Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm:
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Từ dãy Trường Sơn hùng vĩ những cánh rừng đại ngàn xanh tốt. Đến biển Của Tùng đêm ngày sống vỗ mênh mang. Tất cả đều gần gủi thân thương, nhưng đối với em không có gì đẹp bằng dòng sông “Hiền Lương bên thương, bên nhớ” đã gắn bó với em biết bao kỉ niệm một thời thơ ấu.
Con sông Hiền Lương êm đềm chảy qua làng em từ bao đời nay. Sáng sớm khi ông mặt trời chưa thức giấc, dòng sông khoác lên mình chiếc áo sương mỏng thật là duyên dáng, tinh khôi. Khi những tia nắng vàng tươi rực rỡ chiếu xuống, màn sương tan dần, để lộ dòng sông xanh ngắt như mái tóc xanh của nàng thiếu nữ chảy dài bất tận. Hai bên bờ sông, những luỹ tre xanh rì rào trong gió, nghiêng mình soi tóc xuống dòng sông trong thật điệu. Đó đây trên mặt sông, những chiêc thuyền chài tung lưới trắng xoá. Tiếng gõ mỏ gọi cá nghe thật vui tai.
Trưa, mặt trời lên đến đỉnh đầu. Khắp mặt sông được nhuộm ánh nắng vàng chói chang lấp lánh như dát bạc. Lúc này, trên mặt sông, thuyền bè đi lại nhộn nhịp. Những cánh buồm nâu mộc mạc, chân chất như màu áo mẹ sớm hôm tàn tảo căng buồm xuôi ngược. Trên bờ sông, mấy đám tre thi nhau bơi lội, tiếng cười đùa vang động cả dòng sông. Chiều về, từng chiếc thuyền kéo lưới đầy ắp cá. Các ngư dân hớn hở chở cá tôm ra chợ bán. Dòng sông đóng góp nguồn thuỷ sản dồi dào nhất ở quê em. Đêm đến, dòng sông tĩnh mịt. Muôn ngàn vì sao lấp lánh soi mình xuống mặt sông, làm cho dòng sông đẹp lung linh huyền ảo.
Những ngày mưa lớn, dòng sông không êm đèm mà trở nên mạnh mẻ hơn. Dòng sông mang tên mình gánh nặng phù sa, bồi đắp cho đong bằng hứa hện một mùa vàng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Dòng sông quê em đẹp, thanh bình. Không những thế, nó còn là dấu ấn lịch sử một thời chông mỹ cứu nước oai hùng. Em rất yêu dòng sông Hiền Lương va lúc nào cũng muốn được đắm mình trong dòng nước mát rượi. Những lúc ấy em có cảm giác đang được nằm trong vòng tay âu yếm yêu thương của mẹ.
Mai này, dù có đi đâu xa thì dòng sông Hiền Lương đầy bao ắp kỉ niệm vẫn nguyên vẹn trong tâm trí em. Con sông quê thân thương bên lỡ bên bồi sẽ không bao giờ vơi cạn như tình yêu của em đối với nó.
Con sông Hiền Lương vẫn chảy ven thành phố quê em. Con sông ấy đã gắn bó với biết bao người, đã gắn bó với em ngay từ khi em còn rất nhỏ. Sông và em đã trở nên thân thiết từ lâu lắm rồi.
Con sông quê em rộng mênh mông, nước sông thường có màu xanh biếc và lặng lờ trôi theo dòng về biển cả. Sông đẹp nhất là khoảng thời gian vào những ngày hè.
Buổi sáng, mỗi khi ông Mặt Trời thức giấc, từng vầng hồng rạng rỡ mọc lên ở phía đằng đông, dòng sông sáng bừng lên dưới những ánh ban mai. Mặt Trời mỗi lúc một lên cao hơn, từng ánh nắng vàng óng ả chiếu xuống mặt sông sáng lấp loáng. Con sông như khoác lên mình một chiếc áo lụa đào của những cô thiếu nữ. Mặt sông in bóng của những tòa nhà nguy nga, diễm lệ, vang vọng từng âm thanh hơi thở nơi thành phố quê em. Hai bên bờ sông từng hàng dừa xanh nghiêng mình soi bóng, từng đàn chim chóc thì đua nhau ca hát như đón chào ngày mới.
Trưa đến, dòng sông như trầm tư với cái nắng trời oi ả, thế nhưng nó cũng thật đẹp khi khoác lên mình chiếc áo the xanh duyên dáng. Mặt nước mênh mông vẫn lặng lẽ dõi theo từng dòng chảy. Thi thoảng, từng chú cá bông lại quẫy nhẹ dưới dòng nước mát lành.
