K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2021

A. Xanh xanh bãi mía bờ dâu.

5 tháng 1 2018

Chọn đáp án: A

  Cảm nhận về đoạn thơ Đất nước đẹp vô cùng.... - Tuấn Huy - H7

           Chỉ với hai khổ thơ ngắn ngủi nhưng nhà thơ Chế Lan Viên đã thể hiện niềm quyến luyến , xót thay cho lần ra đi tìm đường này của Bác vô cùng cảm động , càng khiến cho người đọc thêm thấu nỗi lòng xa nước của Người. Tác giả  như hiểu rõ điều đó, muốn san sẻ , muốn đc đồng hành cùng Bác trong chuyến hành trình đầy gian nan hiểm trở . Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước.Những hình ảnh quen thuộc dần lu mờ, thay vào đó là những sự vật xa lạ ; và những gì lạ lẫm ấy lại phần nào như nhát dao khứa vào lòng Bác khi phải giữa từ đất nước thân yêu để chuẩn bị cho một chuyến đi xa đầy nguy hiểm.Sự khéo léo trong cách dùng từ của Chế Lan Viên chính là khi nói "xa nước" , ta hiểu ấy là một tình cảm giản dị, bình thường còn khi  ông nói" quê hương",gợi nên một nét gần gũi , thân thiết đến lạ thường."Xanh màu xứ sở"- tình cảm đối với một mảnh đất xa cách lắm rồi. Có thể nói, tình yêu quê, yêu nước càng lúc càng đc bộc rõ và mãnh liệt qua từng câu từ của nhà thơ .đọc câu thơ, ta như thấm nhuần và đồng cảm bởi tình yêu nước vô bờ bến của Bác . Một tình yêu bất diệt và không một ai có thể lung lay.

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu mở rộng: in đậm.

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hình ảnh chị Dậu đã được thể hiện với vẻ đẹp của tình yêu thương và sức phản kháng tiềm tàng mãnh liệt. Vì tình yêu thương hy sinh cho chồng, chị Dậu luôn có những cử chỉ dịu dàng, hiền dịu với chồng mình. Và cũng vì yêu thương chồng, chị Dậu còn dám đứng lên phản kháng lũ cầm quyền vừa là đàn ông vừa được pháp luật bảo hộ. Tình yêu thương chồng đã cho chị sức mạnh để chống lại lũ cầm quyền ác độc. Đồng thời, chị còn là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Chao ôi! Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi! Vì vậy, hành động đó của chị chẳng phải là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi hay sao? Hơn nữa, với tinh thần phản kháng mãnh liệt của chị, chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được nên cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Bởi vì: chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Tóm lại, qua nhân vật chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho ta thấy được những vẻ đẹp, phẩm chất đại diện cho người nông dân bị áp bức trong xã hội phong kiến.

Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn xuôi Việt Nam. Ông có rất nhiều các tác phẩm hay, đặc sắc, trong đó tác phẩm nổi trội hơn cả, đó là tác phẩm “tắt đèn”. Tác phẩm như một lời tố cáo nặng nề đến giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa. Chị Dậu là người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công ấy, một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều

vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh đòi lại quyền được sống.

Chị Dậu là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con và vô cùng đảm đang. Khi gia đình chưa có tiền nộp sưu, bọn quân lính đã bắt anh Dậu ra đình để chịu những đòn roi, đánh đập dã man của chúng. Đón chồng trở nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo. Chị tất tả chạy đi vay hàng xóm được nắm gạo để nấu nồi cháo loãng cho chồng. Trong lúc khó khăn, túng quẫn như vậy, chồng không muốn ăn, chị nhẹ nhàng giỗ dành, đút từng thìa cháo nhỏ cho anh ăn. Chị thấy chồng như vậy, chị đau cả bản thân mình nữa.

Trong lúc khốn khó, túng quẫn chị Dậu một mình xoay sở chống đỡ, chị trở thành trụ cột trong gia đình, mọi gánh nặng từ cuộc sống đè nặng lên vai chị. Khi chồng bị bắt đi, một mình chị thân gái phải chạy vạy khắp nơi để vay mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Chị phải mang cả đàn chó mới đẻ chưa mở mắt để gom đủ tiền. Và người mẹ đó phải mang đứa con của mình đi bán, có nỗi đau nào hơn nỗi đau này, khi con chị xin van chị ở lại mà chị phải rứt lòng bán con đi. Nỗi đau ấy ai thấu hiểu được đây.

