Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. An Dương Vương , Lý Nam Đế , Triệu Việt Vương.
2. George Washington
3. Hán Cao Tổ, Hán vũ Đế, Hán Cảnh Đế, Hán Ai Đế, Hán Văn Đế, Hán Quang Vũ Đế, Vệ Tử Phu, Hán Huệ Đế, Lưu Thiện, Triệu Vũ Vương, Hán Hiến Đế, Hán Chiêu Đế, Lưu Hạ, Hán Tuyên Đế, Hán Hoàng Đế, Hán Linh Đế, Hán Minh Đế, Vương Mãng, Hán Thành Đế, Hán Hòa Đế, Hán Bình Đế.
- Kinh Dương Vương(涇陽王): 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục (祿續).
- Hùng Hiền vương(雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君): 2793 - 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm (崇纜).
- Hùng Lân vương (雄麟王): 2524 - 2253 TCN
- Hùng Việp vương (雄曄王): 2252 - 1913 TCN
- Hùng Hi vương (雄犧王): 1912 - 1713 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛)
- Hùng Huy vương (雄暉王): 1712 - 1632 TCN
- Hùng Chiêu vương (雄昭王): 1631 - 1432 TCN
- Hùng Vĩ vương (雄暐王): 1431 - 1332 TCN
- Hùng Định vương (雄定王): 1331 - 1252 TCN
- Hùng Hi vương (雄曦王): 1251 - 1162 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "nhật" 日)
- Hùng Trinh vương (雄楨王): 1161 - 1055 TCN
- Hùng Vũ vương (雄武王): 1054 - 969 TCN
- Hùng Việt vương (雄越王): 968 - 854 TCN
- Hùng Anh vương (雄英王): 853 - 755 TCN
- Hùng Triêu vương (雄朝王): 754 - 661 TCN
- Hùng Tạo vương (雄造王): 660 - 569 TCN
- Hùng Nghị vương (雄毅王): 568 - 409 TCN
- Hùng Duệ vương (雄睿王): 408 - 258 TCN
Người ta không nói rõ chỉ biết là 18 ông thì đều lấy hiệu là Hùng vương hết
Từ khi mắt sáng lại, anh ta luôn tin rằng mình có thể thấy mọi thứ trên đời. Có lần, anh còn nhìn thấu tâm gan của một tên ăn trộm đang định cướp bên đường. Vì thế nên anh ta càng đắc chí hơn , cho rằng mình là thần thánh kinh thường mọi ngườ xung quanh. Cho đến một hôm, anh ta vô tình gặp 1 tên tội phạm. Anh liền đoán ngay ra tâm gan định giết người của hắn. Tên đó sợ bị bại lộ nên đã giết anh chàng
cần tưởng tượng hợp lí,
-nêu được hiên tượng lũ lụt phổ biến như thế nào trong thời gian gần đây và hậu quả của nó đối với cuộc sống con người( người dân nói)
-nêu được lí do vì sao gần đây hay bị ngập lụt(vì mưa nhiều,con người ngày càng phá hoại thiên nhiên,môi trường: chặt phà rừng, không có chính sách trồng và bảo vệ rừng hiêụ quả,các con sông,ao hồ bị san lấp không có chỗ chứa nước,dòng chảy bị thay đổi,hệ thống mương rạch,cống không hợp li.......)
- nêu được 1 số giải pháp
(dưới hình thức lựa chọn ngôi kể là Sơn Tinh,cần xưng ở ngôi thứ 1(ta).)
đây là một câu chuyện nên bạn cần lựa chọn ngôi kể,từ ngử tình huống phù hợp,có thể chon tình huống khi dân làng gặp khó khăn, tới miếu Sơn tinh để nhờ người tới giúp thì...
Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.
Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.
Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:
- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.
Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.
Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.
- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!
- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.
Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:
- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?
Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.
Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:
- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.
Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.
Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:
- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?
Em bé tươi tỉnh đáp:
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.
Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang...
Em bé bào thêm:
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.
Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.
- Truyền thuyết:
+ Con rồng cháu tiên,
+ Bánh chưng bánh giầy,
+ Thánh Gióng,
+ Sơn Tinh Thủy Tinh,
+ Sự tích Hồ Gươm.