Mỗi khi chiều đến, con sông lại thêm rạng rỡ khi khoác lên mình chiếc áo vàng lung linh của trời khi về xế chiều. Mặt nước long lanh phản chiếu từng ánh hoàng hôn. Những đám mây hối hả, vội vã ghé ngang soi bóng rồi nhanh chóng trôi dạt về một phương, lộ ra từng mảng trời xanh đang soi mình xuống mặt nước mênh mông. Ở đâu đó trên những bãi cát dài chạy dọc ven sông, từng tốp trẻ em đang vui đùa chạy nhảy tung tăng, ngồi hóng mát và kể cho nhau những câu chuyện thật vui.
Quê hương” – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
(Dàn ý chi tiết tả dòng sông quê em)
1. Mở bài: Dòng sông em định tả ở đâu, tên gì? (Sông Dinh, thị xã Ninh Hòa).
2. Thân bài:
a. Tả cảnh bao quát: (giới thiệu sơ lược).
- Sông Dinh chảy qua thị xã Ninh Hoà. Chính từ bãi sông màu mỡ này mà huyện Ninh Hoà xưa kia phát triển thành thị xã ngày nay.
- Toàn cảnh hai bên bờ sông là nhà của cư dân các xã và thị xã. Hai bên bờ lô nhô những rặng dừa xanh mát.
b. Tả cảnh chi tiết:
- Sáng sớm: nước sông trong trẻo, có thể nhìn thấy hòn cuội ở ven bờ.
- Trưa: nước sông có màu đục nhờnhờ, một vài thuyền câu cá giăng lưới (nông dân bắt cá đểcải thiện bữa ăn). Nước triều cao, mặt sông nhấp nháy ánh mặt trời.
- Chiều tà: mặt nước sông nhuộm màu vàng đất pha lẫn ánh vàng le lói của mặt trời sắp lặn.
- Hai bên bờ sông: nhà cửa lô nhô, thỉnh thoảng có một bến nước để bà con lấy nước, một vài chị phụ nữ giặt quần áo, một hai chiếc xe bò kéo lấy cát ở bãi sông.
- Chiều tắt nắng, nước triều rút mạnh, đàn cò từ đâu bay đến, chúng đậu ở doi cát, đi lững thững bắt tép tôm.
- Sông đẹp nhất vào độ trưa, khi ánh nắng làm đẹp rặng dừa hai bên bờ và dòng sông óng ánh như có bạc.
c. Nêu ích lợi của con sông:
- Con sông đem lại khí hậu mát mẻ cho quê em.
- Con sông là nguồn nước để tưới cho đồng ruộng, nuôi trồng thuỷ sản vùng nước ngọt.
3. Kết luận:
- Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về dòng sông quê hương.
- Em làm gì đểgiữ gìn cho con sông mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền đểngười dân chung sức giữ gìn bãi sông, nước được sạch.)
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.
- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
a) Buổi sớm:
- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.
- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.
- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.
- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.
- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.
- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.
b) Buổi chiều:
- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.
- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.
- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.
Hok tốt
Refer:v
Viết về dòng sông quê mẹ, Tế Hanh có bài thơ "Nhớ con sông quê hương", Hoài Vũ có bài "Vàm cỏ Đông", Vũ Duy Thông có bài "Bè xuôi sông La"... Đó là những bài thơ hay mang nặng tình quê hương. Bài thơ "Dòng dông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ đem đến cho ta nhiều thương mến.
"Dòng sông mặc áo" gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.
Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn "như hình con long" con sông Cầu "nước chảy lơ thơ"; con sông Thương "bên lở bên bồi... dòng trong dòng đục..." từng làm bao người xưa nay say mê.
Ta hãy đến chiêm ngưỡng "Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo.
Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới. Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm"ngẩn ngơ" lòng người:
Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.
Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!
“Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre”
Mỗi lần đọc lại hai câu thơ này, lòng tôi lại không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về dòng sông quê hương. Dòng sông được nhắc tới trong hai câu thơ của Tế Hanh dường như không phải là dòng sông của riêng quê ông nữa mà đã trở thành dòng sông của bất kì ai, dòng sông gần gũi chảy qua những xóm làng yên bình trên mảnh đất Việt Nam.
