Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài Giới thiệu vấn đề: Kinh nghiệm học và làm văn
Đối với nhiều học sinh hiện nay, việc học văn bị coi như cực hình vì nhiều bạn không có cách học phù hợp với bộ môn xã hội này. Chúng ta hãy cùng bàn về một vài lưu ý khi học văn!
2. Thân bài
a) Văn học là gì?
b) Thực trạng việc học văn của học sinh hiện nay:
- Nhiều người học đối phó.
- Nhiều người yêu thích nhưng không dám theo đuổi vì ngại khó.
- Chỉ có một bộ phận nhỏ học sinh thật sự yêu thích văn học nhưng đâu có được bao nhiêu người theo đuổi nó.
c) Kinh nghiệm học - làm văn:
- Để học tốt chương trình phổ thông, trước hết bạn phải nắm vững các bài giảng văn ở lớp bằng cách tìm hiểu trước bài học ở lớp.
- Khi học văn, quan trọng là bạn phải tập trung cao độ và có khả năng liên tưởng phong phú.
- Trong khi giáo viên giảng bài, chú ý ghi lại các ý chính hay những chi tiết đáng lưu ý mà thầy cô nêu ra.
- Thường xuyên làm thêm các bài tập ở phần luyện tập sau mỗi phần bài học.
- Đọc nhiều sách báo.
- Rèn luyện tính logic, sáng tạo để có thể áp dụng được trong việc làm văn.
...
3. Kết bài
- Khuyến khích người đọc
- Động lực cố gắng của bản thân
a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
Đề 4: Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội ở Việt Nam
Dàn ý
Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử - cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo và gần 30 lễ hội du nhập. Ngoài ra, còn những lễ hội nội bộ như ngành, địa phương, đơn vị, dòng họ... Lễ hội có thể nói chính là một nét đẹp văn hóa dân tộc trong tâm thức người Việt. Hằng năm, nhất là vào những dịp đầu xuân năm mới, người đi trẩy hội rất đông.
(Hình ảnh người tham gia lễ hội ở Việt Nam)
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách “trẩy hội” sao cho “văn minh”, “đúng cách”. Dưới đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội ở Việt Nam:
- Hiểu rõ văn hóa lịch sử lễ hội bạn muốn tham dự
- Lựa chọn trang phục phù hợp
- Tuân thủ các quy tắc tại nơi tổ chức lễ hội
…
Dàn ý:
1. Mở bài : Giới thiệu vấn đề.
2. Thân bài :
- Khái niệm học văn và làm văn.
- Thực trạng việc học văn của học sinh hiện nay : Nhiều học sinh có lối học sai lầm là học đối phó, học tủ,… Hoặc một số người yêu thích nhưng không dám theo đuổi vì ngại khó và tương lai khi học văn.
- Kinh nghiệm học văn hoặc làm văn :
+ Trước tiên hãy cố gắng để cảm nhận được cái hay của câu chữ, của ngôn ngữ tiếng Việt, của các tác phẩm văn học.
+ Nghe giảng trên lớp, chăm chỉ, đọc trước bài mới và thường xuyên ôn lại bài cũ.
+ Có sự tập trung khi học và chịu khó liên tưởng.
+ Đọc nhiều, viết nhiều, nếu có thể thì nên rèn thói quen viết nhật kí.
+ Rèn luyện tính logic, sáng tạo để có thể áp dụng trong việc làm văn.
3. Kết bài : Khuyến khích người đọc hãy thử áp dụng những kinh nghiệm đó vào việc học một cách nghiêm túc.