Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tik cho mk nha !
1. điều hòa
2. hoocmon
3. nội tiết
4. đường máu
5. tác động
Qua 2 ảnh A và B của hình 27.2 thấy được ý thức trong tham gia giao thông của học sinh chưa được tốt. Ở hình A thì với một chiếc xe nhưng các bạn học sinh lại chở đến 4 người, điều này hoàn toàn sai với quy định an toàn giao thông. Ở hình B, các bạn học sinh chạy xe dàn hàng 4 hàng 5 trên đường lộ, chạy cập kè nói chuyện với nhau. Những việc làm trên không những sai với quy định an toàn giao thông mà còn có thể gây ra tai nạn giao thông.
Mik cũng ko biết chắc đâu , có j sai bạn thông cảm and sửa lại giúp mik nhé
Các điều kiện cần cho sự thành lập các phản xạ có điều kiện: Phải có sự kết hợp giữa các kích thích bất kì với kích thích của một phản xạ không điều kiện muốn thành lập và kích thích có điều kiện phải có tác động trước trong vài giây so với kích thích của phản xạ không điều kiện. Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần và phái thường xuyên củng cố .
ức chế phản xạ là khi một phản xạ lâu ko lặp lại sẽ bị ức chế rồi dần bị mất
Vd:con đg lâu ko đi cỏ mọc
vì đây là một bài thí nghiệm khó hiểu mình khuyên vào youtube để xem các thí nghiệm đó người thực hiện nói rất rõ về thí nghiệm
mk cx xem r nhưng mờ quá vs cả giọng nói hơi khó nghe chắc vì lâu r
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối
liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp
nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất
định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được
gọi là những bản năng.
VD: khi em bé mới sinh thì phải bú sữa, khi bạn bị ong đốt thì bạn kêu á,...
-Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá
trình mình sống tác động lên mình, cũng giống
như 1 thói quen vậy:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
VD: bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thức
STT | Hệ cơ quan | Cơ quan |
1 | Hệ vận động | Xương, cơ |
2 | Hệ thần kinh | Não, dây thần kinh, tủy sống |
3 | Hệ hô hấp | Mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi |
4 | Hệ tuần hoàn | Tim, mạch máu( động mạch, tĩnh mạch và mao mạch) |
5 | Hệ tiêu hóa | Miệng thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa ( gan, tụy) |
6 | Hệ nội tiết | Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy |
7 | Hệ bài tiết | Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái |
8 | Hệ sinh dục | Cơ quan sinh dục |
Do cấu trúc giải phẫu vùng hầu họng con người là một ngã 4, thông ra mũi, miệng; thông vào khí quản (phổi) và thực quản (dạ dày). Bình thường có nắp thanh môn đậy kín thanh môn là cửa thông vào khí quản. Khi chúng ta hít thở, thực quản xẹp lại và nắp thanh môn mở để khí quản mở thông ra mũi, khi cười nói thì khí quản mở thông ra miệng, còn khi nuốt thì nắp thanh môn đóng lại và miệng thông vào thực quản.
“Nếu vừa ăn vừa cười thì thanh môn mở trong lúc hầu họng có thức ăn nên dễ bị sặc”,
Trong cổ họng người ta có hai đường ống, một là đường ống thực quản để nuốt thức ăn, hai là đường ông khí quản để hô hấp. Miệng của hai đường ống đó đều ở họng. Khi chúng ta ăn cơm, chỗ yết hầu có một miếng xương mềm gọi là lưỡi gà nó có khả năng tự động đóng kín miệng khí quản làm cho thức ăn đi vào thực quản được thuận lợi. Nếu vừa ăn vừa cười nói thì khí quản phụ trách hô hấp sẽ phải làm việc, lưỡi gà sẽ mở ra thức ăn dễ bị sặc trong khí quản. Để đẩy thức ăn trong khí quản ra, chúng ta sẽ phải ho sặc sụa, nếu ho mà thức ăn không ra sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế trong khi ăn các bạn không nên vừa ăn vừa cười đùa.
Bài tập trang 244
10 Tìm hiểu về chức năng của võ não
Bảng 28.2. Vị trí và chức năng của các vùng vỏ não
Câu hỏi của Đinh Khánh Linh - Sinh học lớp 7 | Học trực tuyến
Bạn tham khảo ở lick này nhé! Bài của anh Nguyễn Trần Thành Đạt.
11 Tìm hiểu vai trò của hệ thần kinh
Hệ thần kinh bao gồm bộ phận trung ương là não bộ và tủy sống , bộ phận ngoại biên là các dây thần kinh và hạch thần kinh . Dựa vào chức năng của hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng . Cơ quan phân tích bao gồm ba thành phần là: các tế bào thụ cảm ( nằm trong các cơ quan thụ cảm tương ứng) , dây thần kinh cảm giác và vùng vận động tương ứng.
C Hoạt động luyện tập
1 Cấu tạo và chức năng của nơron
Nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh . Mỗi nơron gồm một thân , nhiều sợi nhánh và một sợi trục . Sợi trục thường có bao miêlin . Tận cùng của sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
Bài tập trang 245
2 Chức năng của tủy sống
- Phần làm thí nghiệm và nhận xét trường mình hổng có làm nên bạn có thể tự làm thí nghiệm rồi đưa ra nhận xét nha!
- Tại sao không sử dụng ếch chưa hủy tủy để thí nghiệm?
+ Vì muốn thí nghiệm với ếch thì phải huỷ tuỷ thi mới dễ thực hiện công việc thí nghiệm. Ta phải huỷ tuỷ ếch trước khi làm thí nghiệm để các chi của ếch ko hoạt động được nữa. Các chi của ếch hoạt động được nhờ sự điều khiển của tuỷ sống chứ ko phải là của não.
- Chức năng của rễ tủy và dây thần kinh là gì?
Chức năng dây thần kinh tủy là :
+ Phản xạ và dẫn truyền của tủy sống.
Chức năng của rễ tủy:
Cái này để mình tìm hiểu thêm . Khi nào có kết quả mình sẽ trả lời nha!
- Thí nghiệm nhằm mục đích gì?
+ Thí nghiệm nhằm để kiểm tra tính chính xác của một lý thuyết hoặc một giả thuyết mới để ủng hộ chúng hay bác bỏ chúng.Thí nghiệm hoặc kiểm nghiệm có thể được thực hiện bằng phương pháp khoa học để trả lời một câu hỏi hoặc khảo sát vấn đề. Trước tiên đó là thực hiện quan sát. Sau đó đặt ra câu hỏi, hoặc nảy sinh vấn đề. Sau đó, giả thuyết được hình thành. Tiếp đến thí nghiệm được đưa ra để kiểm tra giả thuyết.
Bạn học tốt nha!
Mình vừa tìm hiểu xong rùi, bổ xung nhá!
Chức năng của rễ tủy là :
Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thân kinh. Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan.