Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xin lỗi bạn nha!! Mìn ko ghi được đâu!!
Vì... Mình là thương binh liệt sĩ rồi?!?!
Mớ ra chiến trường cắt dưa leo xong chêm đứt tay mình rồi!!
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ngày 08 tháng 10 năm 2016 ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH LIỆT SĨ VÀ GIA ĐÌNH GẶP KHÓ KHĂN Kính gửi: Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ, Trường THCS Tôn Thất Tùng - Tôi tên là: Hoàng Trọng Nghĩa - Sinh ngày: 4 - 10 - 2006 - Học sinh lớp: 6/1 Được biết mục đích, nội dung hoạt động của Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam thuộc Hội Chữ thập đỏ trường ta, em thấy mục đích và nội dung hoạt động của Hội mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, thực sự làm vơi đi những nỗi đau, mất mát và động viên kịp thời để họ vượt qua được những nỗi đau trong cuộc sống. Xét khả năng của mình, em thấy mình có thế tham gia tốt các hoạt động của Đội. Vì vậy em viết đơn này xin được gia nhập Đội tình nguyện, đế góp phần công sức của mình cùng Đội thực hiện mục đích nhân đạo mà Đội đã đề ra. Em xin chân thành cám ơn.
Người làm đơn (Kí) Hoàng Trọng Nghĩa
1)
Bài làm
CHƯƠNG TRÌNH HỘI TRẠI CHÚNG EM TIẾN BƯỚC TIIEO ĐOÀN
(Lớp 5C, Trường Tiếu học Trần Phú)
I. Mục đích
- Kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26 - 3.
- Tạo điều kiện để các Đội viên tham gia các hoạt động tập thể.
II. Phân công chuẩn bị
- Họp chi đội để phổ biến nội dung: Chi đội trưởng
- Lều trại, dây buộc: Tổ 1 và tổ 2.
- Dựng trại: Tổ 3.
- Trang trí trại: Tổ 4.
- Văn nghệ, trò chơi: Lớp phó Văn - Thể - Mĩ (Mỹ Vân) phụ trách, một số bạn khác.
- Nước uống, bánh kẹo, hoa quả: Ngọc Nữ phụ trách và các bạn Anh, My, Nga, Hằng tham gia theo sự phân công của Ngọc Nữ.
- Thuốc, dầu gió, bông, băng cá nhân: Xuân Dung và Hoài Nhân.
III. Chương trình cụ thể
1. Họp chi đội để phổ biến nội dung, kế hoạch Hội trại: tiết sinh hoạt trưa thứ sáu ngày 15/3/2013.
2. Tổ chức cắm trại chủ nhật ngày 23/3/2013.
- 7 giờ: Học sinh tập trung về trường, kiểm tra quân số, dụng cụ chuẩn bị.
- 7 giờ 30 phút: Nhận vị trí dựng trại, dự Khai mạc Hội trại.
- 8 giờ đến 11 giờ: Dựng trại, tham gia trò chơi.
- 11giờ 30 phút đến 14 giờ: Ăn trưa, nghỉ trưa.
- 14 giờ đến 15 giờ: Ban giám khảo chấm trại.
- 15 giờ đến 17 giờ: Văn nghệ.
- 17 giờ đến 17 giờ 30 phút: Tổng kết toàn trường, nhổ trại.
2)
Bài làm
CHƯƠNG TRÌNH THI NGHI THỨC ĐỘI
(Chi đội 5A, Trường Lê Hồng Phong)
I. Mục đích
- Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Động viên các bạn Đội viên tham gia sinh hoạt tập thể.
II. Phân công chuẩn bị
- Ban giám khảo: Cô giáo chủ nhiệm lớp, chi đội trưởng, chi đội phó.
- Dẫn chương trình: bạn Diệu Hiền.
- Phổ biến nội dung cuộc thi: Chi đội trưởng.
- Chọn đội viên tham gia thi: Các phân đội trưởng.
- Chọn người tham gia cuộc thi của liên đội: Ban chỉ huy chi đội.
- Đội trưởng đội tuyển của chi đội: Nguyễn Huy Hoàng (chi đội trưởng)
III. Chương trình cụ thể:
1. Họp chi Đội để phổ biến nội dung, phân công nhiệm vụ: Tiết sinh hoạt lớp trưa thứ sáu ngày 15/3/2013.
2. Thi nghi thức Đội của chi đội: Chiều ngày 18/3/2013.
- 14 giờ đến 11 giờ 10 phút: Tuyên bố lí do (chi đội trưởng).
- 14 giờ 10 đến 15 giờ 30 phút: Thi nghi thức Đội (Chào cờ, tháo khăn quàng, thắt khăn quàng, đội hình đội ngũ, điều lệ Đội).
- 16 giờ: Công bố kết quả, phát thưởng.
KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC NGHĨA TRANG LIỆT SĨ PHƯỜNG TRƯỜNG XUÂN
NĂM HỌC 2012-2013
Căn cứ kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực của
PGD&ĐT TP Tam Kỳ;
Căn cứ phương hướng kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2012-2013 của nhà
trường;
Căn cứ kế hoạch của Đoàn Phường năm 2012;
Liên Đội trường THCS Huỳnh Thúc Kháng lập kế hoạch chăm sóc nghĩa trang
liệt sĩ phường Trường Xuân năm học 2012-2013 với các nội dung sau:
I/ Mục đích, yêu cầu:
Đây là hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện kế hoạch xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực của bộ GD&ĐT.
Thông qua đó giúp cho các em Đội Viên hiểu biết thêm về truyền thống đấu
tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta và biết thêm về các di tích ở địa phương
của các em. Đồng thời qua đó thấy rõ hơn các tấm gương anh dũng đã hi sinh trong
công cuộc xây dựng và bảo về tổ quốc.
Qua đó bổ trợ đắc lực cho môn lịch sử. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền
thống “Uống nước nhớ nguồn” để từ đó giúp các em phấn đấu trong học tập để có kết
quả tốt hơn.
Yêu cầu đội viên tham gia phải nắm rõ mục đích và ý nghĩa của hoạt động,
đảm bảo tốt kế hoạch đề ra.
II/ Thời gian, địa điểm, đối tượng:
- Thời gian tổ chức : vào lúc 15h 00, Ngày 24/1/2013.
- Địa điểm: Tại nghĩa trang Liệt Sĩ Phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ.
- Đối tượng tham gia: Ban hoạt động NGLL, GVPT, BCH Liên Đội, BCH
Chi Đội và các ĐV của lớp 8/1, 8/2, 8/3.
III/ Phân công nhiệm vụ:
-Chỉ đạo chung : Đ/c Hiệu Trưởng
-Lập kế hoạch, nội dung : Đ/c TPT
-Phân công nhiệm vụ và dụng cụ lao động:
+ Các lớp phải đem các dụng cụ sau: 4 bao đựng rác, 1 cuốc bàn, 1 chổi
đốt, 1 rựa, còn lại đem chổi sương.
+Nội dung lao động: Nhổ cỏ, nhặt đá trong nghĩa trang, quét rác…
III/ Nội dung chương trình chăm sóc nghĩa trang:
-Ổn định tổ chức.
-Tuyên bố lí do.
-Phân công các Chi Đội về vị trí lao động, tiến hành lao động.
-Nghiệm thu, đánh giá kết quả.
-Nghi lễ, dâng hương, kết thúc buổi lao động.
IV/ Biện pháp:
1/ Đối với TPT
-Tham mưu với BGH nhà trường tổ chức thực hiện
-Phối hợp vớicác ChiĐội thực hiện nộidung chương trình
-Phối hợp với Phường thực hiện theo kế hoạch
2/ Đối với các Chi Đội:
-GVPT phải bám sát, hướng dẫn các em lao động an toàn
-Tham gia đầyđủ số lượng,đúng thành phần, đảm bảo thời gian
-Đem đầy đủ dụng cụ
-Phải nắm bắt kế hoạch và nội dung thực hiện
Trên đây là kế hoạch chăm sóc nghĩa trang Liệt Sĩ Phường Trường Xuân, đề
nghị các tổ chức đoàn, đội, GVPT, các Chi Đội, các bộ phận tài vụ, hành chính và các
bộ phận liên quan nghiêm chỉnh thực hiện.
LIÊN ĐỘI .. Độc Lập - Tự Do- Hạnh Phúc
...., ngày tháng năm 2021
KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC NGHĨA TRANG LIỆT SĨ – ĐỀN BÀ QUẬN
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG XÃ DIỄN HOÀNG NĂM HỌC .....
Căn cứ kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực của PGD&ĐT huyện Diễn Châu;
Thực hiện theo kế hoạch của Hội Đồng Đội huyện, phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu về việc chăm sóc các Di tích lịch sử của địa phương;
Căn cứ phương hướng kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của trường THCS Diễn Hoàng;
Thực hiện phương hướng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THCS Diễn Hoàng;
Liên Đội trường THCS Diễn Hoàng lập kế hoạch chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, đền Bà Quận xã Diễn Hoàng năm học 2015 - 2016 với các nội dung sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
Đây là hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của bộ GD&ĐT.
Thông qua đó giúp cho các em Đội viên hiểu biết thêm về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta và biết thêm về các di tích ở địa phương của các em. Đồng thời qua đó thấy rõ hơn các tấm gương anh dũng đã hi sinh trong công cuộc xây dựng và bảo về tổ quốc.
Qua đó bổ trợ đắc lực cho môn lịch sử. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” để từ đó giúp các em phấn đấu trong học tập để có kết quả tốt hơn.
Yêu cầu đội viên tham gia phải nắm rõ mục đích và ý nghĩa của hoạt động, đảm bảo tốt kế hoạch đề ra.
II. Nội dung thực hiện : .
a/ Đoàn viên - Đội viên :
- Tham gia dọn vệ sinh khu vực Nghĩa Trang Liệt Sĩ, đền Bà Quận theo sự phân công của thầy cô giáo chủ nhiệm.
- Có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, trồng cây, tuyên truyền sâu rộng cho các bạn đội viên tham gia thực hiện theo kế hoạch.
- Tổ chức thành lập câu lạc bộ tình nguyện ngày Chủ nhật “ Xanh, sạch, đẹp ”, tổ chức thảo luận, đăng ký, cam kết thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với TPT để thực hiện kế hoạch đề ra một cách nghiêm túc. Giáo viên chủ nhiệm phải có mặt để chỉ đạo trong các buổi học sinh làm vệ sinh ở nghĩa trang, đền Bà Quận và vệ sinh môi trường, đảm bảo sự an toàn trong lao động của học sinh.
b. Biện pháp:
* Đối với TPT
-Tham mưu với BGH nhà trường tổ chức thực hiện
- Phối hợp với các Chi Đội thực hiện nội dung chương trình
- Phối hợp với xã thực hiện theo kế hoạch
* Đối với các Chi Đội:
- Giáo viên chủ nhiệm phải bám sát, hướng dẫn các em lao động an toàn
-Tham gia đầy đủ số lượng, đúng thành phần, đảm bảo thời gian
- Đem đầy đủ dụng cụ
- Phải nắm bắt kế hoạch và nội dung thực hiện.
c. Thực hiện trong năm học 2015 – 2016
- Dọn vệ sinh khuôn viên nghĩa trang liệt sỹ, đền Bà Quận: Mỗi tháng 01 lần
- Vệ sinh khu vực sân học thể chất mỗi tuần 1 lần
Trên đây là kế hoạch chăm sóc nghĩa trang Liệt Sĩ, đền Bà Quận xã Diễn Hoàng đề nghị các tổ chức đoàn, đội, GVCN, các Chi Đội, các bộ phận tài vụ, hành chính và các bộ phận liên quan nghiêm chỉnh thực hiện.
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
TPT
Quế Thanh Hải Nguyễn Đức Trọng
Bn tham khảo thôi nha !!!!
1. Tuần hành tuyên truyền về an toàn giao thông.
CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
(Lớp 5A1, Trường Tiểu học Trưng Vương)
I. Mục đích
- Tuyên truyền giúp mọi người nâng cao ý thức về an toàn giao thông.
- Giúp các bạn học sinh hiểu và có ý thức gương mẫu chấp hành luật an toàn giao thông.
II. Phân công chuẩn bị
- Ban tổ chức: Lớp trưởng, lớp phó và 4 tổ trưởng
- Dụng cụ, phương tiện: Loa cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh cồ động ATGT, trống, kèn.
- Các hoạt động cụ thể:
- Tổ 1: 1 cờ Tổ quốc, 3 cái trống nhỏ.
- Tổ 2: 1 cờ Đội, 1 loa cầm tay.
- Tổ 3: 3 tranh cổ động ATGT.
- Tổ 4: 1 biểu ngữ, 1 cái kèn.
- Nước uống: Nga, Thanh.
- Trang phục: mỗi bạn đội viên mặc đồng phục nhà trường và đeo khăn quàng đỏ, cầm cờ hoa.
III. Chương trình cụ thể
- Địa điểm tuần hành: Đường Bà Triệu
- 7 giờ 30: Các bạn học sinh tập trung tại trường.
- 7 giờ 40: Diễu hành từ trường cùng các lớp theo hàng một.
- Chi đội trưởng: Hô khẩu hiệu.
- Tổ 1: Đi đầu cầm cờ Tổ quốc, trống.
- Tổ 2: Theo sau tổ 1, cầm cờ Đội.
- Tổ 3: Theo sau tổ 2, cầm tranh cổ động.
- Tổ 4: Theo sau tổ 3, cầm biểu ngữ, kèn.
- Các bạn đi theo hàng và đi trên vỉa hè, tránh ảnh hưởng đến tình hình giao thông diễn ra trên tuyến đường.
- 9 giờ: Tập trung về trường và tổng kết, rút kinh nghiệm buổi diễu hành.
I. Mục đích
Tuyên truyền sâu rộng trong học sinh về an toàn giao thông.
Rèn tính độc lập, năng nổ cho đội viên.
