K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2016

Câu tục ngữ này nói lên lợi ích của việc làm cỏ trên những thửa ruộng đã cấy.
cấy: lọai bỏ cỏ dại, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh
Công làm cỏ: cỏ phát triển mạnh hơn nên khi bón phân cỏ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn nên cây trồng phát triển kém, năng suất thấp
=> Cần làm cỏ để cây trồng phát triển tốt

15 tháng 12 2016

y muon noi cay co nang suat tot nhat thi ko phai dua vao cay trong ma la dua vao viec cham soc cay

28 tháng 12 2021

- Mục đích của làm cỏ: Diệt hết cỏ dại mọc xen với cây trồng để cây trồng không bị cạnh tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng.

- Mục đích của vun xới: Thêm đất màu vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng để giữ cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng, oxi cho cây đồng thời hạn chế bốc hơi nước.

 Giải thích câu tục ngữ “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” có nghĩa là công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn.

28 tháng 12 2020

Khi người ta chỉ biết cấy cây lúa xuống ruộng mà không chăm sóc , bón phân làm cỏ thì ắt là sẽ không có năng suất . Bởi vì các loại cỏ sẽ lấn át lấy thức ăn của cây lúa nên không cho năng suất . Nếu không chăm sóc cây lúa cũng dễ sinh bệnh và có thể mất trắng.do vậy " công cấy " chỉ là một giai đoạn nhỏ trong cả quá trình sinh trưởng của cây lúa . Nếu chúng ta chỉ chú trọng đến việc trồng ra nó mà không chăm sóc thì cũng như bỏ đi mà thôi . Muốn có được kết quả chọn vẹn thì chúng ta phải quan tâm đến tất cả các khâu từ khi cấy đến thu hoạch .

28 tháng 12 2020

Câu tục ngữ “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” có nghĩa là công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn.

15 tháng 12 2016

://hoc24.vn/hoi-dap/question/138826.html

Đây là cái link giải thích câu tục ngữ trên đó, bạn tìm nha

mình đã trả lời cho một bạn nào đó ấy

24 tháng 10 2016

câu tục ngữ này nói lên lợi ích của việc làm cỏ trên những thửa ruộng đã cấy.
cấy: lọai bỏ cỏ dại, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh
công làm cỏ: cỏ phát triển mạnh hơn nên khi bón phân cỏ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn.nên cây trồng phát triển kém, năng suất thấp
=> cần làm cỏ để cây trồng phát triển tốt

11 tháng 11 2016

 

- Khi người ta chỉ biết cấy cây lúa xuống ruộng mà không chăm sóc , bón phân làm cỏ thì ắt là sẽ không có năng suất . Bởi vì các loại cỏ sẽ lấn át lấy thức ăn của cây lúa nên không cho năng suất . Nếu không chăm sóc cây lúa cũng dễ sinh bệnh và có thể mất trắng.do vậy " công cấy " chỉ là một giai đoạn nhỏ trong cả quá trình sinh trưởng của cây lúa . Nếu chúng ta chỉ chú trọng đến việc trồng ra nó mà không chăm sóc thì cũng như bỏ đi mà thôi . Muốn có được kết quả chọn vẹn thì chúng ta phải quan tâm đến tất cả các khâu từ khi cấy đến thu hoạch .

24 tháng 10 2016

câu tục ngữ này nói lên lợi ích của việc làm cỏ trên những thửa ruộng đã cấy.
cấy: lọai bỏ cỏ dại, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh
công làm cỏ: cỏ phát triển mạnh hơn nên khi bón phân cỏ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn.nên cây trồng phát triển kém, năng suất thấp
=> cần làm cỏ để cây trồng phát triển tốt

16 tháng 1 2018

Ý nghĩa của câu tục ngữ trên là: " Công trồng cây chưa quyết định được năng xuất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng xuất thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đât muốn nhấn mạnh tác dụng việc chăm sóc cây trồng là rất lớn ".

Chúc bạn học tốt...!!

6 tháng 12 2016

1. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Giải thích : Quan trọng nhất là nước, cây thiếu nước chắc chắn sẽ chết. Tiếp theo là phân, không có phân, cây sẽ khó phát triển. Thứ ba là cần, sự chăm sóc của nhà nông bắt sâu, tỉa lá,.... cho cây đạt năng suất cao hơn. Cuối cùng là giống, giống tốt thì cây tốt, năng suất cao.

2. Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn

​Giải thích : Có nghĩa là công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn.

3. Tấc đất tấc vàng

Giải thích : Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đất, vườn tược,... bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất.

Chúc bạn học tốt, nhớ tick cho mình nhé

 

 

5 tháng 12 2016

1. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Cây sinh trưởng phần lớn là do nước,tùy từng loại cây cần nhiều ít,nhưng nếu độ ẩm vừa phải cho từng chủng loại thì cây sẽ phát triển mạnh .Điều kiện quan trọng đầu tiên của cây trồng là nước bạn ạ .
Điều kiện thứ 2 là phân bón , bón đúng lúc hợp thời vụ sẽ có kết quả tốt cho cây.
Điều kiện thứ 3 là công lao chăm sóc ,cần cù cần mẫn chăm chỉ trông nom .
Điều kiện quan trọng thứ 4 nữa mới đến giống,nếu tốt giống thì cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt .

2. Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn.

công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn

3. Tấc đất tấc vàng

Câu tục ngữ vừa nêu lên giá trị của đất, vừa khuyên mọi người phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn đất đai, ra sức chăm bón ruộng vườn ngày thêm màu mỡ:đất là vàng, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng

 

 

 

 

18 tháng 9 2017

- Tác dụng của các công việc chăm sóc cây trồng:

       + Tỉa, dặm cây: loại bỏ cây yếu, bệnh, sâu và dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.

       + Làm cỏ, vun xới: Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp, chống đổ, hạn chế bốc hơi nuớc.

       + Tưới, tiêu nước: đảm bảo lượng nước cho cây trồng.

       + Bón phân thúc: nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

- Giải thích câu tục ngữ “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”: câu tục ngữ này nói lên lợi ích của việc làm cỏ trên những thửa ruộng đã cấy. Nếu chỉ cấy mà không làm cỏ thì cỏ phát triển mạnh hơn nên khi bón phân cỏ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn.nên cây trồng phát triển kém, năng suất thấp.

22 tháng 11 2016

Theo mình câu trả lời là t/d của các công vc c/ sóc đối với cây trồng là tuỳ theo các loại cây trồng mà ta áp dụng các b pháp chăm sóc như làm cỏ, vun xới, tưới nc. Sử dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp thì cây sẽ phát triển tốt, nâng cao năng suất và p chất cây trồng . Mong sẽ giúp đc cho bạn hihi

23 tháng 12 2017

trình bày phương phá hóa học nhận biết 3 dung dịch trong lọ mất nhãn: nano3 , nh4no3 , ba(no3)2

22 tháng 12 2017

1. Định nghĩa phân bón. Phân loại phân bón?

Phân bón là gì?

+ Khái niệm cơ bản: Phân bón là những chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất làm thức ăn cho cây trồng, chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao.

+ Khái niệm theo Nghị định quản lý nhà nước về phân bón: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất

  • Phân loại phân bón theo phương pháp và cách thức bón

+ Phân bón rễ là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ.

+ Phân bón lá là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá, thân hoặc tưới gốc để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá.

  • Phân loại phân bón theo hợp chất

+ Phân vô cơ: Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.

+ Phân Hữu cơ: Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ.

  • Phân loại phân bón theo nguồn gốc và quy trình sản xuất

+ Phân tự nhiên: Lá các loại phân được tạo từ các chất có nguồn gốc tự nhiên (không qua chế biến công nghiệp): Bột photphoric, phân xanh, phân chuồng hoai mục,…

+ Phân công nghiệp: Là các loại phân đã được qua chế biến công nghiệp: Vd: Phân ure, phân lân nung chảy, phân hỗn hợp NPK…

+ Phân vi sinh: Là các loại phân được áp dụng khoa học công nghệ sinh học vào sản xuất phân, đưa vi sinh vật vào phân để cải thiện hệ vi sinh vật đất nhằm cung cấp dinh dưỡng tốt hơn đồng thời giải quyết một số vấn đề như: Cung cấp kháng sinh phòng ngừa sâu bệnh, kích thích sự phát triển của cây trồng. Tuỳ theo loại vi sinh vật mà tạo ra các loại phân vi sinh khác nhau: (Phân vi sinh cố định đạm cộng sinh, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh cố định đạm tự do…).