- Truyện cổ tích:
+ Sọ Dừa,
+ Thạch Sanh,
+ Em bé Thông minh.
Tôi là Mã Lương, khi tôi vừa lên mười thì bố mẹ tôi mất, để lại tôi một mình trong cuộc đời đầy cô quạnh này. Tôi ngày ngày đi kiếm củi để bán lấy tiền, lên núi gánh nước, tuy tuổi còn nhỏ nhưng những công việc nặng nhọc của người lớn tôi đều đã từng làm qua. Tuy khổ cực nhưng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ từ bà con hàng xóm, điều đó làm tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi tuy nghèo nhưng lại có một mong ước vô cùng da diết, đó là được đi học, được cầm bút vẽ lên những vật mà tôi nhìn thấy hàng ngày. Nhưng ngay cả miếng ăn còn thiếu thốn thì việc đi học là vô cùng xa xỉ. Nhưng trong một lần nằm mộng, tôi đã gặp một ông lão đầu tóc bạc phơ, ông cho tôi một cây bút. Tôi vui mừng tỉnh dậy thì phát hiện trong tay đang cầm cây bút ở trong mộng. Từ khi có cây bút thần, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi, tôi có thể rat ay giúp đỡ những người nghèo khó, đồng thời có thể thẳng tay mà trừng trị kẻ ác.
Ngày nào tôi cũng lên núi kiếm củi, bán cho những gia đình địa chủ để lấy phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tôi ra bờ suối để lấy nước, đây cũng là khoảng thời gian tôi yêu thích nhất, vì đây là khoảng thời gian tôi rảnh rỗi nhất trong ngày. Tôi có thể thỏa sức nô đùa cùng bạn bè cùng trang lứa, cũng có khi tôi rón rén đến một lớp học gần đó để xem thầy giáo dạy học. Đây cũng là lúc tôi được sống hết mình với niềm đam mê của mình, đó chính là vẽ. Vì nhà nghèo, không có tiền mua bút nên tôi dùng những cành củi khô mà vạch từng đường lên phiến đá. Tôi mô phỏng lại hình dạng của những con vật, những khung cảnh xung quanh mà tôi từng nhìn thấy.
Các bạn ai cũng tấm tắc khen ngợi những hình vẽ mà tôi vẽ ra, khen chúng rất giống thật. Còn người lớn mỗi khi đi ngang qua thì vỗ vai tôi khen “Mã Lương vẽ thật có hồn”. Nhận được những lời khen làm tôi vui lắm, tôi vẽ mọi nơi có thể, căn nhà nhỏ của tôi cũng tràn ngập những hình vẽ mà tôi dùng than củi để vẽ. Tôi vẽ nhiều đến mức bốn bức tường xung quanh chật kín những hình mà không thể vẽ tiếp được nữa. Đêm hôm ấy, khi đã chìm vào giấc ngủ, tôi mơ thấy mình đang ngồi trên phiến đá và vẽ vời những thứ mình thích thì bỗng ở đâu hiện lên một ông lão đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ.
Bạn ơi nhầm to rồi. Mk nói là tưởng tượng dk gặp gỡ và trò chuyện với Mã Lương cơ mà chứ mk đâu có bảo là nhập vai đâu
Câu 1:
- Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, năm 1428 quân Minh bị đuổi ra khỏi bờ cõi nước ta, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại nước Đại Việt. Triều đại Lê Sơ được thành lập.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:
Nhận xét
◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương
◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .
Câu 2:
* Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu:
- Về giáo dục, thi cử:
+ Ở các đạo, phủ đều có trường công.
+ Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
* Khác với thời Lý - Trần:
- Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý - Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.
- Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới.
Luật pháp:
* Giống nhau:
- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.
- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
* Khác nhau:
- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.
- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…
Câu 4:
*Nông nghiệp:
Đàng ngoài:
+ Thời Mạc Đăng Doanh no đủ, được mùa
+ Khi chiến tranh diễn ra: nông nghiệp bị mất mùa, đói kém, sa sút nghiêm trọng, nhân dân đói khổ, phiêu tán
*Nguyên nhân:
+ chính quyền ko quan tâm đến sản xuất nông nghiệp
+ do chiến tranh kéo dài --> nông nghiệp bị phá hoại
- Đàng trong:
+ Nông nghiệp phát triển rõ rệt, hình thành tầng lớp địa chủ mới.