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, có ý thức trong khi đi đường, không tụ tập ở lề đường gây trở ngại cho an toàn giao thông.
II.Công tác chuẩn bị
Sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông.
Làm mô hình vòng xoay giao nhau của một giao lộ, có chiều xe lưu thông (tổ 1).
Sắp xếp bàn ghế theo đúng sơ đồ triển lâm (2 bàn lớn ở giữa). Dùng keo dán tranh ánh triển lãm.
III. Chương trình cụ thể
1) Chào cờ.
2) Giới thiệu đại biểu đến dự: Quý thầy cô và các lớp trưởng trong khối 5.
3) Lớp trưởng tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình và tranh triển lãm.
4) Giới thiệu mô hình vòng xoay giao thông (ngã 5 - tổ 1).
5) Thuyết minh cụ thể từng hình ảnh triển lãm: lớp phó học tập.
6) Học sinh hát tập thể bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
7) Tiễn khách.
Đề 2. Triển lãm về an toàn giao thông.
I. Mục đích
Tuyên truyền sâu rộng trong học sinh về an toàn giao thông.
Rèn tính độc lập, năng nổ cho đội viên.
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, có ý thức trong khi đi đường, không tụ tập ở lề đường gây trở ngại cho an toàn giao thông.
II. Công tác chuẩn bị
Sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông.
Làm mô hình vòng xoay giao nhau của một giao lộ, có chiều xe lưu thông (tổ 1).
Sắp xếp bàn ghế theo đúng sơ đồ triển lâm (2 bàn lớn ở giữa). Dùng keo dán tranh ánh triển lãm.
III. Chương trình cụ thể
1) Chào cờ.
2) Giới thiệu đại biểu đến dự: Quý thầy cô và các lớp trưởng trong khối 5.
3) Lớp trưởng tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình và tranh triển lãm.
4) Giới thiệu mô hình vòng xoay giao thông (ngã 5 - tổ 1).
5) Thuyết minh cụ thể từng hình ảnh triển lãm: lớp phó học tập.
6) Học sinh hát tập thể bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
7) Tiễn khách.
Các bạn nhớ viết nhanh lên nhé !
Không được chép trên mạng nhé!
1 , Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.
Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng bố đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cũng giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.
Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.
Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thây chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.
Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.
Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để bố em được vui lòng.
2 , Hôm thứ 7 vừa rồi em được xem ca nhạc cùng với bố mẹ, buổi biểu diễn này có rất nhiều ca sỹ nổi tiếng trong đó có Ca sỹ Noo Phước Thịnh – một trong những ca sỹ đang được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Khung cảnh phía trước sân khấu rất sôi động, ánh đèn màu lấp lánh soi rọi những bạn trẻ đang tụ tập cùng nhau, cũng có những gia đình đi với nhau. Ca sĩ Noo Phước Thịnh xuất hiện trước sân khấu trong sự chào đón của nhiều người hâm mộ, anh ấy khoảng chừng hai mươi lăm tuổi, ăn mặc trẻ trung đúng phong cách của giới trẻ hiện nay. Khuôn mặt đầy đặn, đôi lông mày thẳng và đen nhánh. Tóc của anh gọn gàng, chải ngược lên trên với lớp keo bên ngoài sáng bóng. Hàm răng trắng sáng, lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi với khán giả.
Dưới ánh đèn chiếu sáng soi rọi anh hát rất nhiều bài nổi tiếng và liên tục, mỗi bài hát được cất lên đều được khán giả hát theo, không có gì lạ bởi đây là những bài “hit” được nhiều bạn trẻ biết đến. Mỗi bài hát đều có nhóm nhảy phụ họa và những điệu nhảy trẻ trung cũng xuất hiện, nhất là những bài hát nhạc nhanh động tác vũ đạo càng dứt khoát, mạnh mẽ. Ca sĩ Noo Phước Thịnh cũng giới thiệu đến khán giả những bài hát mới của mình, hi vọng được mọi người đón nhận trong thời gian đến.
Kết thúc buổi biểu diễn nhiều khán giả cũng nán lại để được xin chữ ký và chụp hình cùng thần tượng. Ca sỹ Noo Phước Thịnh dù mệt nhưng rất vui vẻ ký tặng, hôm đó em cũng nhận được chữ ký của ca sỹ mà mình yêu thích.
Đây là buổi biểu diễn rất đáng nhớ khi em đã xin được chữ ký của thần tượng mà mình yêu mến. Mong rằng anh luôn được khán giả và công chúng đón nhận.
Tháng 12 năm nay, trường em phát động đợt thi đua theo chủ đề "Uống nước nhớ nguồn" với mục tiêu mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh làm được một việc tốt có ý nghĩa để chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.
