Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : không ngang bằng .
· Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bấm sáu mươi .
_ Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : Không ngang bằng .
=> Tác dụng: Việc so sánh không ngang bằng đã làm lộ rõ tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu. Dù có đi xa mãi, đến chân trời góc bể thì anh vẫn luôn nhớ tới người mẹ kính yêu với nỗi lòng tái tê, với sự khó nhọc của tuổi sáu mươi...
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Câu thơ sử dụng phép so sánh không ngang bằng: Con đi trăm núi ngàn khe - Muôn nỗi tái tê lòng bầm; Con đi đánh giặc mười năm - Khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Giá trị của phép so sánh: phép so sánh kết hợp với số từ "trăm", "ngàn", "mười", "sáu mươi" => những khó nhọc mà người mẹ đã hi sinh, dành trọn cả cuộc đời chăm sóc, dõi theo để con khôn lớn => câu thơ cho thấy lòng biết ơn sâu nặng của con đối với cha mẹ.
''Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm''
''Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi''
=>Biện pháp so sánh hơn kém
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Tác giả so sánh "trăm núi ngàn khe" với "muôn nỗi tái tê lòng bầm"; so sánh "đánh giặc mười năm" với "khó nhọc đời bầm sáu mươi"
=> Nhấn mạnh những nỗi vất vả, khó khăn và sự hi sinh của người mẹ. Những vất vả mà con - người lính chiến sĩ phải trải qua chưa bằng cuộc đời nhọc nhằn, hi sinh của mẹ...
Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là so sánh hơn kém . '' Chưa bằng '' . Người lính đã đi đánh giặc 10 năm gặp bao nhiêu gian khổ cũng nhận rằng những khó khăn mà mình trải qua 10 năm đi đánh giặc không bằng nỗi đau , vất vả , mà mẹ đã trải qua 60 năm nay .Tố Hữu muốn nhấn mạnh tình yêu bao la ,mênh mông , nỗi đau , sự hi sinh , mất mát vì con của người mẹ Việt Nam , song song đó là tình yêu , lòng kính trọng , biết ơn ,thương mẹ của người chiến sĩ cũng như đại diện của tấm lòng người con hiếu thảo .
a, “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
- So sánh ngang bằng: giúp cái trừu tượng (tâm hồn) hiện hữu có hình dạng, màu sắc.
a) Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(Tế Hanh)
b) Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
(Tố Hữu)
c) Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
(Minh Huệ)
Hướng dẫn giải:
- Các phép so sánh trong những khổ thơ trên là:
Vế A (cái được so sánh) | Phương tiện so sánh | Từ chỉ so sánh | Vế B (cái dùng để so sánh – cái so sánh) | |
Ngang bằng | Không ngang bằng | |||
Tâm hồn tôi | là | một buổi trưa hè. | ||
Con đi trăm núi ngàn khe | chưa bằng | muôn nỗi tái tê lòng bầm. | ||
Con đi đánh gặc mười năm | chưa bằng | khó nhọc đời bầm sáu mươi. | ||
Anh đội viên mơ màng | như | nằm trong giấc mộng. | ||
Bóng Bác cao lồng lộng | ấm hơn | ngọn lửa hồng. |
- Tác dụng gợi hình và gợi cảm của một phép so sánh trong câu thơ mà em thích:
Tham khảo:
"Một lòng thương yêu thật đằm thắm, dịu dàng, tế nhị. Không phải là lòng thương chung, chung chung, mà lòng thương toả ấm tới "Từng người, từng người một" cụ thể. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc:
"Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng." - (Minh Huệ)
Từ thực tế đến mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong."
k cho mik nhoa
c, Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng.
- Kiểu so sánh: ngang bằng- không ngang bằng: cụ thể hóa, nhấn mạnh được tình cảm yêu mến của anh bộ đội với Bác
1/ .quê hương tôi có 1 con sông xanh biếc
nương gương soi tóc những hàng tre
tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
=> Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè => tâm hồn được so sánh với 1 buổi trưa hè nóng nực, cũng như tâm hồn của nhà thơ như cũng đang nồng cháy.
b)con đi trăm núi ngàn khe
ko bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
con đi đánh giặc 10 năm
chưa bằng khó nhọc đời bầm 60
=> Cho thây sự vất vả gian lao, công ơn to lớn của người mẹ
c)anh đội viên mơ màng
như nằm trong giấc mộng
=> Phép ss ở đây miêu tả tình trạng nửa mơ nửa tỉnh của anh đội viên
Tham khảo:
a. "Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng."
b. "Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi."
c. "Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng."
→Từ so sánh: in đậm
→Kiểu so sánh:
+Là, như: so sánh ngang bằng
+Chưa bằng, hơn: so sánh không ngang bằng
→Phép so sánh em thích:
"Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi."
→Tác dụng: làm rõ về nỗi khó nhọc của người mẹ và sự thương nhớ, biết ơn công lao của tác giả đối với mẹ.
b, “Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
“ Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sau mươi.
-> So sánh không ngang bằng: khẳng định công lao, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ cách mạng.