+ Đầu thế kỉ XVIII, cuộc sống nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng ko nghiêm trọng như Đàng ngoài.
*Nguyên nhân:
+ Các chúa Nguyễn có nhiều chính sách khai hoang lập làng
+ Năm 1698, lập phủ Gia Định (Nguyễn Hữu Cảnh), lập ra nhiều làng, xóm mới.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
* Thủ công nghiệp:
- Thế kỉ XVII, xuất hiện nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng: dệt La Khê, gốm Thổ Hà, Bát Tràng, rèn sắt Nho Lâm
* Thương nghiệp:
- Buôn bán phát triển
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá đô thị : ngoài Thăng Long còn có phố Hiến, Thanh Hà , Hội An, Gia Định.
- Về sau hạn chế về ngoại thương
Các cuộc chiên tranh phong kiến: Chiến tranh Nam Triều - Bắc Triều, chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
Hậu quả: Đất nước bị chia cắt, nhân dân bị đói khổ, li tán.
#NhovkLinggbbj
An Dương Vương
An Dương Vương còn có tên thật là Thục phán, là người lập lên và cai trị đất nước Âu Lạc (nhà nước thứ 2 sau nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam).
Có một truyền thuyết gắn liền với vị vua này như sau: tương truyền rằng, An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa (kinh đô nước Âu Lạc) nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy, và còn được thần trao cho móng để chế làm nỏ thần giúp chống giặc ngoại xâm. Lúc bấy giờ, Triệu Đà rắp tâm chiếm nước Âu Lạc mà nhiều lần tiến quân không thành nên dùng kế hoãn binh, cử con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn công chúa Mỵ Châu (con gái An Dương Vương). An Dương Vương sơ xuất mắc mưu Triệu Đà, để Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần dẫn đến mất nước.
Đây là một bài học vô cùng đắt giá về tinh thần cảnh giác đối với âm mưu xâm lược của ngoại bang trong công cuộc giữ nước.
Mặc dù kết thúc bi tráng, nhưng những công lao dựng nước và cai trị đất nước của An Dương Vương là không thể phủ nhận. Vì vậy, An Dương Vương được coi là một trong những vị vua tài giỏi trong lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam.
An Dương Vương
2 21
Lý Nam Đế
Lý Nam Đế (503-548), có tên thật là Lý Bôn hoặc Lý Bí, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý (tức nước Vạn Xuân). Lý Bí từ nhỏ đã là một cậu bé thông minh, hiểu biết sớm, nhưng tuổi thơ ông lại phải trải qua nhiều biến cố như: cha mất lúc 5 tuổi, 7 tuổi thì mẹ qua đời sau đó ở với chú. Sau này ông được một vị Pháp tổ tiền sư nhận về chùa nuôi dạy. Vì học rộng tài cao, văn võ toàn tài, ông được nhân dân tôn lên làm thủ lĩnh địa phương, được mời làm chức Giám quân ở Đức Châu (hiện nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).
Đến năm 541, Lý Bí chính thức khởi quân chống lại nhà Lương (nguyên nhân chính do thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư hà khắc, tàn bạo làm mất lòng người) chiếm được toàn bộ vùng đất Giao Châu. Sau đó năm 542, Nhà Lương mang quân sang đàn áp nhưng cũng bị Lý Bí đánh bại.
Trong lịch sử nước ta mặc dù không ghi cụ thể chiến công đánh đuổi Lâm Ấp (ngoại bang ở phía nam) của Lý Bí nhưng đây cũng là một trong những trận chiến khẳng định được tài cầm quân của ông.
Sau đó, tới tháng giêng năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lên làm hoàng đế lấy niên hiệu là Thiên Đức lập là nước Vạn Xuân.
Lý Nam Đế
3 31
Ngô Quyền
Khi nhắc đến cái tên Ngô Quyền, không ai không biết tới trận chiến Bạch Đằng lịch sử, một thắng lợi vẻ vang cho thấy kết quả của con đường (1.000 năm) đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta.