Có lớp tổ chức viết thư gửi các chú bộ đội đang công tác ở hải đảo, ở các chốt biên phòng xa xôi. Có lớp tỏa về các xóm để giúp các gia đình thương binh liệt sĩ. Có chi đội mang quà đến tặng các thương binh hiện đang điều trị tại gia đình. Riêng lớp 5E của chúng em lại đi chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.
Sáng chủ nhật, chúng em theo cô giáo Thư và bạn Nga, bạn Thành trong Ban chỉ huy chi đội kéo đến Đồi Ây. Mỗi tổ được phân công mang theo một dụng cụ như cuốc, dao, liềm, chổi... Tổ en được chỉ định mang liềm.
Đúng 7 giờ rưỡi, 39 bạn và cô giáo đã hành quân tới Đồi Ây. Nắng mùa đông vàng nhạt. Gió thổi nhẹ nhưng khá lạnh. Hàng thông, hàng bạch đàn và những khóm liễu xung quanh nghĩa trang lao xao, thì thầm. Mộ 49 liệt sĩ được xây theo 7 hàng thẳng tắp. Đó là các chiến sĩ, cán bộ đơn vị pháo binh đã anh dũng hi sinh trong những trận chiến đấu bảo vệ cầu Thôn năm 1972, năm 1973. Ngôi mộ nào cũng có quốc huy với ngôi sao vàng năm cánh. Em và bạn Lộ, bạn Lan cắt cỏ, nhổ những cây hoang dại quanh từng nấm mồ. Bạn Hương, bạn Quỳnh, bạn Phương đi cắt tỉa các cành liễu bị gió làm gãy, bị sâu làm cho úa vàng. Bạn Trọng, Hùng, Cư đi thay cát mới, cát vàng vào các bình hương trên các mộ chí. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong Ban chỉ huy đội đi kiểm tra, đôn đốc. Khi cỏ, cành cây được vun thành đống lấp đầy các hố phía cuối nghĩa trang, cô giáo Thư và tất cả chúng em đi thắp hương lên các ngôi mộ liệt sĩ.
Cô giáo Thư cho biết máy bay Mĩ đến ném bom cầu Thông 6 trận. Cầu bị đánh sập ta lại bắc, giặc lại phá, ta lại xây. Ba máy bay Mĩ bị quân ta bắn cháy. Dân quân, trai tráng, các mẹ trong vùng đều hăng hái, dũng cảm phục vụ chiến đấu viết nên bài ca anh hùng của quê hương.
49 liệt sĩ, mỗi người ở một miền quê xa xôi: Yên Bái, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi... đã yên nghỉ vĩnh viễn tại quê hương chúng em. Cầu Thông năm xưa nay đã được bắc lại bốn nhịp, kiên cố, hiện đại. Quê em đã đổi mới. Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân của chúng em đã được xây dựng thật khang trang. Đến thãm Đồi Ây, đọc tên các liệt sĩ, trở về em cứ nao nao, bồi hồi mãi. Nén hương thơm mà chúng em thắp lên nghĩa trang Đồi Ây mang nặng bao nghĩa tình đối với các anh hùng liệt sĩ. Làng em cũng có 32 người con đi chiến đấu lại chiến trường miền Nam, đi mãi chưa về.
Bài tham khảo 1
Trong kì nghỉ hè vừa qua, một trong những hoạt động làm tôi nhớ mãi, đó là việc các anh chị phụ trách tổ chức cho chi đội tôi đến giúp đỡ gia đình bà Nguyễn Thị Hằng, người có chồng và con hi sinh trong hai cuộc kháng chiến.
Nhà bà Hằng ở Củ Chi, bà năm nay đã ngoài bảy mứơi tuổi, dáng người nhỏ nhắn. Từ ngày giải phóng đất nước đến giờ, bà chỉ sống có một mình, chồng và ngữời con trai cả dã hi sinh trong kháng chiến chống Pháp. Hai người con trai sau của bà tham gia vào đội du kích Củ Chi và cũng đã hi sinh trong một trận càn của địch. Hoàn cảnh gia đình bà thật neo đơn, mấy năm nay đo già yếu nên bà không làm ruộng được nữa, ở nhà hưởng chế độ liệt sĩ của chồng và các con.
Khi chúng tôi đến, bà đang lom khom quét nhà. Thấy thế, tôi bèn chạy đến bên bà và nói:
- Bà ơi, để cháu quét cho ạ!
Bà nhẹ nhàng đưa chổi cho tôi và nói:
- Các cháu lại đến thăm bà đấy à? Làm xong lại đây ngồi nói chuyện, uống nước với bà các cháu nhé!
Chúng tồi phân công nhau mỗi người một việc: người quét nhà, người xuống bếp nấu nước, người ra dọn chuồng heo, người quét sân chẻ củi, người tưới rau, nhặt cỏ... Chỉ trong hai tiếng đồng hồ chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.
