K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc hiểu : (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

(Bầm ơi!, Tố Hữu)

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

Câu 2 (0,5 điểm) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Câu 4 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên?

Câu 5: (2.0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn 5 – 7 câu cảm nhận về hình ảnh người mẹ và tình cảm của người con trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 từ láy (gạch chân và chú thích)

II. Làm văn ( 15 điểm)

Câu 1 ( 5 điểm) Từ đoạn thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng hiếu thảo với mẹ.

Câu 2. (10 điểm)

Môt buổi sáng, em đi đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện buồn của hoa.

 

 

 

0
30 tháng 5 2022

Bài 8: 

-Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ này là so sánh. Qua đó, giúp em cảm nhận được sự vất vả, hy sinh của người mẹ dành cho con mình và tình thương yêu của người con dành cho mẹ.

Câu 9: (Tham khảo)

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một người sẵn sàng hi sinh vì mình, chịu mọi cực khổ vì mình, hạnh phúc khi nhìn thấy mình khôn lớn, trưởng thành. Vâng, người đó không ai khác đó chính là mẹ.

Nhưng đối với con, mẹ chỉ là trong tâm trí theo đúng nghĩa của nó. Lên 4 tuổi, cái tuổi đang rất cần tình yêu thương, sự vỗ về của đôi bàn tay mẹ, nhưng con lại không có được hạnh phúc giản đơn ấy như bao đứa trẻ khác. Chẳng hiểu lí do gì mà bố mẹ lại chia tay khi con mới 4 tuổi. Hai anh em con là nạn nhân của sự tan vỡ ấy. Con được nghe ông bà kể lại, sau cuộc ly hôn anh em con có một thời gian ở cùng với mẹ nhưng sau đó mẹ đã gửi hai anh em cho ông bà ngoại để đi làm ăn. Thế rồi, mẹ đi mãi, đến tận bây giờ con sắp học hết cấp Tiểu học mà cũng vẫn chưa được một lần gặp lại mẹ, cũng không ai nói cho con biết mẹ đang ở đâu.

Mẹ trong tâm trí con là một người phụ nữ gầy, mảnh mai. Nước da mẹ trắng hồng. Khuôn mặt trái xoan của mẹ được tôn thêm vẻ đẹp thanh tú bởi chiếc mũi dọc dừa. Với gò má luôn ửng hồng và bờ môi trái tim căng mọng càng tăng thêm vẻ đẹp đằm thắm của mẹ. Hàng ngày, mẹ dậy từ rất sớm để nấu bữa sáng cho anh em con rồi chở hai anh em đi học. Cuối mỗi buổi chiều, mẹ đợi đón con ở cổng trường. Con sà vào lòng mẹ, nũng nịu, tíu tít kể cho mẹ nghe mọi chuyện về bạn bè, thầy cô sau một ngày xa mẹ. Mẹ trong tâm trí con là một người phụ nữ dịu hiền, luôn quan tâm đến hàng xóm, láng giềng và bà con khu phố. Tuần trước, nhà bác A bên cạnh có đám cưới, mẹ đã nhiệt tình giúp bác mọi công việc. Hôm qua bà cụ B gần nhà ốm, mẹ đã sang động viên, thăm hỏi. Và hôm nay nữa, mẹ đã đón bé Linh giúp cô C nhà bên cạnh. Mẹ trong tâm trí con là một công nhân luôn hòa đồng, cởi mở, sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp. Có lần, mẹ làm hết ca nhưng mẹ ở lại công ty làm tiếp ca sau giúp cô D vì cô bị ốm. Đồng nghiệp của mẹ ai cũng yêu quý mẹ. Mẹ trong tâm trí con là người mẹ luôn quan tâm đến việc học tập của hai anh em con. Mặc dù bận mọi công việc nhưng mỗi tối, mẹ đều giúp hai anh em giải những bài toán khó. Gợi ý cho con những câu văn hay. Mẹ trong tâm trí con là… Vâng! tất cả những điều đó đều rất bình thường đối với các bạn trong lớp con. Nhưng đối với con lại chỉ là: “Mẹ trong tâm trí con”.

Con mong ước lắm tất cả những điều giản đơn ấy là hiện thực chứ không phải là trong tâm trí con. Mẹ ơi! Mẹ có biết không? Vừa qua, con viết bài văn tả về mẹ và được cô giáo khen là có cảm xúc nhất. Đó chỉ là trong tưởng tưởng thôi, giá như hàng ngày được ngắm mẹ thì có lẽ bài văn của con sẽ hay hơn rất nhiều. Mẹ ơi! Ngày Tết Nguyên đán đang đến gần, con ước lắm một mái ấm sum họp. Mong lắm bàn tay ấm áp của mẹ nắm lấy tay con, dắt con đi dạo phố, đi chúc Tết. Con không cần một bộ quần áo đẹp, một đôi dép sành điệu như các bạn để diện trong ngày Tết đâu. Con chỉ cần gục vào lòng mẹ, nũng nịu thật nhiều, ước được nghe lời dạy bảo của mẹ. Chỉ ước được ăn những món ngon do chính tay mẹ nấu. Chỉ ước người mẹ trong bài văn miêu tả của con là có thật. Mẹ ơi!!!

Con yêu mẹ!

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 2 2018

- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Tác giả so sánh "trăm núi ngàn khe" với "muôn nỗi tái tê lòng bầm"; so sánh "đánh giặc mười năm" với "khó nhọc đời bầm sáu mươi"

=> Nhấn mạnh những nỗi vất vả, khó khăn và sự hi sinh của người mẹ. Những vất vả mà con - người lính chiến sĩ phải trải qua chưa bằng cuộc đời nhọc nhằn, hi sinh của mẹ...

