K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2019

Đáp án D

7 tháng 7 2017

b, Trong bài Cảnh khuya

- Gieo vần chân, vần cách (hoa - nhà)

- Nhịp 4/3

- Hoài thanh: theo mô hình

Soạn văn lớp 12 | Soạn bài lớp 12

18 tháng 3 2016

           

 

            Tố Hữu là một thi sĩ- chiến sĩ.  Thơ Ông gắn liền với Đảng với quê hương.  Đối với ông, thơ ca không ngoài mục đích phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng.  Trong nguồn mạch thơ trữ tình chính trị, ông tìm về quá khứ của thế hệ cha ông để đồng cảm, thấu hiểu, để tìm nguồn sinh lực mới cho thời đại mới hôm nay.  Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” là một trong những bài tiêu biểu cho việc tìm về quá khứ để đồng cảm trân trọng cha ông xưa.

            Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”được Tố Hữu viết năm 1965,lúc ấy nhà thơ có dịp qua quê hương Nguyễn Du và nhân kỉ niệm hai trăm năm ngày sinh Nguyễn Du.  Ông xúc động viết bài thơ này.  Sau khi  cảm nhận thấm thía lòng thương người  và nỗi niềm trăn trở của Nguyễn Du, Tố Hữu đã thốt lên những vần thơ  thật xúc động:

                                    Tiếng thơ ai động đất trời

                                    Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

                                    Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

                                   Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

                                   Hỡi người xưa của ta nay

                                   Khúc vui xin lại so dây cùng người

             Với sự cảm nhận sâu sắc, ngưỡng mộ tài năng và lòng thương người bao la của Nguyễn Du, Tố Hữu đã vết hai câu mở đầu đoạn với lòng trân trọng:

                                                 Tiếng thơ ai động đất trời

                                    Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

             Tố Hữu ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi.  Bằng cách so sánh ẩn dụ tài tình, Ông đã nâng tầm cao giá trị của tiếng thơ Nguyễn Du.  Ông đã ví tiếng thơ ấy là “non nước” vọng về từ ngàn năm trước.  Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào hân hoan đón nhận của hậu thế.  Tiến thơ ấy thật đáng trân trọng, thật đáng ngượng vọng.  Hai câu thơ đã khái quáược tầm vóc, giá trị to lớn của thơ Nguyễn Du cũng tài năng của cụ.  Mặt khác hai câu thơ trên còn thể hiện tình cảm cao đẹp của Tố Hữu-  thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khứ của cha ông. Tố Hữu tiếp tục nâng tầm cao giá trị thơ Nguyễn Du có tính vĩnh hằng ở hai câu sau:

                                                Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

                                      Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

             Nghìn năm là mãi mãi, sẽ không quên Nguyễn Du.  “ Nghìn năm” là  khoảng thời gian của bao thế hệ hôm nay và mai sau sẽ nhớ.  Đó là tấc lòng tri ân của các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ không quên thơ Nguyễn Du.  Tiếng thơ Nguyễn Du được ví như “tiếng mẹ ru những ngày”.  Tiếng mẹ gần gũi và thân thiết quá.  Tiếng thơ Nguyễn Du là tiếng thương, tiếng nhẹ nhàng ân tình, gửi bao ước mơ và khát vọng cháy bỏng.  và vì thế tiếng thơ Nguyễn Du là

 

 

tiếng ru của mẹ, ân tình, ngọt ngào lắng đọng vào mỗi thế hệ.  

            Khúc hát ru ân tình ấy là lời thủ thỉ cho con cháu – thế hệ hôm nay vững bước đi lên.  Với sự trân trọng va biết ơn Nguyễn Du, Tố Hữu đã chắp bút viết nên những câu thơ hay như thế.  Hai câu cuối là lời đồng vọng của quá khứ hòa nhập cùng thế hệ hôm nay để vang lên bài ca tự hào

                                            Hỡi người xưa của ta nay

                                  Khúc vui xin lại so dây cùng người

             Nhà thơ khẳng định Nguyễn Du là người của quá khứ nhưng cũng là người của hôm nay là “người xưa” mà “của ta nay”.  Nhà thơ xin hòa ca khúc vui của hôm nay vào  khúc bi ai xưa để chia sẻ, cảm thông và kính trọng quá khứ.

bằng lối tập Kiều nhuần nhuyễn,, giọng điệu ân tình tha thiết, đậm chất dân tộc.  Khổ thơ đã thể hiện rõ lòng trân trọng  thơ Nguyễn Du cũng như tài năng Nguyễn Du với.  Đoạn thơ cũng cho thấy Tố Hữu có sự cảm nhận đầy đủ so với các nhà thơ cùng thời.

