vấn đề giữ gìn môi trường sinh thái.

- Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.

- Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển. Rừng phòng hộ có tác dụng phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,...).

- Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên (Cúc Phương, Ba Vì, Bạch Mã, Cát Tiên,...), góp phần bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc phát trỉển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp đối với phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?1.     Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường.2.     Việc phát triển...
Đọc tiếp

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc phát trỉển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp đối với phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?

1.     Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường.

2.     Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế.

3.     Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy; vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản.

4.     Lãnh thổ dài và hẹp ngang, mỗi tỉnh trong vùng đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi, cần phát triển để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
16 tháng 12 2017

Đáp án C

31 tháng 3 2017

a. Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đặc biệt là đất và khí hậu).

- Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, sự phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn.

Ví dụ:

- Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. Đây là cở sở hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và cây lương thực , thực phẩm ở đồng bằng.

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phát triển nghề trồng lúa nước.

b. Nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó

- Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.

- Với việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nước ta.

- Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối chính sách, đặc biệt là yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định hình thành các vùng nông nghiệp, khi nông nghiệp đã chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa. Điển hình như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

2 tháng 6 2021

 Ý nghĩa lớn nhất của các hồ thủy điện đối với kinh tế của vùng Tây Nguyên là

A. cung cấp nước tưới cho các vườn cây công nghiệp trong mùa khô.

B. điều tiết nước cho các sông, cung cấp nước cho các ngành sản xuất.

C. tạo ra nguồn điện dồi dào và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. thúc đẩy hoạt động du lịch sinh thái và cung cấp nước cho sinh hoạt

2 tháng 6 2021

ko đi vận động tranh cử à cj

17 tháng 10 2019

Đáp án C

5 tháng 7 2019

Phát biểu không đúng về vai trò của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nền kinh tế nước ta là “Tác động manh mẽ đến sự phát triển tất cả các ngành kinh tế khác” vì ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tác động đến nhiều ngành kinh tế khác nhưng không phải tất cả các ngành đều bị tác động của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm => Chọn đáp án D