Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tỉ trọng khu vực nông- lâm- ngư nghiệp trong GDP ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển là do trình độ công nghiệp hóa thấp hơn, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
=> Chọn đáp án C
Gợi ý làm bài
- Trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới, vì: khí hậu có sự phân hoá theo độ cao nên trên những vùng núi cao của nước ta sẽ hình thành các vành đai cận nhiệt và ôn đới ngay cả trong mùa hè. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các nông sản có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
- Ví dụ: các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới như bắp cải, su su, súp lơ, cà chua,... ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo,...
a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng GDP cao nhất trong số các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta vì :
- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long,..)
- Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa
- Dân cư đông ( 15.2 triệu người năm 2006), nguồn lao động dồi dào, có chất lượng
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và đồng bộ
- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước
- Các nguyên nhân khác (thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, sự tăng động trong cơ chế thị trường...)
b) Định hướng phát triển vùng
- Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao, hình thành các khu công nghiệp tập trung
- Tiếp tục đẩy mạnh các ngành dịch vụ (thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch..)
a) Vẽ biếu đồ
-Xử lí số liệu:
+Tính cơ cấu
Cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước, năm 2005 và năm 2007. (Đơn vị: %)
+Tính bán kính đường tròn r 2005 ; r 2007
-Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước, năm 2005 và năm 2007
b) Nhận xét và giải thích
*Nhận xét
-Ba vùng kinh tế trọng điểm chiếm tỉ trọng cao trong GDP cả nước (61,9% năm 2007). Cao nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thấp nhất là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
-Có sự thay đổi trong cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm trong giai đoạn 2005 - 2007
+Tỉ trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giảm (dẫn chứng)
+Tỉ trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tăng (dần chứng)
+Tỉ trọng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giảm (dẫn chứng)
*Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỉ trọng GDP cao nhất nước ta, vì
-Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long,...)
-Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng
-Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và đồng bộ
-Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước
-Các nguyên nhân khác (thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, sự năng động trong cơ chế thị trường,...)
- Thuận lợi chủ yếu:
+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (sản phẩm nhiệt đới là chính, có thể có một số sản phẩm cận nhiệt đới và ôn đới).
+ Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.
+ Giữa các vùng có thế mạnh khác nhau.
- Khó khăn chủ yếu:
+ Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.
+ Thiên tai, tính chất bấp bênh của nông nghiệp.
Gợi ý làm bài
- Công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử,...
- Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) đều ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, bởi vì:
+ Hầu hết các nước đang phát triển đều là những nước thiếu vốn, trình độ khoa học công nghệ còn thấp, có nguồn lao động dồi dào (dư thừa lao động).
+ Các ngành công nghiệp nhẹ là những ngành cần vốn ít, thu hồi vốn nhanh, sử dụng nhiều lao động, trình độ công nghệ không quá khắt khe, phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển từ đó tạo dà cho sự phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của đất nước.
Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy,
- Hoa Kì có quy mô GDP lớn nhất, dân số gấp 2,58 lần Nhật Bản =>A sai
- So với Nhật Bản, Liên Bang Nga có tổng GDP nhỏ hơn 3,29 lần nhưng dân số đông hơn =>B đúng
- Trung Quốc có quy mô dân số lớn nhất, Tổng GDP cao gấp 8,27 lần Liên Bang Nga =>C sai
- Quy mô GDP của Hoa Kì lớn hơn 1,64 lần nhưng tổng dân số thấp hơn 4,25 lần Trung Quốc =>D sai
=> Chọn đáp án B