Tất cả chúng tôi ngồi quây quần bên bà nghe bà kể chuyện: Ngày trước bà là một cô gái xinh đẹp nhất vùng Củ Chi Do hoạt động thanh niên, bà gặp và yêu một chàng cán bộ tuyên huấn. Thế rồi họ lấy nhau. Tình yêu và cuộc sống gia đình của họ rất hạnh phúc. Nhưng rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, bà phải chia tay chồng, ông vào bộ đội và hi sinh ở mặt trận miền Đông. Người con trai cả của bà cũng xin gia nhập quân đội và anh đã hi sinh ở Điện Biên Phủ. Chồng chết, con chết, trên tay người phụ nữ nhỏ nhắn này phải đeo hai chiếc khăn tang. Bà phải chạy ngược chạy xuôi, tần tảo nuôi hai người con trai lúc ấy còn rất nhỏ. Rồi những năm tháng cả miền Nam sôi sục đánh Mĩ, hai người con trai còn lại của bà cũng xin phép mẹ tham gia vào đội du kích xã. Các anh cũng dã lần lượt ra đi...
Đau đớn trước những mất mát, những tổn thất lớn lao, người mẹ anh hùng càng tích cực tham gia kháng chiến.'
Bà tình nguyện xung phong vào đội quân "tóc dài" và là Hội trưởng Hội Phụ nữ Củ Chi. Bà được mọi người tin tưởng, yêu mến.
Hòa bình lập lại bà vẫn tiếp tục công tác, nhưng rồi tuổi già, sức yếu, bà phải nghỉ ở nhà.
Lần nào chúng tôi đến cũng được nghe bà kể chuyện về những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ vùng Củ Chi đất thép này. Nhìn bà kể, tôi thấy trên gưong mặt bà ánh lên một niềm tự hào và kiêu hãnh. Mỗi lần nghe bà kể xong, tất cả chúng tôi không ai bảo ai đều đến trước bàn thờ thắp một nén nhang cho nhũng người đã hi sinh anh dũng. Bên làn khói nhanh mờ mờ, tôi thầm nói với người đã khuất: "Ông và các bác cử yên tâm an nghỉ, chúng cháu sẽ thường xuyên đến chăm sóc bà, đem lại niềm vui cho bà để bà được sống khỏe, sống vui".
Bài tham khảo 2
Phường 3, quận 3 nơi gia đình em ở có phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển mạnh từ mấy năm nay. Nhiều cơ quan xí nghiệp đứng ra xây nhà tình nghĩa cho các gia đình thương binh, liệt sĩ và chăm sóc cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trường tiểu học Võ thị Sáu cũng tham gia tích cực vào phong trào đó.
Cô Thanh giáo viên chủ nhiệm lớp 5A của chúng em đã đứng ra nhận giúp đỡ mẹ Thiện, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Sĩ Đức, hy sinh trong chiến dịch biên giới Tây – Nam.
Bà cụ Thiện có hai người con, chị con gái lớn lấy chồng xa, không có điều kiện chăm sóc mẹ già. Con anh trai là liệt sĩ Đức. Cô Thanh là người cùng tổ dân phố nên rất hiểu tình cảnh khó khăn của cụ, nhất là những lúc cơ nhỡ, ốm đau. Lớp em co 4 tổ, mỗi tổ tới thăm cụ 1 tuần một lần.
Sáng chủ nhật tuần trước, cô thanh cùng các bạn tổ 1 mang thuốc bổ, đường, sữa và trái cây đến thăm vì cụ Thiện đã mệt mấy ngày. các bạn gái quét dọn nhà cửa, còn các bạn trai thì bày trái cây và cắm hoa lên trên bàn thờ liệt sĩ. Cô thanh đốt nhang và dìu bà cụ đứng lên. Bà cụ lầm rầm khấn nguyện trước di ảnh của người con yêu quý của mình, hai hàng nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo. Chúng em lặng đi vì xúc động.
Bà cụ ngồi trên chiếc võng dù mà anh Đức để lại, rồi kể cho chúng em nghe về người con hiếu thảo đã mãi mãi ra đi ở tuổi hai mươi. Tốt nghiệp trường Lê Hồng Phong nhưng anh không học đại học mà tình nguyện nhập ngũ. Trong một trận chiến đấu ác liêt để bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc. Anh Đức đã dũng cảm hi sinh. Bà cụ Thiện vẫn còn giữ những kỷ vật của anh thời học sinh, bà cho chúng em xem chiếc cặp da cũ kỹ đựng sách vở, thước kẻ và và cuốn sổ lưu niệm lớp 12 trong đó, trang đầu tiên anh Đức chép bài hát “Tự nguyện” bằng nét chữ nắn nót: “Nếu là chim tui sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là hoa tui sẽ là một đóa hướng dương, nếu là mây tui sẽ là một vầng mây ấm, nếu là người tui xin chết cho quê hương”
Qua lời kể nghẹn ngào của người mẹ già, chúng em đã phần nào hình dung ra anh Đức, một người con hiếu thảo, giỏi giang, trung thực và sôi nổi rất đáng yêu và đáng tự hào.
