Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Đất trồng là bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất.Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. 2. Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm : Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh. Bón phân làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản
-câu tục ngữ này nói lên lợi ích của việc làm cỏ trên những thửa ruộng đã cấy.
cấy: lọai bỏ cỏ dại, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh
công làm cỏ: cỏ phát triển mạnh hơn nên khi bón phân cỏ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn.nên cây trồng phát triển kém, năng suất thấp
-Đó là thứ tự cần thiết khi trồng lúa nước để được bội thu . Nhất nước là nước là quang trọng bậc nhất , nhì phân là thứ hai là phân bón phải bón đủ đạm và bón đúng thời điểm , tam cần là thứ 3 cần sự chăm sóc của nông nhân , phải phun thuuốc diệt cỏ đúng thời điểm và thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu rầy để phun thuốc bảo vệ , tứ giống là thứ 4 là lúa giống phải thích hợp với thổ nhưỡng và kịp thời vụ. Đó là 4 điều cần thiết khi trồng lúa nước để có mùa bội thu .
://hoc24.vn/hoi-dap/question/138826.html
Đây là cái link giải thích câu tục ngữ trên đó, bạn tìm nha
mình đã trả lời cho một bạn nào đó ấy
1. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Giải thích : Quan trọng nhất là nước, cây thiếu nước chắc chắn sẽ chết. Tiếp theo là phân, không có phân, cây sẽ khó phát triển. Thứ ba là cần, sự chăm sóc của nhà nông bắt sâu, tỉa lá,.... cho cây đạt năng suất cao hơn. Cuối cùng là giống, giống tốt thì cây tốt, năng suất cao.
2. Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn
Giải thích : Có nghĩa là công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn.
3. Tấc đất tấc vàng
Giải thích : Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đất, vườn tược,... bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất.
Chúc bạn học tốt, nhớ tick cho mình nhé
1. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Cây sinh trưởng phần lớn là do nước,tùy từng loại cây cần nhiều ít,nhưng nếu độ ẩm vừa phải cho từng chủng loại thì cây sẽ phát triển mạnh .Điều kiện quan trọng đầu tiên của cây trồng là nước bạn ạ .
Điều kiện thứ 2 là phân bón , bón đúng lúc hợp thời vụ sẽ có kết quả tốt cho cây.
Điều kiện thứ 3 là công lao chăm sóc ,cần cù cần mẫn chăm chỉ trông nom .
Điều kiện quan trọng thứ 4 nữa mới đến giống,nếu tốt giống thì cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt .
2. Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn.
công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn
3. Tấc đất tấc vàng
Câu tục ngữ vừa nêu lên giá trị của đất, vừa khuyên mọi người phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn đất đai, ra sức chăm bón ruộng vườn ngày thêm màu mỡ:đất là vàng, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng
Câu 1:
Tăng chất lượng sản phẩm
_ Tăng năng suất/ 1 vụ
_ Tăng vụ trồng trọt/ 1 năm
_ Thay đổi cơ cấu cây trồng
Mục đích:
- Duy trì , củng cố độ thuàn chủng , sức sống và tính trạng điển hình của giống
- Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cáp cho sản xuất đại trà
- Đưa giống tốt phổ biến mhanh vào sản xuất
Giâm cành: Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi từ thân cây mẹ, giâm xuống đất. Sau thời gian từ cành giâm ra rễ hình thành cây mới .Vd:cây mì,mia,...
Ghép mắt (ghép cành): Dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép).Vd:hoa hồng,...
Chiết cành: Bóc khoanh vỏ của cành, bó đất. Sau thời gian khi cành ra rễ,cắt khỏi cây mẹ đem trồng xuống đất.Vd:bưởi,mân,...
câu 2:
Tùy theo tính chất đặc thù của từng vụ thu hoạch mà người ta xác định thời vụ
Câu 3:
+) Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất và làm tăng năng suất giống cây trồng và chất lượng nông sản. ( có mấy loại phân bón và ưu nhược ở trong SGK có nha bạn )
Câu 4:
-Tưới nước để tăng cường hoạt động sinh lý của cây (nước là môi
trường và là chất tham gia phản ứng).
- Tưới nước và rút nước nhằm cải tạo điều kiện sống của thực vật,
nhằm tăng khả năng giữ nước, giữ nhiệt độ và điều hòa không khí trong
đất.
