Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào, các hoạt động sống của cơ thể như: chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,… đều diễn ra trong tế bào.
+ Minh chứng: Tế bào sinh tinh phát sinh các tinh trùng có vai trò trong sinh sản; tế bào phổi trao đổi O2 và CO2 tạo nên sự trao đổi khí ở phổi.
- Các sinh vật đơn bào dù chỉ được cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đóng vai trò qun trọng chức năng của một cơ thể. Đối với cơ thể sinh vật đa bào được cấu tạo gồm nhiều tế bào thì các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.
+ Minh chứng: Các loài vi khuẩn đơn bào được cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn có thể trao đổi chất với môi trường để phát triển và sinh sản.
Tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống.
* Chúng ta có thể thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng ý kiến đúng. Thí nghiệm này thực hiện với 2 mẫu vật thực vật: một mẫu thiếu khí CO2 (trồng trong hộp kín) và mẫu thiếu nước (không tưới cây, đất khô) và kiểm tra xem mẫu vật nào sản sinh ra khí O2.
* Hoặc có thể sử dụng đồng vị phóng xạ (18O) để nghiên cứu sự di chuyển của nguyên tử oxygen trong quá trình quang hợp:
- Thí nghiệm 1: Đánh dấu 18O vào nguyên tử oxygen của CO2.
- Thí nghiệm 2: Đánh dấu 18O vào nguyên tử oxygen của H2O.
Quan sát sự xuất hiện của 18O trong sản phẩm tạo thành và kết luận:
- Thí nghiệm 1: 18O xuất hiện trong chất hữu cơ.
- Thí nghiệm 2: 18O xuất hiện trong O2.
→ Kết luận: O2 được tạo ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ H2O.
Ví dụ chứng minh tốc độ của phân giải hiếu khí phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể: Khi cơ thể hoạt động mạnh (chạy, nhảy, lao động nặng,...), nhu cầu năng lượng của cơ thể sẽ tăng lên dẫn đến tốc độ của phân giải hiếu khí nhanh. Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi (ngồi nghỉ, ngủ,...), nhu cầu năng lượng của cơ thể sẽ giảm dẫn đến tốc độ của phân giải hiếu khí chậm hơn.
Ý kiến này sai vì chất đi vào ti thể là acid pyruvic, là sản phẩm của đường phân khi chuyển hóa glucose ở tế bào chất.
Thí nghiệm đề xuất:
Em có thể thiết kế thí nghiệm gồm 2 mẫu ống nghiệm: một ống chứa glucose và dịch nghiền tế bào, một ống chứa glucose và ti thể, sau đó sử dụng ống dẫn khí (cắm vào nút bịt ống nghiệm), để ở miệng ống dẫn khí cốc chứa nước vôi trong và kiểm tra xem ống dẫn khí nào chứa CO2 (ống làm đục nước vôi trong) để kiểm chứng.
Câu 1
Câu nói này không đúng, tuy pha tối có thể diễn ra ngoài sáng và trong tối nhưng ATP, NADPH – nguyên liệu của pha tối là do pha sáng cung cấp, nếu không có ánh sáng thì pha sáng sẽ không diễn ra và sẽ không có ATP, NADPH để cung cấp cho pha tối. Vì vậy ánh sáng ảnh hưởng gián tiếp tới pha tối.
Câu 1 :
Câu nói này không đúng, tuy pha tối có thể diễn ra ngoài sáng và trong tối nhưng ATP, NADPH – nguyên liệu của pha tối là do pha sáng cung cấp, nếu không có ánh sáng thì pha sáng sẽ không diễn ra và sẽ không có ATP, NADPH để cung cấp cho pha tối. Vì vậy ánh sáng ảnh hưởng gián tiếp tới pha tối.
- Không đồng ý với ý kiến của bạn: Chiếc xe là vật không sống, sử tử là vật sống.
- Chứng minh ý kiến của mình:
+ Một vật được xem là sinh vật sống khi có những dấu hiệu cơ bản của sự sống sau: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng – thích nghi, vận động, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Ngoài ra, hiện nay, người ta còn chú ý thêm một số dấu hiệu của sự sống là tính sao chép (tự nhân đôi) của vật chất di truyền và tính tự điều chỉnh của nó để duy trì sự ổn định về cấu trúc và chức năng.
+ Tiến hành so sánh các dấu hiệu của sự sống giữa chiếc xe và sư tử:
Các dấu hiệu đặc trưng của sự sống | Chiếc xe | Sư tử |
Chuyển hóa vật chất và năng lượng | - Có diễn ra quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng. Ví dụ: Khi các động cơ xe máy hoạt động nhờ đốt nhiên liệu xăng thì có sự chuyển hóa từ hóa năng sang cơ năng giúp xe hoạt động. | - Có diễn ra quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng. Ví dụ: Sư tử ăn thịt lợn rừng. Sau khi ăn, thức ăn sau khi đi vào cơ thể sẽ được tiến hành phân giải và tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể đồng thời cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sư tử. |
Cảm ứng – Thích nghi | - Không có khả năng cảm ứng và thích nghi khi bị ngoại cảnh tác động. Ví dụ: Khi bị hư (hỏng) xe không thể tự chữa lành mà phải cần nhân viên sửa chữa. | - Cảm ứng: Khi bị thương sư tử có hành động liếm vết thương để sát trùng. - Thích nghi: Màu sắc lông của sư tử giúp chúng dễ dàng hòa lẫn với môi trường cây cỏ savan, rất thuận lợi trong lúc săn mồi. |
Vận động | - Có vận động nhưng do người khác điều khiển. | - Do bản thân sư tử vận động và không phụ thuộc vào sự điều khiển. |
Sinh trưởng và phát triển | Không tăng về kích thước và khối lượng. | Có sự tăng lên về kích thước và khối lượng. |
Sinh sản | Không sinh sản tạo ra thế hệ mới. | Có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới: sư tử con. |
→ Từ bảng so sánh trên có thể thấy sư tử có tất cả các dấu hiệu của sự sống còn xe thì không. Qua đó có thể kết luận rằng sư tử được xem là vật sống còn xe thì không.
Quang hợp có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất:
- Chất hữu cơ được tạo ra từ quá trình quang hợp cung cấp vật chất và năng lượng cho gần như toàn bộ sự sống trên Trái Đất.
- Quang hợp giải phóng khí O2 giúp cung cấp O2 cho sự sống, đồng thời, hấp thụ lượng CO2 giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường sống.
- Ngoài ra, các sản phẩm của quá trình quang hợp cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể sinh vật, các bộ phận này được dùng làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng,…