Việc giúp đỡ gia đình liệt sĩ của chúng em tuy làm chưa được bao nhiêu, nhưng em cảm giác đó là việc tốt, góp phần vào phong trào chung của cả nước, thể hiện truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
Bài tham khảo 3
Tháng 12 năm nay, trường em phát động đợt thi đua theo chủ đề "Uống nước nhớ nguồn" với mục tiêu mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh làm được một việc tốt có ý nghĩa để chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.
Có lớp tổ chức viết thư gửi các chú bộ đội đang công tác ở hải đảo, ở các chốt biên phòng xa xôi. Có lớp tỏa về các xóm để giúp các gia đình thương binh liệt sĩ. Có chi đội mang quà đến tặng các thương binh hiện đang điều trị tại gia đình. Riêng lớp 5E của chúng em lại đi chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.
Sáng chủ nhật, chúng em theo cô giáo Thư và bạn Nga, bạn Thành trong Ban chỉ huy Chi đội kéo đến Đồi Ây. Mỗi tổ được phân công mang theo một dụng cụ như cuốc, dao, liềm, chổi... Tổ en được chỉ định mang liềm.
Đúng 7 giờ rưỡi, 39 bạn và cô giáo đã hành quân tới Đồi Ây. Nắng mùa đông vàng nhạt. Gió thổi nhẹ nhưng khá lạnh. Hàng thông, hàng bạch đàn và những khóm liễu xung quanh nghĩa trang lao xao, thì thầm. Mộ 49 liệt sĩ được xây theo 7 hàng thẳng tắp. Đó là các chiến sĩ, cán bộ đơn vị pháo binh đã anh dũng hi sinh trong những trận chiến đấu bảo vệ cầu Thôn năm 1972, năm 1973. Ngôi mộ nào cũng có quốc huy với ngôi sao vàng năm cánh. Em và bạn Lộ, bạn Lan cắt cỏ, nhổ những cây hoang dại quanh từng nấm mồ. Bạn Hương, bạn Quỳnh, bạn Phương đi cắt tỉa các cành liễu bị gió làm gãy, bị sâu làm cho úa vàng. Bạn Trọng, Hùng, Cư đi thay cát mới, cát vàng vào các bình hương trên các mộ chí. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong Ban chỉ huy Đội đi kiểm tra, đôn đốc. Khi cỏ, cành cây được vun thành đống lấp đầy các hố phía cuối nghĩa trang, cô giáo Thư và tất cả chúng em đi thắp hương lên các ngôi mộ liệt sĩ.
Cô giáo Thư cho biết máy bay Mĩ đến ném bom cầu Thông 6 trận. Cầu bị đánh sập ta lại bắc, giặc lại phá, ta lại xây. Ba máy bay Mĩ bị quân ta bắn cháy. Dân quân, trai tráng, các mẹ trong vùng đều hăng hái, dũng cảm phục vụ chiến đấu viết nên bài ca anh hùng của quê hương.
49 liệt sĩ, mỗi người ở một miền quê xa xôi: Yên Bái, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi... đã yên nghỉ vĩnh viễn tại quê hương chúng em. Cầu Thông năm xưa nay đã được bắc lại bốn nhịp, kiên cố, hiện đại. Quê em đã đổi mới. Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân của chúng em đã được xây dựng thật khang trang. Đến thãm Đồi Ây, đọc tên các liệt sĩ, trở về em cứ nao nao, bồi hồi mãi. Nén hương thơm mà chúng em thắp lên nghĩa trang Đồi Ây mang nặng bao nghĩa tình đối với các anh hùng liệt sĩ. Làng em cũng có 32 người con đi chiến đấu lại chiến trường miền Nam, đi mãi chưa về...
GD&TĐ - Giữa những ngày Tháng bảy nghĩa tình này, nhắc nhở những người con đất Việt ở khắp mọi miền đất nước đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”,“Đền ơn đáp nghĩa”.
Đây là trách nhiệm, tình cảm và nét đẹp nhân văn của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ hằng năm là dịp tri ân những anh hùng, liệt sĩ, người có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần thân thể ở chiến trường.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc đã chứng kiến lớp lớp thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, thương nòi; với ý chí kiên cường, bất khuất và lòng thủy chung, nhân hậu đã không tiếc máu xương, công sức của cải để giữ gìn độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc, xây đắp giang sơn. Với sự hy sinh của đông đảo quần chúng, của chiến sĩ, anh hùng kế tiếp nhau trong lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”.
Chứng kiến những hy sinh, mất mát lớn của dân tộc, Người không chỉ dành tình cảm đặc biệt đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có công với Tổ quốc “xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng”.
Kế thừa truyền thống quý báu đó của dân tộc ta, trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã viết nên những trang sử vẻ vang trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước; với Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đánh đổ ách thực dân, giải phóng một nửa giang sơn. Và với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”, quân và dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trường kỳ gian khổ, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc ta, mà phần lớn là thanh niên đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình cho đất nước. Họ ngã xuống trên chiến trường, hoặc khi trở về đã mang trên mình thương tật suốt đời. Hàng triệu thân nhân liệt sĩ, những bậc ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ và những người con đã mãi mãi không thể gặp lại người thân yêu nhất của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chính họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi…, tinh thần của họ luôn sống với non sông Việt Nam”. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mãi mãi ghi tạc và đời đời biết ơn sự hy sinh, cống hiến to lớn đó. Các thế hệ người Việt Nam sẽ luôn tự hào và nguyện sống xứng đáng với những hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh.
Cứ đến tháng bảy hàng năm, cả nước lại tràn ngập không khí tri ân những người có công với nước. Ngày càng có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm đời sống các gia đình liệt sĩ, thương binh, Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc phần mộ các liệt sĩ, tổ chức những hoạt động về nguồn đầy xúc động... Tri ân những người hy sinh vì nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội. Những việc làm đó còn có ý nghĩa giáo dục cho lớp trẻ hôm nay về một thời oanh liệt của đất nước, về đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Hiện nay, mọi người được sống trong thanh bình, chúng ta càng nhớ tới công lao và sự hy sinh to lớn của các thương binh và liệt sĩ. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công.
Các cấp, các ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương đã thể hiện bằng những việc làm thiết thực để chăm sóc sức khỏe, tạo công ăn việc làm, giúp đỡ về nhà ở; con em của họ được ưu tiên xét tuyển, giảm tiền đóng góp xây dựng trường, được tặng học bổng, trợ cấp…
Không những chăm lo người còn sống, chúng ta còn có nhiều hoạt động quan tâm chăm sóc nơi an nghỉ của những người đã khuất như: xây dựng, tu sửa các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, cầu siêu cho hương hồn các liệt sĩ được ấm lòng nơi chín suối… phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã và đang lan tỏa sâu rộng ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phụng dưỡng 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Đến nay, hơn 96% gia đình chính sách có mức sống trung bình trở lên so với dân cư cùng địa bàn cư trú và xuất hiện nhiều tấm gương người có công làm kinh tế giỏi, giúp đỡ ngày càng nhiều đối tượng con thương binh, liệt sĩ có việc làm ổn định, đóng góp xứng đáng vào xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
Thực hiện Chỉ thị 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo dức, phong cách Hồ Chí Minh, các phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ không chỉ góp phần ổn định và nâng cao mức sống của thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, mà còn có tác dụng giáo dục toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về lòng yêu nước, truyền thống ân nghĩa bằng trách nhiệm và tấm lòng nghĩa tình, thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sự quan tâm này được thể hiện sinh động bằng những hoạt động hết sức thiết thực, phù hợp với đạo lý truyền thống nhân văn ngàn đời của dân tộc Việt Nam và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước trong từng giai đoạn cách mạng.
Tuy nhiên, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” ở một số địa phương vẫn còn chưa làm thật tốt chính sách đối với các đối tượng có công, có biểu hiện chạy theo hình thức, phát động phong trào theo “thời vụ”. Có địa phương thiếu sự quan tâm, hằng năm chỉ đến dịp Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7 hoặc lễ, Tết mới cử cán bộ đến thăm hỏi, tặng quà.
Việc chăm sóc sức khỏe khi đau yếu, việc chữa trị những vết thương do chiến tranh để lại, việc chăm lo học hành và giải quyết việc làm chưa được chu đáo và vẫn còn những người, những gia đình chưa được hưởng đầy đủ những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta… đang để lại nỗi thương đau khắc khoải trong lòng những người thân.
Đền ơn đáp nghĩa không chỉ thực hiện một ngày, một tháng, mà phải được tiến hành thường xuyên, quanh năm. Từ thực tiễn công tác thương binh, liệt sĩ và người có công những năm qua cho thấy, các ngành, đoàn thể và địa phương cần có nhiều hình thức, biện pháp và cách làm sáng tạo trong việc chăm lo cuộc sống gia đình có công với cách mạng nhằm thiết thực phát huy truyền thống và đạo lý dân tộc, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.