+ Phân sinh hoá: Là các chất vô cơ, hoặc hữu cơ chiết suất từ tự nhiên hay sản xuất công nghệ hoá học, sinh học được cung cấp cho cây nhằm xúc tiến quá trình chuyển hoá vật chất theo hướng có lợi cho năng suất và phẩm chất sản phẩm thu hoạch.

+ Phân bón khác là các loại phân bón hỗn hợp của phân vô cơ và hữu cơ hoặc các loại phân bón có chứa ít nhất một trong các thành phần sau: vi sinh vật; chất sinh học; chất giữ ẩm; chất tăng hiệu suất sử dụng; đất hiếm; chất có tác dụng cải tạo đất.

  • Phân loại phân bón theo trạng thái vật lý

+ Phân bón dạng rắn: Có thể các hợp chất ở dạng viên (Lân hay phụ gia), hoặc dạng tinh thể (Kali, đạm). Dạng bột như photphoric, supe lân...)

+ Phân bón dạng lỏng (Dung dịch): Là phân ở dạng dung dịch trong suốt, hoặc không trong suốt hay dạng hạt lơ lửng trong nước - Dùng để phun lên cây, lá như phân bón lá...

  • Phân loại phân bón theo thành phần của phân bón

+ Phân đơn: Phân bón đơn là phân bón vô cơ trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng (đạm hoặc lân hoặc kali).

+ Phân hỗn hợp: Phân bón phức hợp là phân bón vô cơ trong thành phần có chứa ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng đa lượng hoặc ít nhất 01 (một) chất dinh dưỡng đa lượng kết hợp với ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng trung lượng liên kết bằng liên kết hóa học.

  • Phân loại phân bón theo yếu tố dinh dưỡng

+ Phân bón đa lượng: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (N), lân hữu hiệu (P), kali hữu hiệu (K) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

+ Phân trung lượng: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (Si) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

+ Phân vi lương: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng vi lượng bao gồm bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

22 tháng 12 2017

2. Nêu tác dụng và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.

- Vai trò phân bón trong nông nghiệp là bổ xung các chất cần thiết cho môi trường đất, nước, để cho cây trồng hút đủ dinh dưỡng trong đất, hoặc trực tiếp bón phân qua lá của cây trồng, không những làm cho cây trồng sinh sống mà còn để làm tăng năng suất và chất lượng của cây trồng,
- Cách xử dụng dựa trên phương pháp 4 đúng
1. Đúng loại:
+ Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất.
+ Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
+ Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
2. Đúng liều :
Bón đủ lượng cho từng giai đoạn sinh trưởng, khả năng chịu đựng của từng loại cây vì có loại ưa bón ít một chứ bón nhiều xót rễ nhưng có cây lại chịu được bón nhiều
3. Đúng lúc:
Là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
4. Đúng cách:
Ví dụ bón phân chuồng thì bón lót lúc sớm vùi sẵn hay trộn đều trong đất để có độ ẩm ổn định cho các vi sinh sinh sống và phát triển, không bón trên mặt đất phơi nắng vừa mất đạm vừ tiêu diệt các vi sinh vật.
Bón phân hóa học nên bón buổi chiều mát, đừng bón sát gốc cây mà bón hơi xa gốc để nước mưa hoặc nước tưới ngấm từ từ xuống phần rễ bên dưới, bón sát gốc quá độ đậm đặc của phân chưa hòa loãng làm cháy gốc thối gốc và các rễ nổi quanh gốc. Cho nên bón hóa học phải tưới nhiều nước nhiều lần 1 lúc cho phân loãng ra nếu mưa nhỏ cũng phải tưới lại, nhưng tốt nhất là hòa loãng phân vào nước tưới, khi tưới tất cả bộ rễ, lá, đều hấp thụ hết số phân không bị thất thoát và hại như rắc.
Còn phân bón lá thì xịt đều trên lá vào chiều mát, nhưng là đối với lá non, còn lá già thì không nên vì khi đó lá kém hấp thụ phân