Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé:
1. Tính truyền miệng
Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
Ảnh hưởng:Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian.2. Tính tập thể
Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng - tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.
Trong khi tham gia lao động sản xuất, mọi người thường có những câu ca hay những câu chuyện hay kể cho cả một tập thể nghe. Đã có những câu hò hay những điệu nhạc reo vang, nó trở thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử .
==> Tính truyền miệng và tính tập thể trở thành đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian và các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
Văn học dân gian Việt Nam gồm: sử thi, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, sân khấu (chèo, tuồng, múa rối, trò diễn mang tích truyện)
Đặc trưng văn học dân gian:
Sử thi
- Những câu chuyện kể về các vị anh hùng, những vấn đề có ý nghĩa với đời sống cộng đồng.
- Đặc điểm nghệ thuật:
+ Tác phẩm có quy mô lớn
+ Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng về trí tuệ, sức mạnh cơ bắp
+ Sự trùng điệp câu văn, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhạc điệu với các biện pháp so sánh, ẩn dụ, phóng đại.
Truyền thuyết
Những câu chuyện kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (có liên quan tới lịch sử) thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân.
Nghệ thuật:
+ Văn xuôi tự sự có dung lượng vừa phải
+ Sự tham gia của những chi tiết, sự việc có tính huyền bí, thiêng liêng
Truyện cổ tích
Phản ánh ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội thông qua truyện kể về những con người bất hạnh trong xã hội (chàng trai nghèo, người thông minh, ngốc nghếch…)
Nghệ thuật:
+ Hình tượng nhân vật xây dựng dựa trên hư cấu
+ Có sự tham gia của các chi tiết hoang đường, kì ảo
+ Có kết cấu quen thuộc: nhân vật chính gặp nạn, vượt qua, hưởng hạnh phúc
Truyện cười
Tạo nên tiếng cười mỉa mai, châm biếm thói xấu của con người với mục đích để giáo dục, giải trí
Nghệ thuật:
- Dung lượng ngắn, logic, kết thúc bất ngờ, gây cười.
Truyện thơ
Diễn tả tâm trạng, suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi, sự công bằng xã hội bị tước đoạt.
Nghệ thuật
- Có tính tự sự, dung lượng dài
- Thường sử dụng hình ảnh so sánh, ví von, biện pháp điệp từ, điệp cú pháp để nhấn mạnh
em có thể làm theo dàn ý như sau:
a. Mở đoạn:
- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lý
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
b. Thân đoạn:
- Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao....; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể).
- Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ....của người lao động. Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta":
Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng) Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng) Tình cảm gia đình (dẫn chứng) Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng) Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng) Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng) Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng) Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương (dẫn chứng) Tình thầy trò (dẫn chứng) Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng)
c. Kết đoạn:
- Đánh giá khái quát lại vấn đề
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo
- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian
+ Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)
- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.
+ Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.
+ Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.
- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)
+ Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...
+ Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...
- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):
+ Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt
+ Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quátrình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên,xã hội nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.Ví dụ:" Hỡi cô gánh nước quang mâyCho anh xin gáo tưới cây ngô đồng?".Hay là:" Chuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng, bay vừa thì râm" .
Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam là:
- Tính truyền miệng
+ Truyền miệng là phương thức lưu hành và tồn tại của văn học dân gian, tạo nên điểm khác biệt cơ bản của bộ phận văn học này với văn học viết.
+ Đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác không bằng chữ viết mà bằng lời nói, thông qua sự ghi nhớ qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau.
+ Nói truyền miệng là nói đến quá trình diễn xướng dân gian với các hình thức như : nói, kể, hát, diễn, … các tác phẩm văn học dân gian hoặc và kết hợp nội dung lời thơ, văn với các làn điệu để tạo nên tác phẩm trình diễn chèo, tuồng, cải lương, …
- Tính tập thể
+ Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: ban đầu, tác phẩm do một cá nhân khởi xướng; sau đó, những người khác tiếp tục lưu truyền, sửa chữa, thêm bớt, hoàn thiện và làm phong phú cả về nội dung lẫn hình thức cho tác phẩm.
+ Kể cả khi đã được ghi chép lại, các tác phẩm văn học dân giân vẫn tiếp tục được truyền miệng, chỉnh sửa và hoàn thiện.
+ Mỗi tác phẩm dân gian sau khi ra đời đều là tài sản chung của tập thể, mỗi người đều có quyền sử dụng, sửa chữa, bổ sung để thêm hoàn thiện, hấp dẫn.
⇒ Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- Tính thực hành
+ Phần lớn các tác phẩn văn học dân gian đều được ra đời trong những sinh hoạt như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè... .
+ Những sinh hoạt cộng đồng có vai trò chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học dân gian.
+ Các tác phẩm văn học dân gian có vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho sinh hoạt cộng đồng (những bài hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,...).
a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...