              Bài thơ “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” cũng như Đoạn thơ lục bát này phảng phất hơi thơ Truyện Kiều.  Tố Hữu đã tổng kết đánh giá  cuộc đời Nguyễn Du thật chính xác và sâu sắc.  Đó còn là tiếng lòng trân trọng của hậu thế đối với Nguyễn Du.

 

18 tháng 3 2016
Tháng 11/1965 khi giặc Mỹ bắn phá ác liệt, nhà thơ có dịp qua quê hương của Nguyễn Du và nhân kỷ niệm đúng hai trăm năm ngày sinh của Người, Tố Hữu xúc động viết lên bài thơ này. Bài thơ đã thể hiện một cách cảm nhận, suy nghĩ và đánh giá của Tố Hữu tiêu biểu cho thế hệ hôm nay nhìn về quá khứ lịch sử của cha ông xưa để từ đó khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ hôm nay của dân tộc. Trong tiếng vọng của tấc lòng tri âm tri kỷ ấy, Tố Hữu đã thốt lên: Tiếng thơ ai động đất trờiNghe như non nước vọng lời ngàn thuNghìn năm sau nhớ Nguyễn DuTiếng thương như tiếng mẹ ru những ngàyHỡi Người xưa của ta nayKhúc vui xin lại so dây cùng Người! Bài thơ trừ bốn câu thơ đầu và cuối, tất cả có năm khổ thơ với ba cặp lục bát tương xứng. Bằng hình thức tập Kiều nhuần nhuyễn, sáng tạo, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, những so sánh bất ngờ... ấy đã diễn tả thật thành công tấm lòng của một người con cúi mình trước đại thi hào vĩ đại của dân tộc Nguyễn Du, một thi hào kỳ tài ấy đã chắp bút lên "Truyện Kiều", một công trình đồ sộ và có giá trị thật lớn lao, góp phần tăng giá trị đạo đức, nhận thức vào kho tàng văn học Việt Nam. Cảm khái và ngưỡng mộ trước tài năng ấy kết hợp với một tấm lòng khát vọng tìm về với quá khứ xưa, Tố Hữu đã viết: Tiếng thơ ai động đất trờiNghe như non nước vọng lời ngàn thu Tố Hữu đã ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi, đến tạo vật muôn loài. Bằng cách sử dụng lối so sánh, ẩn dụ tài tình, nhà thơ đã nâng cao tầm vóc, giá trị của thơ ca Nguyễn Du. Ông đã ví tiếng thơ ấy là "non nước" vọng về từ ngàn năm trước, của thời gian xa xưa, của quá khứ. Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào, hân hoan, đón nhận của một tấm lòng hậu thế muốn đền đáp tấm lòng cha ông xưa. Nỗi niềm ấy, tình cảm ấy thật đáng ngưỡng vọng. Hai câu thơ không những khái quát được tầm vóc, giá trị to lớn của tài năng Nguyễn Du mà còn thể hiện sâu sắc tình cảm cao đẹp của Tố Hữu- thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khá của cha ông. Lối thơ ấy, tiếng lòng hân hoan Tố Hữu lại tiếp tục rộng mở vươn tới những giá trị vĩnh hằng khác: Nghìn năm sau nhớ Nguyễn DuTiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày Nghìn năm là khoảng thời gian của hồi tưởng, của ngưỡng vọng, của khát vọng mãnh liệt, của tấc lòng tri kỷ biết ơn của thế hệ hôm nay. Đó còn là khoảng thời gian của thế hệ hôm nay trả lời cho nỗi đau lịch sử của cha ông trong quá khứ.. Một lần nữa cảm hứng ngợi ca chắp bút cho Tố Hữu cất tiếng lòng tự hào trong khúc hát tràn đầy hân hoan, hứng khởi, trong sự ngưỡng vọng trước một thiên tài. Tiếng thơ của Nguyễn Du được ví như "tiếng mẹ", mà "tiếng mẹ" thì gần gũi, thiết tha quá. Đó là lời ru nhẹ nhàng ân tình, chan chứa tình yêu thương và trong ấy gửi gắm bao mơ ước thật cao đẹp. Và vì thế tiếng thơ của Nguyễn Du là tiếng ru của mẹ ân tình, ngọt ngào thổi vào lòng bao thế hệ có sức mạnh thật lớn lao. Tình cảm ấy, khúc hát ru ân tình ấy là lời nhắc nhở, thủ thỉ cho con- thế hệ hôm nay vững bước trưởng thành. Tiếng lòng đồng vọng của cõi xưa nhập cùng thế hệ hôm nay để con lại vang lên lời ca tự hào:  Hỡi người xưa của ta nayKhúc vui xin lại so dây cùng Người! Trên trục kết cấu "xưa-nay", "con-Người" cùng vang lên tiếng lòng khát khao tìm kiếm tri âm. "Con" sẽ cùng "Người" hát tiếp khúc tráng ca ấy chào đón cách mạng. Chữ "cùng" đã thể hiện đầy đủ ước vọng của chúng con và Người. Tình cảm ấy, nghĩa cử ấy thật đáng tự hào và trân trọng. Sáu câu thơ, ba cặp lục bát song hành ấy là tình cảm, tiếng lòng của chúng con thế hệ hôm nay đáp lời quá khứ. Đó cũng là lời hứa chân thành nhất của thế hệ hôm nay cùng ngân vang theo nhịp đập của quá khứ. Bằng lối tập Kiều nhuần nhuyễn, sử dụng hình ảnh có tính gợi hình, giọng điệu ân tình, ngọt ngào, đậm chất dân tộc, khổ thơ đã thể hiện trọn vẹn phong cách thơ Tố Hữu: khuynh hướng thơ trữ tình - chính trị, một giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc. Khổ thơ khép lại nhưng lại mở ra một chân trời mới, tương lai mới trong hành trình chống Mỹ hôm nay: Sông Lam nước chảy bên đồiBỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân
10 tháng 12 2018