5 tháng 8 2018

Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là so sánh hơn kém . '' Chưa bằng '' . Người lính đã đi đánh giặc 10 năm gặp bao nhiêu gian khổ cũng nhận rằng những khó khăn mà mình trải qua 10 năm đi đánh giặc không bằng nỗi đau , vất vả , mà mẹ đã trải qua 60 năm nay .Tố Hữu muốn nhấn mạnh  tình yêu bao la ,mênh mông , nỗi đau , sự hi sinh , mất mát vì con của người mẹ Việt Nam , song song đó là tình yêu , lòng kính trọng , biết ơn ,thương mẹ của người chiến sĩ cũng như đại diện của tấm lòng người con hiếu thảo .

28 tháng 12 2021

so sánh

26 tháng 2 2021

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Câu thơ sử dụng phép so sánh không ngang bằng: Con đi trăm núi ngàn khe - Muôn nỗi tái tê lòng bầm; Con đi đánh giặc mười năm - Khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Giá trị của phép so sánh: phép so sánh kết hợp với số từ "trăm", "ngàn", "mười", "sáu mươi" => những khó nhọc mà người mẹ đã hi sinh, dành trọn cả cuộc đời chăm sóc, dõi theo để con khôn lớn => câu thơ cho thấy lòng biết ơn sâu nặng của con đối với cha mẹ.

26 tháng 2 2021

''Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm''

''Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi''

=>Biện pháp so sánh hơn kém

3 tháng 5 2019

b, “Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

“ Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sau mươi.

-> So sánh không ngang bằng: khẳng định công lao, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ cách mạng.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Quê hương là một tiếng veLời ru của mę trưa hè à ơiDòng sông con nước đầy vơiQuê hương là một góc trời tuổi thơQuê hương ngày ấy như mơTôi là cậu bé dại khờ đáng yêuQuê hương là tiếng sáo diềuLà cánh cò trắng chiều chiều chân đêQuê hương là phiên chợ quêChợ trưa mong mẹ mua về bánh đaQuê hương là một tiếng gàBình minh gáy sáng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mę trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê

Chợ trưa mong mẹ mua về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng.

(Quê hương - Nguyễn Đình Huân).

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

Câu 2 (0,5 điểm) Đoạn thơ trên có cụm từ nào được nhắc lại nhiều lần? Ý nghĩa cách sử

dụng cụm từ đó?

Câu 3 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quê hương là một góc trời tuổi thơ Câu 4 (1,0 điểm) Vẻ đẹp của quê hương được thể hiện trong đoạn thơ?

Câu 5: (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ trong phần đọc hiểu và tình yêu cảu em dành cho quê hương, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) nói lên cảm xúc của em dành cho quê hương.

5
8 tháng 12 2021

jgggggggggg

Con khỉ có mấy chân
Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con...
Đọc tiếp

Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con sông quê hương với niềm tự hào , yêu mến .Tính từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái quát vẻ đẹp của dòng sông : xanh đậm, đẹp, hiền hoà, thơ mộng. - Câu thơ thứ hai sử dụng nghệ thuật ẩn dụ : mặt sông như một tấm gương khổng lồ. Nghệ thuật nhân hoá : những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang nghiệng mình soi tóc trên mặt nước trong như gương làm cho dòng sông trở nên xinh đẹp, duyên dáng biết bao! - Câu thơ thứ 3 sử dụng nghệ thuật so sánh “ tâm hồn tôi” ( khái niệm trừu tượng) được so sánh với “ buổi trưa hè” ( khái niệm cụ thể). Buổi trưa hè nhiệt độ cao, nóng bổng cũng như tình yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng, nồng nhiệt trong lòng nhà thơ. Câu thơ thứ 4: Từ láy “ lấp loáng” tạo nên vẻ sáng, vẻ đẹp, cho dòng sông, dưới ánh sáng mặt trời dòng sông lấp loáng như dát bạc. -> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả được vẻ đẹp của dòng sông quê hương và tình cảm trong sáng của nhà thơ đối với dòng sông quê hương trong hoàn cảnh xa cách. b. Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) c. Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) d. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ... Sẽ không lớn nổi thành người. (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở mỗi khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. - So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thi e. Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. (Bầm ơi – Tố Hữu) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. 2 Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, rất mực yêu thương con.

2
10 tháng 5 2021

bn fan Meowpeo à

7 tháng 12 2022

sex

11 tháng 8 2018

on đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm . 
_ Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : không ngang bằng .
· Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bấm sáu mươi .
_ Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : Không ngang bằng .
=> Tác dụng: Việc so sánh không ngang bằng đã làm lộ rõ tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu. Dù có đi xa mãi, đến chân trời góc bể thì anh vẫn luôn nhớ tới người mẹ kính yêu với nỗi lòng tái tê, với sự khó nhọc của tuổi sáu mươi...

11 tháng 8 2018

bn ơi mk bảo cảm thụ chứ ko phải so sánh

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiCả nhà đi họcĐưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.(Cao Xuân Sơn)Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

(Cao Xuân Sơn)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4 (2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:

Đàn chim se sẻ
Hót trên cánh đồng
Bạn ơi biết không
Hè về rồi đó

Chiều nay bạn gió
Mang nồm về đây
Ôi mới đẹp thay!
Phượng hồng mở mắt

Dòng sông trong vắt
Trườn lên bãi xa
Một chuyến đò qua
Mang theo lũ bướm


Cánh diều bay lượn
Thênh thang lúa đồng
Bạn ơi thích không?
Hè về rồi đó

(Nguyễn Lãm Thắng, Hè về)

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

0