Ngô Quyền sinh năm 898 ở Đường Lâm, Ba Vì (Hà Nội ngày nay) và mất năm 944. Ông còn được biết dưới tên gọi khác là Tiền Ngô Vương, vị vua sáng lập ra nhà Ngô. Lịch sử đã ghi lại chiến công dựng nước của Ngô Quyền từ đó các thế hệ sau học hỏi và noi gương. Sự nghiệp dựng nước của ông được đánh dấu từ năm 938, năm ông tập hợp lực lượng tiến quân ra bắc, tiêu diệt Kiều Công Tiễn, hạ thành Đại La. Năm 937, trận chiến nổi tiếng Bạch Đằng do ông chỉ huy đã đánh bại quân Nam Hán (Hoằng Thao chỉ huy) làm tiền đề để đến năm 939, ông xưng vương đóng đô ở Cổ Loa (thành phố Hà Nội ngày nay).
Mặc dù, Ngô Quyền chỉ xưng vương mà chưa lên ngôi, đổi niên hiệu nhưng lịch sử đã ghi nhận ông là một vị vua chính thống với tài mưu giỏi mà đánh cũng giỏi.
Nhờ chiến thắng Bạch Đằng, nước ta giành lại được độc lập, mở ra một thời kỳ xây dựng đất nước, kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh của các nhà Lý, Trần, Lê.
Ngô Quyền
4 18
Đinh Tiên Hoàng
Đinh Tiên Hoàng có tên thật là Đinh Bộ Lĩnh sinh vào rằm tháng 2 năm Giáp Thân (22/3/924) tại thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Ông là con trai của Đinh Công Trứ, Thứ sử Châu Hoan (Nghệ An) thời Dương Đình Nghệ (931 - 937) và Ngô Vương (938 - 944).
Dấu son trong sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh là dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước lập ra nước Đại Cồ Việt. Trong quá trình xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc chiến ông đã thu nhận nhiều vị tướng tài giỏi như Phạm Cự Lượng, Phạm Hạp và đặc biệt là Lê Hoàn, sau là Tổng tư lệnh quân đội triều đình nhà Đinh, hiệu là Thập đạo tướng quân.
Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn loạn lạc kéo dài hơn 20 năm (944-968) trong lịch sử nước ta, là cục diện của đất nước sau khi Ngô Quyền mất. Đinh Bộ Lĩnh là người xuất thân từ gia đình làm quan nên từ nhỏ đã am hiểu binh pháp và còn rất thông minh khi dùng binh. Khi dẹp loạn, thống nhất đất nước ông vận dụng rất khéo léo những kế sách chính trị và kết hợp với quân sự, ở mỗi một sứ, tùy vào địa hình, hoàn cảnh, thực trạng của sứ đó mà Đinh Bộ Lĩnh tìm ra cách đánh thích hợp như quân sự, liên kết hay dùng mưu dù hàng để đối phó.
Kết quả là tới năm 968 chiến tranh kết thúc, Vạn Thắng Vương (tên được xưng tụng) lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Thắng lợi này khẳng định một lần nữa xu hướng được thống nhất đất nước, tinh thần dân tộc và ý chí độc lập của toàn nhân dân.
Đinh Tiên Hoàng
5 19
Lê Đại Hành
Lê Đại Hành (941-1005) tên húy là Lê Hoàn, là vị vua đầu tiên và có công lớn của nhà Tiên Lê. Sự nghiệp của ông gắn liền với cuộc chiến chống quân Tống (phương Bắc), quân Chiêm (phương Nam), củng cố vững chắc nền độc lập của dân tộc, xây dựng nước Đại Cồ Việt ngày càng phát triển.
Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa trong một gia đình nông dân nghèo. Bố ông mất sớm, một mình mẹ ông nuôi ông bằng việc đi làm thuê cấy mướn, mò cua bắt ốc. Tới năm ông 6 tuổi thì mẹ qua đời nên ông phải đi ở làm con nuôi của một viên quan họ Lê.
Lê Hoàn được nhân dân biết tới là người có sức khỏe phi thường, có ý chí tự học tự rèn luyện trở thành người văn võ toàn tài. Trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh, ông là cánh tay phải đắc lực, là một vì sao sáng nổi bật trong tướng lĩnh của vua Đinh Tiên Hoàng thời bấy giờ. Ngoài tài thao lược, và lòng dũng cảm vô song, ông còn có lòng nhân ái, yêu thương các binh sĩ nên rất được lòng quân.