c, Lặp lại cấu trúc: Nhớ sao…

→ Tái hiện chân thực nỗi nhớ của những người lính cách mạng, tác giả khi trở về xuôi vẫn tha thiết nhớ nhưng Việt Bắc

27 tháng 3 2017

- Đúng

- Ý nghĩa nhan đề: "Tiếng hát con tàu" là tiếng hát say mê, lạc quan, phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ”

5 tháng 12 2017

Kết quả của phép tính (54.46−40.46):46 bằng:​

  1. x = 14
  2. x = 94
  3. x = 10
  4. x = 11
Em bé bỏng của chị! Khi em cất tiếng khóc chào đời, không gian như bừng sáng. Bế em trên tay là một bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ y tế màu xanh, khẩu trang kín mít, chỉ còn hở đôi mắt ánh lên nét rạng ngời. Em cất tiếng khóc, chị nhẹ nhõm như vừa trút ánh nặng ngàn cân, vui sướng đến run người, nghe bên tai tiếng bà cười trong nước mắt, bố đang gọi video bỗng lặng đi... Tất cả vỡ òa cảm xúc... Em sinh ra...
Đọc tiếp

Em bé bỏng của chị! Khi em cất tiếng khóc chào đời, không gian như bừng sáng. Bế em trên tay là một bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ y tế màu xanh, khẩu trang kín mít, chỉ còn hở đôi mắt ánh lên nét rạng ngời. Em cất tiếng khóc, chị nhẹ nhõm như vừa trút ánh nặng ngàn cân, vui sướng đến run người, nghe bên tai tiếng bà cười trong nước mắt, bố đang gọi video bỗng lặng đi... Tất cả vỡ òa cảm xúc... Em sinh ra trong sự nâng niu, đón chờ của những người thân và nhiều hơn thế nữa. Tiếng khóc chào đời của em đã thắp thêm niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây. Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covid-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm. Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm hy sinh bản thân mình, hết lòng vì người bệnh. Tấm chắn giọt bắn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áo ướt đẫm mồ hôi cho dù là đang giữa những ngày đông tháng giá. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc, và từng đêm, khi em quấy khóc, cô lại bế bồng và hát ru em câu hát "À ơi, con cò bay lả bay la..." (...) Thế giới có những anh hùng thầm lặng , sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ điều gì . Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon mặc đẹp được thoải mái vui chơi mà là sống trong niềm tin và tình yêu thương giữa con người ?"

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ ?

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong phần NGOẶC KÉP trên văn bản ?

Câu 3: Em có đồng ý với suy nghĩ : " hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon mặc đẹp được thoải mái vui chơi mà là sống trong niềm tin và tình yêu thương giữa con người ?

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

b) Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ? nêu ví dụ.

1
19 tháng 1 2017

b, Thao tác lập luận:

   + Giải thích+ chứng minh

   + Phân tích + bình luận

28 tháng 4 2017

- Đúng

- “không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: Khi Lor – ca chết đi, nền nghệ thuật Tây Ban Nha thiếu vắng kẻ dẫn đường, như cỏ mọc hoang. Đồng thời , tác giả Thanh Thảo đã so sánh sức sống nghệ thuật của Lor – ca như cỏ mọc hoang, sức sống mãnh liệt và lưu truyền mãi. Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật, là khát vọng nghệ thuật mà cả đời Lor – ca theo đuổi, là cái đẹp mà mọi thế lực đều không thể hủy diệt được.