Dòng sông chảy qua làng tôi là một nhánh nhỏ của dòng sông Hồng. Nó chảy qua biết bao xóm làng, những đồng ruộng bao la, núi đồi xanh mướt rồi khi tới làng tôi, dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của một miền quê thanh bình, hạnh phúc. Hai bên bờ là những rặng tre tươi tốt, ngọn tre như vươn cao mãi tới tận mây xanh. Tôi tưởng như tre là một người con gái điệu đà, đang soi bóng xuống mặt nước để chiêm ngưỡng nhan sắc của chính mình.
"Quê hương" - hai tiếng nghe sao thân thương đến lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với mỗi người. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "Ừ, chào sông nhé!".
Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đã xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.
Vậy đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.
Mỗi dịp nghỉ hè, gia đình em lại đi du lịch. Có năm là Sa Pa xinh đẹp mờ ảo trong sương mù với những ngọn núi nhấp nhô, với sắc đào hồng thắm… Có năm là phố cổ Hội An bình yên và cổ kính khiến người ta nhẹ lòng đến lạ. Nhưng năm ngoái, gia đình em đã về thăm quê ngoại, nơi ấy có bãi biển xanh trải dài cùng những bờ cát trắng khiến em ấn tượng vô cùng.
Cho đến bây giờ, từng hình ảnh của bờ biển ấy vẫn in đậm trong tâm trí em như thể mới chỉ là ngày hôm qua thôi vậy. Bãi biển nơi quê ngoại em thật đẹp làm sao! Bãi cát trắng mịn lấp lánh dưới ánh mặt trời giống như là ở đó cất giấu những viên đá quý vậy. Bãi cát trắng ấy tưởng chừng như kéo dài mãi đến tít tắp vô tận. Em rất thích được đi chân trần trên bãi biển, cảm nhận từng hạt cát nhỏ mịn bao bọc lấy bàn chân, mang tới cái cảm giác lành lạnh mát mẻ vô cùng dễ chịu.
Trên bãi biển dài là hàng phi lao thẳng tắp. Khi những cơn gió biển thổi tới, mang theo vị mằn mặn của muối, của hơi biển, những cây phi lao ấy lại đung đưa, giống như là những người đang nhảy múa say mê trong điệu nhạc sóng của biển vậy. Còn khi trời lặng, chúng đắm mình trong ánh sáng, trong ánh mặt trời, như cảm nhận cái không khí vô cùng quen thuộc suốt bao nhiêu năm qua của mảnh đất nơi đây. Xen kẽ hàng cây luôn là những chiếc ô đủ màu sắc của những người đi tắm biển. Chúng rực rỡ dưới ánh mặt trời, nhìn từ trên cao như tô điểm thêm những bông hoa sắc thắm, còn bãi biển là khu vườn rộng lớn.
Em yêu thích nhất chính là sắc xanh của biển. Biển xanh, cát trắng, không còn gì đẹp hơn nữa. Một màu xanh trải dài bất tận khiến em có cảm giác rằng biển là tấm gương lớn phản chiếu lại sắc xanh trong của mây trời trên cao. Em thích nhất là được đi chân trần, cảm nhận song biển vỗ về đôi bàn chân đầy yêu thương và âu yếm. Từng con sóng dạt vào trong bờ, mỗi lần như vậy lại mang theo vài vỏ sò nhỏ xinh. Lúc rảnh rỗi, em lại cùng chị họ đi dọc bờ biển, nhặt chúng về rửa sạch để làm thành những chuỗi vòng rất đẹp mà chỉ có vùng biển mới có. Mẹ em nói, những vò sò lớn, khi áp tai vào, ta có thể nghe thấy tiếng sóng biển ngoài khơi xa. Quả thật đúng là vậy, đó là âm thanh tuyệt vời nhất mà em từng được nghe.
Bãi biển quê em luôn rất đông người mỗi khi hè đến. Khách du lịch khắp nơi đổ về đây. Không khí mùa hè nơi này luôn rất vui vẻ nhộn nhịp. Em rất yêu biển quê em.
Mùa hè rất nhanh cũng qua đi. Bây giờ em đã trở lại thành phố nhưng bãi biển ấy vẫn luôn in sâu trong tâm trí em. Em mong hè năm sau sẽ lại đến thật nhanh để được bố mẹ cho về quê ngoại chơi một lần nữa, để được vui đùa trên bãi biển ấy.