Chị Dậu là con người vô cùng nhẫn nhục. Khi bọn cai lệ xông đến bắt anh Dậu, thúc ép nộp sưu, chị Dậu đã van xin, lời lẽ vô cùng kính trọng, chị nhỏ nhẹ xưng “ông” với “con”. Lúc đầu, chị nhẫn nhục van xin tên cai lệ để hắn tha cho anh Dậu. Khi bọn chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt tức giận nhưng vẫn cố gắng chịu đựng, níu tay tên cai lệ, van xin. Chị tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ chồng mình khỏi nguy hiểm. Vì ngoài cách đấy ra chị không biết mình có thể làm được gì nữa. Một người vợ chỉ có thể cố gắng như vậy thôi. Nhưng khi cái danh dự của chị bị chúng nó coi thường lời van xin ấy, khi tên cai lệ ấn vào ngực chị cái bịch và sấn đến chỗ anh Dậu thì chị chuyển thái độ lớn tiếng cảnh báo hắn.

Từ vị thế của kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị trí của người trên để mắng chưởi chúng cho hả giận. Từ “ông- con” sang “bà- mày” thì chứng tỏ cơn giận đã lên đến đỉnh điểm. Chị Dậu không còn nhún nhường sợ hãi bọn cường hào gian ác nữa. Khi bị đặt bao tình thế như chị Dậu, thì không ai là không thể tức giận, ép quá thì núi lửa cũng phải phun trào chống lại. Chị cũng chỉ vì muốn bảo vệ cái gia đình nhỏ của chị. Một người phụ nữ phải chịu quá nhiều điều gò bó từ cuộc sống, bị chèn ép, bị bóc lột, bị làm cho khổ quá rồi thì người ta sẽ không chịu được nữa.

Sau lời cảnh báo, chị nhảy vào đánh lại bọn tay sai tàn ác: “Rồi chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, đến lượt tên người nhà lí trưởng thì chị xông vào giằng co đu đẩy”. Chị ức quá rồi, chị bán sống, bán chết, không sợ gì nữa, có nhẫn nhục thì cuối cùng cũng sẽ chết thôi. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa, mà thay vào đó giới hạn của sự chịu đựng đã làm chị trở nên mạnh mẽ, không còn một tên tay sai nào có thể đánh lại, chúng phải bỏ đi. Chị không bảo vệ gia đình của mình thì sẽ không một ai bảo vệ cả. Tất cả những hành động đều là bộc phát từ trái tim của chị chứ chưa được giác ngộ bởi cách mạng.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của người phụ nữ trong xã hội xưa. Chị là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.

10 tháng 10 2019

                                                                 Bn tham khảo nha 

Trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học nước nhà. Chúng ta khó có thể quên các tên tuổi lớn như Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… và đặc biệt là Ngô Tất Tố – tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tắt đèn. Lần đầu tiên, ông đã đưa vào văn học hình ảnh một người phụ nữ nông dân Việt Nam với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Đoạn văn Tức nước vỡ bờ thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu, một phụ nữ yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh và có tinh thần phản kháng mãnh liệt.

Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn cường hào đánh đập thừa chết thiếu sống chỉ vì chưa có tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố sức xoay xỏa để cứu chồng ra khỏi cảnh bị cùm trói và hành hạ dã man. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia quạt lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình thương yêu chồng tha thiết.

Trong cơn quẫn bách của mùa sưu thuế, chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình khốn khổ. Chồng bị bắt, bị gông cùm, đánh đập, một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Chính tình yêu thương, lo lắng cho chồng đã dẫn chị đến hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác khi chúng nhẫn tâm bắt trói anh Dậu một lần nữa.

Hành động của chị Dậu không phải diễn ra một cách bất ngờ mà cái mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức tột độ đã khiến nó bùng lên dữ dội.

