Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Độ cao: Trường Sơn Bắc có núi thấp hơn Trường Sơn Nam. Núi ở Trường Sơn Bắc chủ yếu là núi thấp và trung bình, núi ở Trường Sơn Nam có những đỉnh cao trên 2000m.
- Hướng: Trường Sơn Bắc có hướng tây bắc - đông nam, Trường Sơn Nam có hướng vòng cung, quay bề lồi ra biển (các khối núi và dãy núi tiếp nhau hướng tây bắc - đông nam, bắc - nam, đông bắc – tây nam).
Đáp án: A
Giải thích: Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1000m chiếm đến 85% diện tích tự nhiên) và các dãy núi có hai hướng chủ yếu là hướng Tây Bắc – Đông Nam, hướng vòng Cung. Chính độ cao địa hình và hướng các dãy núi đã góp phần tạo nên sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao của thiên nhiên nước ta.
Đáp án: B
Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi: trong đại Cổ sinh là các địa khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; trong đại Trung sinh là các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.
Vùng núi của nước ta có cấu trúc địa hình: Phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là địa
hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các cao nguyên đá vôi là đặc điểm của vùng núi Tây Bắc (sgk Địa lí 12 trang 30)
=> Chọn đáp án C
Địa danh đúng với tên gọi của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là các dãy núi trung bình; ở giữa là các dãy núi thấp xen với các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi là vùng núi Tây Bắc (Atlat trang 13 và sgk Địa lí 12 trang 30)
=> chọn đáp án C
Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: C
Các dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam của nước ta có ở cả 4 vùng núi, điển hình hơn ở 3 vùng núi Tây Bắc: dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao..., Trường Sơn Bắc (các dãy núi chạy song song thuộc dãy Trường Sơn Bắc), Đông Bắc (dãy Con Voi, Tam Đảo.)
=> Chọn đáp án A
Đáp án A
Do ảnh hưởng của độ cao địa hình và hướng các dãy núi kết hợp với gió mùa đã tạo nên sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao của thiên nhiên nước ta.
- Phân hóa Bắc - Nam: do sự kết hợp của các dãy núi hướng tây - đông và gió mùa (dãy Bạch Mã hướng Tây - Đông chắn gió mùa Đông Bắc)
- Phân hóa theo độ cao: dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ tạo nên sự phân hóa theo độ cao với 3 đai: nhiệt đới ẩm gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa
- Phân hóa đông - tây: dãy Hoàng Liên Sơn kết hợp gió mùa Đông Bắc tạo nên phân hóa giữa Đông Bắc và Tây Bắc; dãy Trường Sơn Bắc kết hớp gió mùa mùa hạ và tín phong Bắc bán cầu tạo nên sự phân hóa giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên, Nam Bộ