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen…. nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Bạn tham khảo ạ:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”
Dòng sông có lẽ là một trong những cảnh đẹp không thể thiếu của những vùng quê, đặc biệt là những vùng quê nông thôn yên bình, để lại nhiều kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ. Vậy còn dòng sông đi qua thành phố tấp nập và nhộn nhịp thì sao? Mỗi người có lẽ sẽ có những câu trả lời khác nhau, còn với em, dòng sông Hồng chảy qua thành phố lại có một vị trí quan trọng trong trái tim.
Sông Hồng là một con sông dài và rộng. Em từng nghe bố em nói, sông Hồng chảy qua đa phần các tỉnh thành miền Bắc nên những tỉnh thành ấy được gọi chung là vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sông Hồng có từ lúc nào và bắt nguồn từ đâu em cũng không biết rõ, chỉ biết rằng đoạn chảy qua thành phố nơi em sống dài lắm, có lẽ đến vài chục ki lô mét, còn chiều rộng của nó, em cũng không thể đoán được, nhưng nó đủ cho tàu thuyền qua lại dễ dàng.
Em nghe cô giáo nói rằng, cái tên sông Hồng là bắt nguồn từ việc nước sông quanh năm đều có màu hồng đào bắt mắt do chứa nhiều phù sa màu mỡ tốt cho đất đai và cây trồng. Hai bên bờ sông không phải là những hàng liễu xanh thẫm rủ bóng xuống như đang làm dáng làm duyên, soi gương chải chuốt mà là con đê dài chạy dọc dòng sông cùng nhà cửa hai bên san sát. Những ngày hè nóng nực mà được ngồi dưới một cái ô lớn, thưởng thức những ly chè được bán trên bờ đê mà khoan khoái cảm nhận những cơn gió mát đang luồn vào mái tóc hay thư thả làm ngắm cảnh tàu thuyền tấp nập đi lại cũng là một trong những cách để đếm thời gian trôi.
Nước sông Hồng không trong vắt như những con sông khác bởi nó có chứa rất nhiều phù sa, hơn nữa mỗi ngày trên dòng sông này đều có rất nhiều tàu thuyền đi lại. Những chiếc tàu chở hàng cao lớn, những chiếc bè gỗ từ thượng nguồn xuôi dòng hay những con thuyền bé hơn là những vật thường thấy trên dòng sông rộng lớn này. Vì vậy, sông Hồng vốn là một con đường vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện cho những tỉnh thành châu thổ sông Hồng.
Vào mùa xuân, nước sông dâng lên đầy ắp, màu nước vào mùa này cũng đậm hơn màu nước vào những mùa khác trong năm. Mùa hạ về, mặt sông lại yên bình trôi mang theo những cơn gió nam còn thơm mùa hoa cỏ vào tận trong làng. Mùa thu đến, cảnh sắc hai bên bờ sông lại càng thêm thơ mộng, những cây liễu thả rơi những "chiếc thuyền" bằng lá liễu nhỏ xinh xuống làm lay động mặt nước. Mùa đông tràn về, mặt hồ phủ một tầng hơi nước mỏng, chập chờn như đang nhảy múa trên mặt sông, nước sông vào thời điểm đó rất lạnh và buốt.
Sông Hồng có giá trị rất lớn về mặt kinh tế, nước sông có rất nhiều phù sa màu mỡ giúp cho đất đai và cây trồng luôn luôn xanh tốt tạo điều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Không chỉ thế, sông Hồng còn là một con đường giao thông vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện và còn cung cấp cho chúng ta một lượng thủy sản phong phú và cũng bồi đắp và mở rộng vùng đồng bằng màu mỡ.
Em rất yêu con sông Hồng bởi lợi ích mà nó đã đem lại cho người dân cùng vẻ đẹp của dòng sông vào tất cả các thời điểm trong năm. Em sẽ cố gắng bảo vệ môi trường và bảo vệ dòng sông khỏi bị ô nhiễm.
Tham khảo nhé :
Con sông Hồng chảy qua quê hương tôi. Sông chảy giữa những bãi mía bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông nhuốm đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với tuổithơ của tôi. Tôi và con sông đã trở nên thân thiết.
Những buổi sáng, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Sông tấp nập những tàu thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ đọng lại những hạt sương trên lá cỏ non như những hạt ngọc bé xíu, long lanh... cỏ còn ướt đẫm sương đêm mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Buổi trưa, trẻ con rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Chúng lặn hụp, bơi lội khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những dứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm. Sông dịu dàng như một người mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt cháu ra sông tắm rửa, những người mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hoặc những buổi tối trăng sáng, tôi và các bạn bơi thuyền ra giữa sông buông chèo mặc cho nó trôi lờ lững rồi nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió.
