Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
3. Một người ở đồng bằng chuyển lên vùng núi cao sống, sau một thời gian thì lượng hồng cầu trong máu người này tăng vì ở vùng núi cao, không khí loãng lượng khí oxi giảm, khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu giảm nên cơ thể phải sản sinh ra nhiều hồng cầu để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể
Xương gồm hai thành phần chính là muối khoáng chủ yếu là canxi và chất hữu cơ(cốt giao). Canxi hòa tan trong nước và phân hủy bởi nhiệt.Vì vậy, khi đun lâu thì tính chất canxi bị mất đi nên nó dễ bở
Ta biết thành phần hóa học của xương là có chất hữu cơ ( chất cốt giao) và chất vô cơ ( muối canxi), khi đun với nước nóng, nhiện độ cao sẽ làm mất đi sự mềm dẻo của chất cốt giao đối với xương cũng như là sự rắn chắc của muối canxi đối với xương, lúc này xương sẽ không cứng và cũng không mềm, nó bị bở ra.
Võng mạc của mắt người có vô vàn tế bào nhạy sáng. Có hai loại tế bào: tế bào hình que và tế bào hình nón. Tế bào hình que phân biệt độ sáng tối trong khi tế bào hình nón ghi nhận màu sắc. Có 3 loại tế bào hình nón, 1 loại phản ứng các bước sóng cố định trong dải quang phổ từ 400 đến 500 nm cho cảm giác màu Lam; một loại phản ứng với bước sóng từ 500 đến 600nm cho cảm giác màu Xanh Lá và một loại phản ứng với bước sóng từ 600 đến 700nm cho cảm giác màu Đỏ.
a, Khi người con trai bị tai nạn đều có thể gặp bố hoặc mẹ để truyền máu vì người con có nhóm máu AB thì trong máu đều có đều có ngưng kết nguyên A và B; trong nhóm máu của bố và mẹ đều có ngưng kết nguyên A hoặc B nên khi truyền máu của bố hoặc mẹ cho người con ko xảy ra hiện tượng bị ngưng kết hồng cầu
b. Người con trai có nhóm máu AB ko truyền máu cho người bố được vì
trong nhóm máu của người con có đủ 2 ngưng kết nguyên A và B nhưng trong nhóm máu của người bố chỉ có ngưng kết nguyên A ko có ngưng kết nguyên B nên khi truyền máu xảy ra hiện tượng bị ngưng kết hồng cầu
Bạn có thể tham khảo bài của mình.
a ) Nếu người con trai bị tai nạn giao thông mất nhiều máu và cần truyền máu gấp thì cả người bố và mẹ đều có thể truyền được vì 1 trong 2 nhóm máu này khi truyền vào nếu là nhóm máu A thì beta sẽ kết hợp với A trong nhóm AB. Còn nếu là nhóm B thì anpha sẽ kết hợp với B trong nhóm AB.
b ) Người con trai k thể truyền lại được vì nếu nhóm máu AB có A mà gặp anpha sẽ kết dính ( nhóm máu A ) , B gặp beta sẽ kết dính ( nhóm máu B ) gây tắc mạch máu .
Mik cũng ko biết chắc đâu , có j sai bạn thông cảm and sửa lại giúp mik nhé
Bởi vì tai- mũi -họng là 3 bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau. Khi một trong 3 bộ phận bị ảnh hưởng thì các bộ phận còn lại rất dễ bị ảnh hưởng kéo theo.
Câu 1:
Thành phần của máu | Chức năng |
Hồng cầu | Vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào . |
Bạch cầu | Bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh. |
Tiểu cầu | Dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu. |
Huyết tương | Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan. |
Câu 2:
-Cấu tạo của hệ tuần hoàn:
+ Dịch tuần hoàn.
+ Tim.
+ Mạch máu.
+ Các van.
- Chức năng của hệ tuần hoàn :
+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+Vận chuyển hormone.
Câu 3:
- Sự thở (thông khí I phổi): Hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi (O2), nghèo cacbonic (CO2). Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic (CO2), nghèo ôxi (O2). Nên ôxi (O2) từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic (CO2) từ máu khuếch tán vào phế nang.
- Sự trao đổi khí ở các tế bào: Máu từ phổi về tim giàu ôxi (02) sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonic (CO2), nên nông độ O2 luôn thâp hơn trong máu và nồng độ CO2 lại cao hơn trong máu. Do đó O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.
