K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2018

Có bạn

Đề bài: Đọc và trả lời các câu hỏi sau: Ngày tôi đi học, hầu như không có khái niệm văn mẫu.Lúc đó, sách tham khảo có rất ít, mà thường cũng chỉ ở thành phố hoặc thị xã, chứ hiếm khi về đến vùng nông thôn.....Ngày đó, sách tham khảo hay sách nâng cao là thứ gì đó quá xa xỉ với chúng tôi. Ấy thế mà lại hay. Bây giờ nhìn lại, tôi thấy những ngày đi học của chúng tôi vui sướng hơn thế hệ các con tôi bây giờ...
Đọc tiếp

Đề bài: Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
Ngày tôi đi học, hầu như không có khái niệm văn mẫu.Lúc đó, sách tham khảo có rất ít, mà thường cũng chỉ ở thành phố hoặc thị xã, chứ hiếm khi về đến vùng nông thôn.....Ngày đó, sách tham khảo hay sách nâng cao là thứ gì đó quá xa xỉ với chúng tôi. Ấy thế mà lại hay. Bây giờ nhìn lại, tôi thấy những ngày đi học của chúng tôi vui sướng hơn thế hệ các con tôi bây giờ rất nhiều......Văn mẫu trực tiếp triệt tiêu sự sáng tạo và khả năng cảm thụ văn chương của người học. Khi đã học và chép theo văn mẫu rồi, người ta không còn nhu cầu viết ra những cảm nhận và suy tưởng từ sâu xa từ bên trong mình.Tính sáng tạo của việc chép lại văn mẫu còn thấp hơn cả việc chép tranh, vì khi chép tranh, người ta vẫn còn phải cân nhắc đến luật gần xa, quy tắc phối màu. Còn chép lại một bài văn đã thuộc lòng thì không cần phải nghĩ ngợi gì cả......Văn mẫu chính là một hình thức đạo văn hợp pháp ở trường học. Học thuộc dàn ý của người ta, thậm chí thuộc cả bài văn của người ta, têm bớt sửa chữa vài chữ. rồi chép lại là thành ra của mình...
.....Một bài văn đúng nghĩa trước hết phải là một bài văn bình thường, chứ không phải là được chép lại từ một bài văn phi thường. Giáo dục cũng vậy. Hãy làm cho giáo dục trở lại bình thường, khi đó giáo dục sẽ phi thường.
1. Nội dung chính của văn bản là j?
2. Trong đoạn văn trên, Người viết có quan điểm thế nào về văn mẫu? Chỉ rõ quan điểm đó?
3. Xác định biện pháp nghệ thuật trong đoạn :" Tính sáng tạo của việc chép lại văn mẫu còn thấp hơn cả việc chép tranh, vì khi chép tranh, người ta vẫn còn phải cân nhắc đến luật gần xa, quy tắc phối màu. Còn chép lại một bài văn đã thuộc lòng thì không cần phải nghĩ ngợi gì cả"
Hiệu quả của biện pháp đó?

2
13 tháng 6 2018

1. Nội dung chính của văn bản là: Văn mẫu và vấn nạn đạo văn, thụ động trong việc làm văn.
2. Trong đoạn văn trên người viết có quan điểm không đồng tình với việc làm đúng văn mẫu, nó là tài liệu tham khảo chứ không phải dùng nó để cho ta làm văn một cách nhẹ nhành, nhanh gọn. "Văn mẫu trực tiếp tiêu diệt sự sáng tạo và khả năng cảm thụ văn chương của người học".
3. Biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích là biện pháp nghệ thuật so sánh. Hiệu quả làm cho bài viết thêm thuyết phục người đọc, người nghe.

13 tháng 6 2018

Bạn chấm bài giúp mình với, cảm ơn ạ! yeuyeu

2 tháng 4 2023

1/

a) Từ loại: quan hệ từ

b) Từ loại: chỉ từ

2/

a)

Trạng ngữ: ngày qua, trong sương thu ẩm ước và mưa bụi mùa đông.

Chủ ngữ: những chùm hoa.

Vị ngữ: khép miệng đã bắt đầu kết trái.

b)

Trạng ngữ 1: vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn.

Chủ ngữ 1: cảnh vật xung quanh tôi.

Vị ngữ 1: đều thay đổi.

Trạng ngữ 2: hôm nay

Chủ ngữ 2: Tôi

Vị ngữ 2: đi học

T.Lam

20 tháng 4 2017

- Thông báo với các bạn về tình hình của lớp

- Viết văn bản gửi Giám hiệu nhà trường về tình hình của lớp

- Bày tỏ tình cảm với người thân

- Đề đạt nguyện vọng gửi thầy Hiệu trưởng

- Viết thư cho người thân báo cáo về tình hình học tập của em

Ngoài ra một số trường hợp cần viết báo cáo như:

+) Báo cáo về kết quả học tập của bản thân

+) Báo các về kết quả về kì thi ( HSG , cuối học kì , kì I .....)

+) Báo cáo về vệ sinh của lớp trong tuần

...............

20 tháng 4 2017

kcj bn thu nguyen

19 tháng 2 2019

A

19 tháng 2 2019

Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì ?

Khi đi trong làng , tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê .

a, Chỉ nơi chốn

b, Chỉ thời gian

c, Chỉ nguyên nhân

Mn giúp em vs ạ . em đang

“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực...
Đọc tiếp

“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”

Câu 1: Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? ( Nêu ít nhất 02 lý do trong khoảng 5 – 7 dòng)

1
31 tháng 5 2019

Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo.

31 tháng 5 2019

cái này là đáp án hì biết rồi nhưng mình cần cả đoạn văn tham khảo cơ

31 tháng 5 2019

Ông Nam kể: Ba tôi sinh năm 1914 trong một gia đình công chức nghèo tại vùng đất Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa, nay thuộc tỉnh Bình Dương. Hơn 20 tuổi, ông đậu tú tài loại ưu ở Trường Petrus Ký và được nhận vào làm việc ở văn phòng Sở Hỏa xa Sài Gòn. Năm 1940, thực dân Pháp khánh thành tuyến xe lửa xuyên Việt đầu tiên. Từ đó, người ta có thể đi từ Hà Nội đến Sài Gòn với chiều dài hơn 1.700 km bởi tuyến đường duy nhất chỉ mất chưa đến 39 giờ trên những chuyến tàu tối tân với những toa tàu được thiết kế nửa gỗ, nửa kim loại và được kéo bằng những đầu tàu hơi nước. Tuyến xe đưa vào sử dụng chủ yếu để vận chuyển lực lượng và hàng hóa phục vụ cho công cuộc khai phá xứ An Nam của người Pháp nên với mỗi người dân nô lệ, việc được đặt chân lên các toa tàu để vào Nam hay ra Bắc chỉ là niềm mơ ước.

Nhân sự kiện quan trọng thông tuyến đường sắt Bắc - Nam, Sở Hỏa xa Sài Gòn được nhà nước bảo hộ ưu tiên một số vé cho nhân viên đi tham quan Hà Nội bằng xe lửa. Do số lượng ghế ngồi hạn chế nên sở phải tổ chức bốc thăm, người nào bốc trúng vé mới được đi. Huỳnh Văn Nghệ may mắn là người duy nhất của Văn phòng Sở Hỏa xa bốc trúng vé đi tham quan. Vậy là niềm háo hức bấy lâu của một người con phương Nam luôn đau đáu muốn được về thăm đất Bắc sắp thành hiện thực. Nhưng khi Huỳnh Văn Nghệ hăm hở chuẩn bị cho chuyến đi bao nhiêu thì người bạn cùng phòng càng buồn nhớ quê hương bấy nhiêu. Hiểu được tâm trạng và nỗi lòng mong mỏi muốn trở lại cố hương của bạn, hai ngày trước khi lên đường, ông Nghệ quyết định nhường lại suất vé về Bắc cho người bạn tâm giao. Buổi chiều tà luyến lưu tiễn bạn, khi đoàn tàu dần khuất bóng cuối sân ga Sài Gòn, một cảm xúc man mác buồn cứ ngập tràn tâm trí người ở lại và hình ảnh về một chốn kinh kỳ đô hội, hình ảnh Tháp Rùa nghiêng bóng nước hồ Gươm, hình ảnh những chùm vải chín mọng lúc lỉu trên cành và những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm... qua những câu chuyện kể của người bạn cứ thế ùa về. Và rồi, Huỳnh Văn Nghệ đã phóng bút viết nên những câu được nhiều người ví là “thần thi”:

Ai về Bắc, ta đi với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng

Mà ta con cháu mấy đời hoang

Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ

Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương!

Vẫn nghe tiếng hát trời quan họ

Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn

Vẫn nhớ, vẫn thương mùa vải đỏ

Mỗi lần man mác hương sầu riêng...

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên

Chinh Nam say bước quá xa miền,

Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm!

Muốn trở về quê, mơ cánh tiên.

Ai đi về Bắc xin thăm hỏi

Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa

Hoàn Kiếm hồn xưa Linh Quy hỡi

Bao giờ mang kiếm trả dân ta?

