Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đồi núi chiếm tớỉ 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tich.
- Đồi núi thấp (dưới 1000 m ) chiếm hơn 60o/o diện tích cả nước, núi cao (trên 2000 m) chỉ chiếm 1o/o diện tích.
b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
- Địa hình nước ta được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
- Gồm 2 hướng chính :
+ Hướng tây bắc - đông nam thể hiện rõ rệt ở vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
+ Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
- Địa hình Việt Nam phân chia thành các khu vực : khu vực núi cao, các khu vực đồi núi thấp và trung bình, các vùng trung du chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng, các đồng bằng, ô trũng xen kẻ…tạo nên tính đa dạng và phức tạp của địa hình Việt Nam.Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Sự tác động qua lại của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên nước ta - đất nước nhiều đồi núi
Vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào mắc ma từ giai đoạn Cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta cảnh quan đồi núi đồ sộ, liên tục. Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động An pi diễn ra không liên tục theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình phân thành nhiều bậc, cao ở TB thấp dần ở ĐN. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng chân núi, ngay đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng được hình thành trên một vùng sụt lún nên đông bằng thường nhỏ.
Giải thích: Mục 1 – ý a, SGK/29 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: C.
Tham khảo:
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
- Đồi núi chiếm 3/4 S cả nc, đồng bằng chiếm 1/4 S cả nc.
- Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% S, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% S cả nước
- Sự phân hóa của địa hình nước ta là kết quả tác động qua lại giữa nội lực và ngoại lực trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nội lực làm nâng địa hình chủ yếu thông qua các vận động kiến tạo. Trải qua các vận động tạo núi trong giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình miền núi nước ta đã có sự phân hóa thành nhiều khu vực:
+ Khu vực phát triển trên khối nền cổ hướng vòng cung thì địa hình có hướng vòng cung: Khu vực núi vòng cung (Đông Bắc - khối vòm sống Chảy, Trường Sơn Nam, khối núi cực Nam Trung Bộ).
+ Khu vực phát triển trên nền cổ hướng Tây Bắc - Đông Nam thì địa hình có hướng Tây Bắc - Đông Nam: khu vực núi Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc - khối núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc - khối Bạch Mã)
- Đến vận động Tân kiến tạo, do tác động của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya, đại hình nước ta được nâng lên với cường độ khác nhau.
+ Khu vực được nâng lên mạnh nhất hình thành núi cao (Tây Bắc).
+ Khu vực được nâng lên yếu hình thành núi có độ cao trung bình (Đông Bắc).
+ Các vùng bị sụt lún diễn ra quá trình bời lấp trầm tích lục địa hình thành các vùng đồng bằng.
- Ngoại lực tác động làm phá vỡ, san bằng địa hình do ngoại lực tạo nên đồng thời tạo nên nhiều dạng địa hình mới. Khí hậu nhiệt đới ẩm mùa nhiều thúc đẩy quá trình xâm thực mạnh và bồi tụ diễn ra mạnh.
+ Ở vùng đồi núi: đị hình bị cắt xẻ, bào mòn, nhiều nơi trơ sỏi đá. Tại các vùng bị mất lớp phủ thực vật, mưa lớn còn gây hiện tượng trượt đất, lỡ đá. Vùng núi đá vôi hình thành dạng địa hình cax tơ.
+ Ở vùng đồng bằng: Quá trình bồi tụ diễn ra mạnh bồi lấp các chổ trũng tạo nên các địa hình đồng bằng dưới tác động của dòng chảy sông ngòi.
Đáp án A
Do ảnh hưởng của độ cao địa hình và hướng các dãy núi kết hợp với gió mùa đã tạo nên sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao của thiên nhiên nước ta.
- Phân hóa Bắc - Nam: do sự kết hợp của các dãy núi hướng tây - đông và gió mùa (dãy Bạch Mã hướng Tây - Đông chắn gió mùa Đông Bắc)
- Phân hóa theo độ cao: dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ tạo nên sự phân hóa theo độ cao với 3 đai: nhiệt đới ẩm gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa
- Phân hóa đông - tây: dãy Hoàng Liên Sơn kết hợp gió mùa Đông Bắc tạo nên phân hóa giữa Đông Bắc và Tây Bắc; dãy Trường Sơn Bắc kết hớp gió mùa mùa hạ và tín phong Bắc bán cầu tạo nên sự phân hóa giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên, Nam Bộ
Đáp án: A
Giải thích: Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1000m chiếm đến 85% diện tích tự nhiên) và các dãy núi có hai hướng chủ yếu là hướng Tây Bắc – Đông Nam, hướng vòng Cung. Chính độ cao địa hình và hướng các dãy núi đã góp phần tạo nên sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao của thiên nhiên nước ta.
Hướng dẫn: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: D