Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
Địa hình nước ta tác động đến khí hậu thể hiện rõ rệt ở độ cao và hướng núi.
a) Độ cao của địa hình tác động đến chế độ nhiệt và mưa
- Độ cao đã làm thay đổi nhiệt ẩm từ thấp lên cao, tạo ra các đai cao khí hậu khác nhau.
+ Đai nhiệt đới gió mùa:
• Ở miền Bắc, đai có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1000m.
• Nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C). Độ ấm thay đổi tùy nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
• Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 – 1000m đến 2600m.
• Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi:
• Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
• Khí hậu có nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông xuống dưới 5°C.
- Độ cao trong sự phối hợp với hướng gió đã tạo nên nhũng nơi mưa nhiều và mưa ít.
+ Những nơi mưa nhiều ở nước ta là những nơi núi cao đón gió. Chẳng hạn như: Bắc Quang (Hà Giang) 4802mm, Hoàng Liên Sơn (Lao Cai) 3552mm, Huế 2867mm, Hòn Ba (Quảng Nam) 3752mm...
+ Nơi mưa ít do nằm giữa núi cao, nhưng địa hình thấp trũng xuống không đón gió được như Mường Xén (Nghệ An), hoặc nằm ở nơi khuất gió, song song với hướng gió...
b) Hướng núi tác động rõ rệt đến chế độ nhiệt và mưa
- Hướng núi vòng cung:
+ Hướng vòng cung của các dãy núi ở Đông Bắc đã tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập trực tiếp, gây ra một mùa đông lạnh có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 18°C, đặc biệt ở Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
+ Cánh cung Đông Triều đón gió Đông Nam vào mùa hạ, gây mưa lớn ở sườn đón gió, nhưng làm cho vùng khuất gió ở lòng máng Cao - Lạng mưa ít.
- Hướng núi tây bắc - đông nam tác động mạnh mẽ đến khí hậu nước ta.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn đã chặn các đợt gió mùa Đông Bắc, không cho xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vào mùa đông ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc tại những nơi có cùng độ cao.
+ Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc tràn xuống phía nam, làm cho về mùa đông, nhiệt độ có sự phân hóa rõ giữa hai miền khí hậu phía bắc và phía nam.
+ Dãy Trường Sơn đớn gió Đông Bắc vào mùa dông gây mưa; đón gió Tây Nam vào mùa hạ, gây hiện tượng phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ. Từ đó, làm cho mùa mưa ở Trung Bộ lệch về thu đông và mùa mưa ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ ngược nhau (mùa mưa ở Tây Nguyên là mùa khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ, ngược lại mùa mưa ở Duyên hải Nam Trung Bộ là mùa mưa ở Tây Nguyên).
+ Phan Rang là nơi mưa ít nhất nước ta do nguyên nhân địa hình là chủ yếu. Hai loại gió Đông Bắc và Tây Nam đều gây mưa ở sườn đón gió (mưa ở phía vịnh Cam Ranh là sườn đón gió vào mùa đông và mưa ở phía nam mũi Dinh là sườn đón gió vào mùa hạ), trong khi Phan Rang nằm ở phía sườn khuất gió của cả hai mùa. Phía tây của Phan Rang là núi cực Nam Trung Bộ, tạo ra hiện tượng phơn khô nóng trong mùa hạ.
tk
a) Địa hình
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.
+ Hiện tượng cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông, rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
b) Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng chủ yếu là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
+ Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm.
+ Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa.
c) Đất:
+ Quá trình feralít là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.
+ Trong điều kiện nhiệt đới ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng.
+ Đất feralit phân bố chủ yếu ở vùng núi.
d) Sinh vật:
+ Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Các hệ sinh thái rừng thứ sinh biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xavan, bụi gai,..
+ Trong giới sinh vật, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế:
+ Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dâu tằm.
+ Động vật trong rừng là các chim thú nhiệt đới, nhiều nhất là công, tri, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẵng…Ngoài ra, các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
HƯỚNG DẪN
Tác động của địa hình đến đất đai và sinh vật nước ta thể hiện rõ rệt nhất là ở độ cao địa hình và một số dạng địa hình.
a) Độ cao của địa hình tác động đến đất đai và sinh vật: Độ cao địa hình đã tạo ra ba đai cao ở nước ta với sự khác nhau về đất và sinh vật bắt nguồn từ tác động của khí hậu
- Đai nhiệt đới gió mùa
+ Ở miền Bắc, đai có độ cao trung binh dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1000m.