(Ga Sài Gòn, 1940)

“Theo các tác giả Nguyễn Tý, Huy Thông, Trần Xuân Tuyết và nhiều tài liệu đã trích dẫn khác, Nhớ Bắc được sáng tác tại Chiến khu Đ (Thủ Dầu Một - Biên Hòa) năm 1946, lúc ba tôi làm chỉ huy chiến khu ở đấy. Nhưng qua câu chuyện kể của ba lúc sinh thời và bài viết của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đăng trên Báo Hà Nội Mới gần đây càng khẳng định xuất xứ của bài thơ tại sân ga Sài Gòn năm 1940 là đúng” - ông Huỳnh Văn Nam giải thích. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là con trai của nhà thơ Huy Cận, con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu, cho biết sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu có kể lại rằng ông đã nhận được bài thơ Nhớ Bắc của Huỳnh Văn Nghệ từ những năm đầu kháng chiến. Trong buổi khai mạc Tuần lễ Văn hóa ủng hộ chiến sĩ Nam Bộ do Đoàn Văn nghệ Bắc Bộ tổ chức tại Nhà hát Lớn tối 10-10-1945, Xuân Diệu đã đưa những vần thơ da diết toát lên từ gan ruột của một người mà ông chưa từng gặp vào bài diễn thuyết của mình. Bài diễn thuyết này được Nghiệp đoàn Xuất bản Bắc Bộ in thành sách tại Nhà in Xuân Thu chỉ một ngày sau đó với nhan đề “Miền Nam nước Việt và người Việt miền Nam”. Cuốn sách này cùng với bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ trở thành tài liệu gối đầu giường của các chiến sĩ Nam tiến. “Nghìn năm” đã hay, “trời Nam” vẫn “đắt”!

Bài thơ in trong cuốn sách nói trên có một số từ đã được sửa so với nguyên tác. Và theo tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, người chỉnh sửa là nhà thơ tình tài hoa Xuân Diệu.

Câu thơ nguyên tác: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” nhưng trong các ấn phẩm sau này đều viết: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long...”. Và, sau khi phát hành không lâu, câu thơ này tựa hồ một câu ca dao đã thẩm thấu như một lẽ tự nhiên vào huyết quản người dân đất Việt.
“Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” - đó là tâm hồn, tư tưởng của người Việt tự ngàn đời hướng về gốc gác giống nòi...
Ông Nam cho biết thêm: Sinh thời, cụ Huỳnh có kể chuyện về nhiều chiến sĩ miền Bắc vào Nam ngày ấy đã tìm gặp ông đưa bài thơ đã được chỉnh sửa cho tác giả xem và ông có giải thích về câu thơ nguyên tác. Vấn đề này, ông Nam cũng đã được chứng kiến trong những năm theo ba tập kết ra Bắc vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, gia đình ông sinh sống tại nhà số 10 Lý Nam Đế, gần trụ sở Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Một lần, một nhà văn ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội đến gặp cụ Huỳnh trao đổi, xin được đăng bài thơ Nhớ Bắc trên tạp chí này theo bản thảo mà nhà thơ Xuân Diệu đã chỉnh sửa và ông cụ đã đồng ý cho đăng. Chính vì thế, câu thơ dị bản càng ăn sâu vào tâm trí bạn đọc. Theo tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, “nghìn năm” so với “Trời Nam” thực là “kẻ tám lạng, người nửa cân”. “Nghìn năm” đã có cuộc sống riêng của nó dẫu rằng “Trời Nam” cũng rất “đắt”. Có thể khẳng định rằng “Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của bao người. “Nghìn năm” tồn tại một cách đàng hoàng, vững chắc là bởi tính tượng trưng, độ mở của nó cả về thời gian lẫn không gian. Với “Trời Nam”, người đọc có thể hiểu rằng từ khi Nguyễn Hoàng Nam tiến cho đến bây giờ, hậu duệ của ông không lúc nào nguôi nhớ kinh đô đất Tổ, còn với “nghìn năm” thì không chỉ cho đến hôm nay mà hàng nghìn, hàng vạn năm sau mãi mãi nhớ về nguồn cội, như một lời thề sắt son của con Lạc cháu Hồng. Hơn thế nữa, “Trời Nam”, dù muốn hay không thì khái niệm những người con xa quê cũng bị bó hẹp trong một vùng đất, một không gian nhất định. Trong khi đó, “nghìn năm” mở rộng phạm trù xa xứ đến vô cùng đối với tất cả những ai mang trong mình dòng máu Lạc - Hồng dù ở chân trời hay góc bể. Tuy nhiên, theo ông Nam, sinh thời cụ Huỳnh chia sẻ: Từ “Trời Nam” dùng ở đây ý nghĩa rộng hơn. “Trời Nam” không phải là sự bó hẹp về không gian mà là một sự khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của người Nam đã được “thiên định” như ông cha ta từng khẳng định trong Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo hay Nam quốc sơn hà. “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” - đó là tâm hồn, tư tưởng của người Việt tự ngàn đời hướng về gốc gác giống nòi... Hồn thơ thức tỉnh những mơ hồ về Tổ quốc. Đó là một khẳng định lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Thăng Long còn đó, sông núi còn đây. Một Việt Nam ngàn đời bền vững. Tình cảm ấy vô cùng cao đẹp. Ấy là tình Bắc - Nam ruột rà để non nước Việt trường tồn... Tố chất Huỳnh Văn Nghệ đặc trưng Nam Bộ, gân guốc, ngang tàng, phóng khoáng nhưng thẳm sâu văn hóa, nặng ân tình là vậy.