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng băng hà, Đinh Toàn là con trai lên ngôi khi mới 6 tuổi, nội bộ triều đình đã có sự chia rẽ, giặc Tống sang xâm lược, Lê Hoàn quyết định lên ngôi dưới sự ủng hộ của binh sĩ và Thái Hậu Dương Vân Nga vào năm 980 lúc 40 tuổi. Dưới sự dùng binh và mưu lược xuất sắc, Lê Đại Hành đã đánh tan 2 đạo quân thủy và bộ của giặc Tống trên sông Bạch Đằng và Ải Chi Lăng dẹp giặc ngoại xâm và ổn định triều chính. Sau đó, nhờ có ông mà kinh đô Hoa Lư được xây dựng mở mang to lớn lộng lẫy gấp bội, trở thành trái tim của nước Đại Cồ Việt.
Vua Lê Đại Hành được sử sách ghi nhận là một nhà quân sự lỗi lạc, một chính trị gia khôn khéo với những sách lược phát triển đất nước một cách thông minh (khuyến khích nghề nông, cày ruộng tịch điền, đào kênh nhà Lê...)
Lê Đại Hành
6 24
Lý Thánh Tông
Lý Thánh Tông sinh năm 1023 mất năm 1072, tên thật là Lý Nhật Tôn, sinh ra tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Lịch sử ghi lại dấu ấn của ông là một vị vua văn hay võ giỏi, là một minh quân, thương dân như con và đối xử tốt với tù binh.
Lý Thánh Tông là con trưởng của Lý Thái Tông, có nhiều công lao trong sự nghiệp cai trị đất nước của mình như: đổi quốc hiệu là Đại Việt, xây dựng Văn Miếu, bình Chiêm, phá Tống và lấy được ba châu Chiêm Thành.
Những gì ông đã làm cho đất nước được đánh giá rất cao trong việc kế thừa thành quả của cha, ông để lại và còn góp phần phát triển cơ nghiệp của nhà Lý, là vị vua mở đầu cho quốc hiệu Đại Việt hiển hách.
Lý Thánh Tông
7 23
Lê Thái Tổ
Lê Thái Tổ tên thật là Lê Lợi, sinh năm 1385 và mất năm 1433. Ông là người lãnh đạo khởi nghĩa Lam sơn, giành độc lập cho nước Đại Việt và sáng lập nên nhà Hậu Lê.
Lê Lợi lớn lên trong bối cảnh triều Trân sụp đổ, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và những cố gắng cải cách của nhà Hồ. Những biến động đó đã tác động 1 phần tới tư tưởng, nhận thức của ông tuy nhiên khi nhà Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt, lòng yêu nước của ông mới ngày càng mạnh mẽ khiến ông không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh cứu nước của toàn thể nhân dân nữa. Lê Lợi được coi là một nhà vua tài giỏi trong lịch sử vì sự thông minh trong từng trận đánh, cách mà ông giành lại độc lập cho đất nước. Từ khi khởi binh, ông đã nhận thấy sự thối nát và bất lực của triều Trần và biết rằng không thể lấy danh nghĩa là khôi phục Hậu Trần đặt cho phong trào cứu nước lúc bấy giờ.
Vì tài năng, uy tín và sự ảnh hưởng của mình, quân Minh đã từng nhiều lần và dùng nhiều thủ đoạn để dụ dỗ nhưng không thành. Sau đó, năm 1416, ông đã cùng Nguyễn Trãi và 17 người anh em khác kết nghĩa, nguyện thề sống chết ở Lũng Nhai. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi trị vì đất nước trong 5 năm (1428-1433) đã khắc phục được những hậu quả thời Minh thuộc, xây dựng lại đất nước, đặt cơ sở vững chắc cho nền độc lập, thống nhất đất nước.
Lê Thái Tổ
8 22
Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông là vị vua thứ 5 trị vì đất nước Đại Việt của nhà Lê. Thời đại Hồng Đức của Lê Thánh Tông được coi là thời đại hoàng kim trong lịch sử nước Việt Nam ta với những chính sách phát triển đất nước thông minh về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục...