Câu 4:
Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt:
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Hít một hơi đầy ghé sát miệng nạn nhân thổi 1 hơi không để không khí lọt ra ngoài.
- Ngưng thổi rồi thổi tiếp.
- Cứ làm như vậy 12-20 lần/phút đến khi nạn nhân tự thở được.
Chúc bạn học tốt!
1, Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).
2,Đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ: gồm mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết phải. Chức năng: Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn phải.
3,Vai trò:Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
1,- Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
-Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái
(6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
2,- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch.
-Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẩn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).3,Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.
Không khí đi vào phổi, và thức ăn đi vào dạ dày đều đi theo một con đường chung là thực quản, trước khi chia thành hai nhánh khác nhau. ( đường khí quản tới phổi, và đường thực quản xuống dạ dày).
Tại "ngã ba này" (chỗ giao nhau) có một chiếc van, giống như một cái nắp đậy. Khi nuốt thức ăn hay uống nước, thì "cái nắp" này sẽ tự động đậy khí quản lại, để cho thức ăn, nước tiếp tục đi theo thực quản, xuống dạ dày , không bị lọt vào khí quản, vào phổi -> nên không thể thở. Nếu khi chúng ta nuốt thức ăn, uống nước mà thở, chẳng hạn lúc ăn uống mà cười đùa, thì sẽ bị "sặc", đó là một phản xạ của cơ thể, ngăn cho thức ăn không vào đường khí quản, vì lúc cười, vui chúng ta cũng cần không khí, đường khí quản vẫn mở, ngoài ra sặc cũng dễ xảy ra ở người già, và trẻ con, vì khi ấy phản xạ đậy mở của chiếc van không được nhanh nhạy.
Bạn tham khảo nha :3
Không khí đi vào phổi, và thức ăn đi vào dạ dày đều đi theo một con đường chung là thực quản, trước khi chia thành hai nhánh khác nhau. ( đường khí quản tới phổi, và đường thực quản xuống dạ dày). Tại chỗ giao nhau có một chiếc van, giống như một cái nắp đậy. Khi nuốt thức ăn hay uống nước, thì "cái nắp" này sẽ tự động đậy khí quản lại, để cho thức ăn, nước tiếp tục đi theo thực quản, xuống dạ dày , không bị lọt vào khí quản, vào phổi -> nên không thể thở.
Vì mỗi con người đều có các bộ phận khác nhau mà mỗi bộ phận lại có các chức năng khác nhau , nó chỉ đảm nhiệm được một công việc cụ thể nào đó chứ không thể vừa ăn vừa nói chuyện đươc. Vậy việc bị sặc là điều tất nhiên.
Lần sau ghi đề có dấu nha bạn
Chúc bạn học tốt ^^
___Gió Ấm___
Do cấu trúc giải phẫu vùng hầu họng con người là một ngã 4, thông ra mũi, miệng; thông vào khí quản (phổi) và thực quản (dạ dày). Bình thường có nắp thanh môn đậy kín thanh môn là cửa thông vào khí quản. Khi chúng ta hít thở, thực quản xẹp lại và nắp thanh môn mở để khí quản mở thông ra mũi, khi cười nói thì khí quản mở thông ra miệng, còn khi nuốt thì nắp thanh môn đóng lại và miệng thông vào thực quản.
“Nếu vừa ăn vừa cười thì thanh môn mở trong lúc hầu họng có thức ăn nên dễ bị sặc”,
Trong cổ họng người ta có hai đường ống, một là đường ống thực quản để nuốt thức ăn, hai là đường ông khí quản để hô hấp. Miệng của hai đường ống đó đều ở họng. Khi chúng ta ăn cơm, chỗ yết hầu có một miếng xương mềm gọi là lưỡi gà nó có khả năng tự động đóng kín miệng khí quản làm cho thức ăn đi vào thực quản được thuận lợi. Nếu vừa ăn vừa cười nói thì khí quản phụ trách hô hấp sẽ phải làm việc, lưỡi gà sẽ mở ra thức ăn dễ bị sặc trong khí quản. Để đẩy thức ăn trong khí quản ra, chúng ta sẽ phải ho sặc sụa, nếu ho mà thức ăn không ra sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế trong khi ăn các bạn không nên vừa ăn vừa cười đùa.