Lúc bọn đầu trâu mặt ngựa ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai thì chị Dậu tuy giận nhưng vẫn nhẫn nhục van xin tên cai lệ độc ác: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô của chị là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự nhún mình. Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, chị Dậu đã xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ, năn nỉ: Cháu xin ông. Những lời nói và hành động ấy của chị chỉ nhằm mục đích bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách, phẩm chất của chị Dậu mới bộc lộ đầy đủ. Tên cai lệ không thèm nghe chị. Hắn đấm vào ngực chị và cứ sấn đến trói anh Dậu. Chị Dậu đã chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách của chị Dậu là kết quả tất yếu của cả một quá trình chịu đựng lâu dài trước áp lực của sự tàn ác, bất công. Nó đúng với quy luật: Có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Từ vị thế của kẻ dưới: Cháu van ông…, chị Dậu thoắt nâng mình lên ngang hàng với kẻ xưa nay vẫn đè đầu cười cổ mình: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Câu nói cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu. Tức thì, sau lời cảnh cáo đanh thép của kẻ trên đối với kẻ dưới: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! là hành động phản kháng dữ dội: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

4 tháng 9 2016

1)

-Là một tên tay sai chuyên nghiệp rất thạo nghề làm tay sai:

+ Là cai, cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường (loại lính chuyên làm tay sai hầu hạ chống quan nha chứ không phải lính chiến đấu).

+ Hắn là tiêu biểu nhất của hạng tay sai, công cụ đắc lực của cái trật tự xã hội ấy.

-Tên cai lệ được phái về làng Đông Xá để giúp lí trưởng làng này đốc thuế.

Hắn rất mẫn cán, thường lăm lăm cầm roi song theo gã người nhà lí trưởng vào những nhà có người thiếu thuế để quát nạt, chửi bới, đánh trói.

+ Đánh trời là “nghề” của hắn, hắm làm có kĩ thuật, thành thạo.

+ Hắn là sản phẩm được đào tạo đúng quy cách của cái chế độ tàn bạo đó. Chế độ ấy rất cần những hạng người, những tư cách ấy.

Hôm trước, ở đình làng, tên phó lí Đông Xá đã bảo hắn: “Sao ông không giã cho nó (chị Dậu) một mẻ. Ông lí tôi mời ông về đây chỉ có thế!”.

+ Trong kì sưu thuế giống như một cuộc săn thú này, cai lệ là một con chó săn nòi hung dữ, rất được việc! Dường như toàn bộ ý thức của hắn lúc này chỉ là rat ay trừng trị kẻ thiếu thuế:

Vừa “sầm sập” xông vào nhà chị Dậu cùng gã người nhà lí trưởng, hắn đập roi xuống đất, quát thét ra oai, rất hống hách và đểu cáng: “- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”. Anh Dậu vừa chết đi sống lại, hắn đâu thèm có để ý. Mà nếu anh Dậu chết đêm qua thì chính là hắn phải chịu trách nhiệm trước tiên, chứ không phải ai khác. Vì chính tay hắn hôm trước đã trói gô anh rất chặt, rồi điệu ra đình cùm kẹp giữa lúc anh đang ốm nặng. Vậy mà, giờ đây, trước những lời van xin của chị Dậu mong hắn tha cho anh, hắn đáp lại bằng thái độ hết sức phũ phàng.

Mở miệng, hắn chỉ thét, quát, hầm hè , tức là “ngôn ngữ” của thú dữ chứ đâu phải tiếng nói của con người!

Và hắn cũng có nghe gì người khác nói đâu, nên mới không cho lọt vào tai bất cứ một lời nào của chị Dậu, để cuối cùng, chị Dậu hoảng sợ quá, van xin hắn: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Thì hắn đã đáp lại bằng thứ ngôn nữ riêng của hắn, tàn ác và đểu giả:

“Tha này! Tha này! Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu”.

-Trong cái đám đông tay sai của quan phủ, lí trưởng, cai lệ chỉ là một nhân vật “chạy cờ”, một gã tay sai mạt hạng, vô danh. Nhưng bộ mặt hung dữ, đểu cáng của hắn vẫn có một giá trị tiêu biểu riêng; hắn là một thứ “Thiên lôi”, một cái búa sắt trong tay bọn thống trị, tức là tiêu biểu cho chức năng đàn áp của cái chế độ tàn bạo ăn thịt người. Hắn dữ tợn, gây tội ác không hề chùn tay nhưng tất cả đều nhân danh “nhà nước”, “phép nước”. Vì vậy, có thể nói, cái tên cai lệ không chút tình người đó chính là hiện tượng đầy đủ, “thật thà” nhất của cái trật tự tàn bạo dã man đương thời.

2)

Trong thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trích trong Đoạn trường tân thanh tức Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. Hai mươi tư câu thơ lục bát đã vẽ nên sắc, tài, đức hạnh của hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.

Với ngòi bút của một kì tài diệu bút Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung hai nàng giai nhân tuyệt thế:

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

Vân là em, Kiều là chị. Hai chị em Vân và Kiều (con đầu lòng của gia đình Vương viên ngoại) đều là những ả tố nga - những người con gái đẹp. Vẻ đẹp của hai nàng là vẻ đẹp thanh tao của mai, là sự trắng trong, tinh sạch của tuyết:

Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Bút pháp ước lệ cùng phép ẩn dụ đã gợi lên vẻ đẹp hài hoà, hoàn hảo cả về hình thức lẫn tâm hồn. Vẻ đẹp của hai nàng đều đến mức tuyệt mĩ mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại mang một vẻ riêng. Nguyễn Du đã lấy những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên để miêu tả hai chị em. Thuý Kiều và Thuý Vân đều mang vẻ đẹp lí tưởng, theo khuôn mẫu và vượt lên trên khuôn mẫu.

Sau những câu thơ giới thiệu về hai chị em, ngòi bút Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn trong bức chân dung quý phái của Thuý Vân:

 

Vân xem trang trọng khác vời,

Hai chữ trang trọng trong câu thơ đã nói lên vẻ đẹp đài các, cao sang của Vân. Vẻ đẹp ấy của thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời:

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng đen hơn mây, làn da của nàng trắng hơn tuyết, sác đẹp của Vân sánh với những nét kiều diễm, sáng trong của những báu vật tinh khôi của đất trời. Tất cả toát lên vẻ đẹp trung hậu, êm dịu, đoan trang, quý phái. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp, êm dịu: mây thua, tuyết nhường. Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và một tính cách điềm đạm. Qua bức chân dung này, Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận.

Tả Vân thật kĩ, thật cụ thể song Nguyễn Du chỉ vẽ Kiều bằng những nét phác hoạ thông thoáng bởi ông không muốn là người thợ vẽ vụng về:

Kiều càng sác sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Sắc đẹp của Kiều được đặt trong sự so sánh với vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Vân để thấy được sự hơn hẳn của Kiều về vẻ sắc sảo của tài năng trí tuệ, bởi cái mặn mà của nhan sắc. Không tả khuôn mặt, giọng nói, tiếng cười, làn da, mái tóc như Thuý Vân mà Nguyễn Du đã thật tài tình khi chọn đôi mắt Kiều để đặc tả bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ:

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Câu thơ tả đôi mắt mà gợi lên bức tranh sơn thuỷ, diễm lệ. Bức tranh ấy có làn thu thủy - làn nước mùa thu, có nét xuân sơn - dáng núi mùa xuân. Cũng như khuôn mặt Kiều có đôi mắt trong sáng, long lanh, có đôi lông mày thanh tú mà khiến:

Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh.

Vẻ đẹp của Kiều không chỉ như thiên nhiên mà còn vượt trội hơn cả thiên nhiên khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Thiên nhiên không còn thua, nhường mà cau mày, bặm môi tức giận, mà đố kị hờn ghen. Nếu vẻ đẹp của Vân là những gì tinh khôi, trong trắng nhất của đất trời thì Kiều lại mang vẻ đẹp của nước non, của không gian mênh mông, của thời gian vô tận. Cái đẹp ấy làm cho nghiêng nước, đổ thành:

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Nguyễn Du đã sử dụng những điển tích để cực tả Kiều với vẻ đẹp của trang giai nhân tuyệt thế. Và cũng chính vẻ đẹp không ai sánh bằng ấy như tiềm ẩn những phẩm chất bên trong cao quí là tài và tình rất đặc biệt:

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Kiều có cả tài cầm - kì - thi - hoạ của những bậc văn nhân quân tử và tài nào cũng đến mức điêu luyện. Nàng giỏi về âm luật đến mức làu bậc. Cây đàn nàng chơi là cây hồ cẩm, tiếng đàn của nàng ăn đứt bất cứ nghệ sĩ nào và đã trở thành nghề riêng. Để cực tả cái tài của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt các từ ngữ ở mức độ tuyệt đối: vốn sẵn, pha nghề, làu bậc và đủ mùi. Không những giỏi ca hát, chơi đàn mà Kiều còn sáng tác nhạc nữa. Cung đàn nàng sáng tác là một thiên Bạc mệnh. Bản đàn ấy đã ghi lại tiếng lòng của một tâm hồn đa sầu đa cảm. Nguyễn Du cực tả tài năng của Kiều chính là ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Tài năng của Kiều vượt lên trên tất cả và là biểu hiện của những phẩm chất cao đẹp, trái tim trung hậu, nồng nhiệt, nghĩa tình, vị tha. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc - tài - tình và đạt đến mức siêu phàm, lí tưởng. Nhưng nhan sắc đến mức hoa ghen, liễu hờn để tạo hóa phải hờn ghen đố kị và tài hoa trí tuệ thiên bẩm làu bậc, đủ mùi cái tâm hồn đa sầu, đa cảm như tự dưng mà có của nàng khó tránh khỏi sự nghiệt ngã của định mệnh. Chính bởi Kiều quá toàn mĩ, hoàn thiện nên trong xã hội phong kiến kia khó có một chỗ đứng cho nàng. Và cung đàn Bạc mệnh nàng tự sáng tác như dự báo một cuộc đời hồng nhan bạc mệnh khó tránh khỏi của Kiều. Cuộc đời nàng rồi sẽ sóng gió, nổi chìm, truân chuyên. Cũng giống như bức chân dung Thúy Vân, bức chân dung Kiều là bức chân dung mang tính cách số phận.

Nguyễn Du hết lời ca ngợi Vân và Kiều mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười nhưng ngòi bút tác giả lại đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Vân chủ yếu đẹp ở ngoại hình còn Kiều là cái đẹp cả về tài năng, nhan sắc lẫn tâm hồn. Điều đó tạo nên vẻ đẹp khác nhau của hai người thiếu nữ và hé mở hai tính cách, dự báo hai cuộc đời khác nhau đang đón chờ hai ả tố nga. Hai bức vẽ chân dung của chị em Thuý Vân và Thuý Kiều đã cho thấy sự tài tình trong ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du.

Kết thúc đoạn thợ là bốn câu lục bát miêu tả cuộc sống phong lưu khuôn phép, mẫu mực của hai chị em Kiều:

Phong lưu rất mực hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

Hai người con gái họ Vương không chỉ có sắc - tài - tình mà còn có đức hạnh. Sống phong lưu đến mực hồng quần. Cả hai đều đã tới tuần cập kê - tới tuổi búi tóc, cài trâm nhưng vẫn sống trong cảnh:

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Hai câu thơ như che chở, bao bọc cho hai chị em, hai bông hoa vẫn còn phong nhụy trong cảnh êm đềm chưa một lần hương toả vì ai. Nguyễn Du đã buông mành, gạt tất cả mọi vẩn đục cho cuộc đời khỏi cuộc sống phong lưu của hai chị em để đề cao hơn đức hạnh của hai nàng.

Với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Vân, Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ, mĩ lệ nhất. Hai bức tranh mĩ nhân bằng thơ đã thể hiện bút pháp ước lệ tượng trưng và các biện pháp tu từ trong ngòi bút tinh tế của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.


 

4 tháng 9 2016

3).'Tức nước" có nghịa là nước rất đầy , như muốn trào ra . "Bờ" là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng "tức nước vỡ bờ" chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra . Nói theo nghĩa bóng là : Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua . Nhưng 1 ngày nào đó nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Đó là điều tất yếu trong cuộc sống này. Đừng bao giờ dồn ép người khác tới bước đường cùng hay làm những chuyện quá sức chịu đựng của 1 con người. Bởi dù sao đó cũng chỉ là 1 con người bình thường, sức chịu đựng chỉ có giới hạn mà thôi, đừng để xảy ra chuyện " tức nước vỡ bờ" thì lúc đó không hay tí nào.