Dòng sông này đã để lại cho tôi những kỉ niệm êm đềm nhất! Nhớ ngày nào mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm, tôi sợ và hét ầm lên mếu máo khóc. Rồi năm học lớp Một tôi đã để lạỉ cho con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó tôi chưa biết bơi. Các bạn rủ tôi ra sông tắm. Chúng tôi đùa nghịch ở ngay cặnh bờ chứ không dám ra giữa sông. Chiếc nón "tốt. đỏ" mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, tôi đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Tôi hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy. Nhưng không kịp nữa rồi, nó trôi xa lắm, không thể nào lấy được nữa. Tôi không biết bơi nền suýt bị chìm nghỉm xuống lòng sông. Lũ bạn tôi đều không biết bơi; rối rít định nắm tay nhau dàn thành hàng dài để tôi nắm vào mà ngoi lên. Vừa lúc ấy thầy giáo tôi đi qua thấy chỏm tóc tôi bập bềnhtrên mật sông bèn để cả quần áo nhảy xuống vớt tôi lên bờ, mặt tôi nhợt nhạt trắng bệch, bụng no nước. Thầy dốc ngược tôi lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Một lát sau tôi tỉnh dậy, thầy bế tôi về nhà. Các bạn ai cũng vui mừng cho tôi và thương tôi. về đến nhà, bốmẹ tôi cho tôi đến trạm xá. Hai ngày sau, tôi về và lại ra sông tắm. Dòng sông mát lạnh vỗ về tôi như xin lỗi tôi thì phải. Tôi thở phào. Sông ơi sông! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy sông ạ.
Quên sao được những buổi đi cào hến, giậm trai ở ven bờ sông. Những ngày ấy còn in đậm trong trí nhớ của tôi. Ôi dòng sông! Dòng sông quê hương đất nước. Dòng sông thật dịu dàng vào những ngày nắng đẹp. Sông trắng xóa trong những đợt mưa rào mùa hạ, sông thường đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Sông còn đắm mình trong ánh bình minh. Tôi yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của tôi.
Ôi con sông Hồng, sông đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm tàu giặc xuống lòng sông. Sông đã ôm ấp bao kỉ niệm ước mơ của những tâm hồn bé nhỏ.
Sông Thạch Hãn (hay còn gọi là sông Quảng Trị) là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị [1]. Đây là con sông gắn liền với lịch sử Quảng Trị.
Tại vùng hạ nguồn thì sông Thạch Hãn nối với sông Bến Hải qua sông Cánh Hòm, và nối với sông Ô Lâu qua sông Vĩnh Định, nên có thể xếp chung ra "hệ thống sông Bến Hải-Thạch Hãn-Ô Lâu".
Sông có chiều dài 155 km, bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Tây tỉnh Quảng Trị và đổ ra biển Đông qua Cửa Việt. Sông có lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 130 m³/giây. Sông có 37 phụ lưu, diện tích lưu vực 2.660 km². Ba phụ lưu chính là sông Vĩnh Phước, sông Ba Lòng (hợp lưu của sông Rào Quánvà sông Đa Krông[2]), sông Cam Lộ (phần hạ nguồn gọi là sông Hiếu).[3]
Sông Thạch Hãn chảy qua phía Tây Nam thị xã Quảng Trị (thị xã được hình thành từ làng Thạch Hãn), đoạn rẽ nhánh của dòng Thạch Hãn là sông Vĩnh Định chảy qua phía Bắc thị xã, tại đây, sông bị chặn bởi đập An Tiêm nên lượng nước không lớn. Đoạn qua thị xã Quảng Trị sông rộng 150–200 m, là đường thủy nối liền Quảng Trị lên Ba Lòng, về biển Đông (Cửa Việt).
Từ khi công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn hoàn thành (cuối thập niên 1970) thì dòng sông Thạch Hãn mùa hè cạn trơ đáy, có thể lội bộ qua sông đoạn thị xã Quảng Trị và nhiều đoạn khác; mùa lũ thì nước dâng cao ngập toàn thị xã do bờ kênh thủy lợi đồng thời là con đập chắn lũ làm ngập chỉ một phía bắc bờ kênh. Để giải quyết tình trạng này, năm 2006 chính quyền sở tại cho xây dựng các điểm tràn trên bờ đập kênh để chia lũ dòng sông.