+ Trong đai này có hai nhóm đất:
• Nhóm đất phù sa: chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát...
• Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp: chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.
+ Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:
• Hệ sinh thái nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng đồi núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 - 40m, phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.
• Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi; rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển; rừng tràm trên đất phèn; xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn.
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
+ Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m.
• Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, có hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Đất feralit có mùn với đặc tính chua, quá trình phong hóa yếu nên tầng đất mỏng.
• Ở độ cao trên 1600 - 1700m, quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn. Rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
- Đai ôn đới gió mùa trên núi
+ Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
+ Có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô.
b) Ở một số dạng địa hình khác nhau có đất đai và sinh vật khác nhau
- Ở nơi trũng thấp, thường xuyên ngập nước trong mùa mưa và cạn nước trong mùa khô, với sự xâm nhập mặn (như ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên...) đã hình thành nên đất phèn, trên đó có thực vật chủ yếu là cây tràm.
- Ở cửa sông ven biển, nơi có sự xâm nhập mặn thường xuyên, đã hình thành đất mặn, với sự có mặt của các loài thực vật của rừng ngập mặn như: đước, sú, vẹt, mắm, bần...
- Trên các địa hình núi đá vôi, đất đỏ đá vôi với rừng thường xanh, phổ biến các loài cây trai, nghiến...
- Thuận lợi chủ yếu:
+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (sản phẩm nhiệt đới là chính, có thể có một số sản phẩm cận nhiệt đới và ôn đới).
+ Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.
+ Giữa các vùng có thế mạnh khác nhau.
- Khó khăn chủ yếu:
+ Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.
+ Thiên tai, tính chất bấp bênh của nông nghiệp.
- Sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam
+ Đồng bằng sông Hồng có vụ lúa hè thu, đông xuân, vụ mùa. Ngoài 3 vụ lúa, còn có vụ đông trồng các cây rau màu thích hợp với khí hậu lạnh trong mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 (hiện nay, vụ đông đã trở thành vụ chính ở đồng bằng sông Hồng).
+ Đồng bằng sông Cửu Long có hai vụ chính trong năm là vụ lúa hè thu và vụ lúa đông xuân và một vụ mùa (vụ mùa có vai trò không đáng kể và diện tích ngày càng giảm).
- Sự khác biệt mùa vụ giữa đổng bằng và miển núi
+ Ở đồng bằng chủ yếu là vụ lúa hè thu, đồng xuân. Riêng đổng bằng sông Hồng có vụ đông.
+ Ở miền núi chủ yếu là vụ cây hoa màu. Thông thường mỗi năm có hai vụ chính. Ngoài ra, có nhiều cây trồng trái vụ. Miền núi phía Bắc khác với miền núi phía Nam về vụ đông với nhiều loại rau màu cho giá trị cao.
a) Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta
- Nước ta có tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao
- Tỉ lệ thiếu việc làm ở ông thôn và tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao nhất là ở đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là ở Bắc Trung Bộ
b) Tác động tích cực của việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài tới vấn đề giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta
- Trực tiếp : tạo ra nhiều việc làm
- Gián tiếp : đào tạo, nâng cao tay nghề người lao động
a/ Thuận lợi:
-Chế độ nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm, áp dụng các hình thức luân canh, xen canh, tăng vụ…
-Sự phân hóa khí hậu là cơ sở có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, tạo nên cơ cấu sản phẩm NN đa dạng, có nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao.
-Sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
-Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.
-Thế mạnh khác nhau giữa các vùng.
b/ Khó khăn:
-Tính bấp bênh của nền NN nhiệt đới, tai biến thiên nhiên thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán…
-Dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi.
- Việc phá rừng làm cho quá trình bóc mòn ở đồi núi tăng.
- Việc khai thác đất, đá gây ra xạt lở, xói mòn.
- Tạo thêm nhiều dạng địa hình mới: đê sông, đê biển, kênh rạch, hồ chứa nước,…