Lê Thánh Tông có tên thật là Lê Tư Thành (1442-1497) là người con thứ tư của vua Lê Thái Tông, nổi tiếng là người thông minh, tài giỏi. Năm 1460, Lê Tư Thành lên ngôi vua trong bối cảnh triều chính lục đục, mâu thuẫn sâu sắc, do đó ngay từ những năm đầu tiên trị vì đất nước ông đã đề cao việc nội trị, an dân, cải cách đất nước một cách toàn diện và mạnh mẽ. Thời đại Hồng Đức nhờ có Lê Thánh Tông trị vì đã đạt đến đỉnh cao vàng son của nền quân chủ chuyên chế Việt Nam với những phương pháp cải tổ cơ chế nhà nước từ chính trị, bộ máy nhà nước, quân sự...
Bên cạnh đó, ông đề cao ý thức độc lập, chủ quyền, bảo vệ vững chắc biên cương. Về mặt kinh tế, ông đã sửa đổi luật thuế khóa, mở đồn điền, khuyến khích nông nghiệp, vận động nhân dân phiêu tán về lại quê hương, chia đều ruộng đất cho nhân dân, đặt ra luật quân điền...Những giao dịch, buôn bán với các nước lân bang cũng được phát triển mạnh trong thời kỳ này.
Nền giáo dục, đào tạo nhân tài được Lê Thánh Tông chú ý và đẩy mạnh phát triển, vai trò của trí thức được đề cao hơn hết. Ông khởi xướng lập bia tiến sỹ, tiến hành cho dựng bia để ghi danh, tôn vinh những người tài giỏi, đức độ của đất nước ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám để các thế hệ sau noi gương và phát triển.
Với những công lao to lớn của mình, Lê Thánh Tông được sử sách ghi nhận là một vị vua anh minh, quyết đoán, hùng tài, đại lược nhưng luôn cần mẫn học hỏi từ quân thần, dân gian là tấm gương lớn cho các thế hệ sau học hỏi.
Lê Thánh Tông
9 21
Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông (sinh năm 1258-mất năm 1308) và cũng là vị hoàng đế thứ 3 của vương triều Trần. Trong lịch sử, sự nghiệp của ông nổi bật ở cả ba mặt: giữ nước, dựng nước, mở nước, cụ thể:
Tóm lại, Trần Nhân Tông được công nhận là một trong những vị vua tài giỏi trong lịch sử Việt Nam bởi tài năng mưu lược, công lao giữ, dựng và mở nước rất sáng suốt và anh minh.
Trần Nhân Tông
10 27
Quang Trung
Quang Trung hoàng đế còn có tên là Nguyễn Văn Huệ sinh năm 1753 mất năm 1792 con trai của Nguyễn Phi Phúc (một người chuyên làm nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt). Ông nổi tiếng về tài thao lược binh quyền và được đánh giá là vị vua toàn tài trong lịch sử dựng nước của dân tộc ta.
Nguyễn Huệ có 2 anh ruột là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ, cả 3 anh em được học văn võ của thầy Trương Văn Hiến sau được nhân dân gọi bằng cái tên là ba anh em Tây Sơn bởi công cuộc khai sáng một số võ phái Bình Định. Sự nghiệp của Nguyễn Huệ đạt được thắng lợi cũng có một phần giúp sức của 2 người anh.
Từ xưa, Quang Trung đã được đánh giá là một vị vua toàn tài với những chính sách chính trị tài giỏi và là nhà quân sự xuất sắc. Sau thành công của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh và đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La (phía Nam), Đại Thanh (phía Bắc) ông được nhân dân ca tụng là anh hùng áo vải, vị tướng bách chiến bách thắng của dân tộc. Bên cạnh đó, trong thời gian cai trị đất nước của mình ông có những cải cách tiến bộ để xây dựng Đại Việt.
Ngày nay, nhân dân nhiều nơi đã cho xây dựng lăng, lập đền thờ, dựng nhiều bảo tàng, tượng đài để tưởng nhớ những công lao to lớn của vua Quang Trung cho toàn dân tộc.
Quang Trung