- Tưới nước và rút nước nhằm khống chế quá trình sinh trưởng của
cây, điều tiết mối quan hệ giữa các bộ phận nhằm đạt đến kết cấu hợp lý
quần thể cây trồng.
Các cách:
Về phương pháp tưới thì có nhiều cách:
+) Tưới phun Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt nước lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay
+) Tưới nhỏ giọt Đây là phương pháp tưới hiện đại, thường được áp dụng đối với những vườn cây ăn trái đặc sản có hiệu quả kinh tế cao ở những vùng thiếu nước tưới. Cách tưới này tiết kiệm lượng nước tối đa. Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi. Nhưng đây là phương pháp yêu cầu đầu tư lớn nhất, khó áp dụng trong sản xuất đại trà.
+) Tưới ngầm Tưới ngầm là phương pháp tưới nước cho cây qua hệ thống thiết bị máy bơm kèm theo hệ thống các ống dẫn nước đặc biệt nằm dưới lòng đất hoặc có sự chênh lệch mực nước của nguồn cung cấp nước. Tưới ngầm tiết kiệm nước. Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi. Chi phí đầu tư ban đầu cho phương pháp này khá lớn, chỉ áp dụng được đối với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng.
+) Tưới rãnh Là phương pháp tưới nước để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Cách tưới nước này tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị gí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi. Nhưng chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc <50). Biện pháp tưới này cũng có một số hạn chế như: lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới; gặp khó khăn trong việc vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh; phải chi phí khá lớn nhân công và thời gian cho việc cải tạo các rãnh nước.
+) Tưới ngập Tưới ngập là phương pháp cho nước vào vườn cây một lớp nước nhất định, trong một thời gian xác định để cung cấp nước cho cây. Phương pháp này kết hợp được việc tưới nước với tiêu diệt một số loài sâu hại cư trú trong lòng đất.Phương pháp tưới này tốn nhiều nước, chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt. Đất bị gí chặt, dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước tiêu, kết cấu đất bị phá vỡ.
( trong này có cả ưu, nhược điểm luôn nha!)
2. Bảo quản hạt giống
- Hạt giống phải đạt chuẩn:khô, mẩy, k lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp,k bị sâu bệnh,....
- Nơi bảo quản(cất giữ)phải có nhiệt độ và độ ẩm ko khí thấp, phải kín để tránh chim, chuột, côn trùng phá hoại
- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời
-Trong trường hợp bảo quản lâu dài, hạt giống cần được bảo quản trong kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động
c1 :
- cos2 cách : bón lót và bón thúc
-bón lót : bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ngay khi nó ms mọc , ms bén rễ
- bón thúc: bón trong thời gian sinh trưởng của cây nhằm đáp ứng nhu cầu của cây trong từng thời kì , tạo điều kiện cho cây sinh trưởng , phát triển tôt
Bón theo hốc:
Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản
Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất
Bón theo hàng
Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản
Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất
Bón vãi (rải)
Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ đơn giản
Nhược điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất
Phun lên lá
Ưu điểm: Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất
Nhược điểm: Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp
1. *Vai trò của trồng trọt:
Trồng trọt có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó có vai trò:
- Cung cấp lương thực
- Cung cấp thực phẩm
- Cung cấp thức ăn chăn nuôi
- Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy công nghiệp làm mặt hàng trong nước và xuất khẩu.
*Nhiệm vụ của trồng trọt:
- Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn,... để đảm bảo đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.
- Trồng cây rau, đậu, vừng, lạc,... làm thức ăn cho con người.
- Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả.
3. Phân hữu cơ thường dùng để bón lót. Vì phân hữu cơ là loại phân khó tan, người ta dùng bón lót để cây hút chất dinh dưỡng từ từ.
4. Phân đạm và kali dùng để bón thúc. Vì phân đạm, phân kali có thành phần dinh dưỡng dễ hòa tan.
1. Định nghĩa phân bón. Phân loại phân bón?
Phân bón là gì?+ Khái niệm cơ bản: Phân bón là những chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất làm thức ăn cho cây trồng, chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao.
+ Khái niệm theo Nghị định quản lý nhà nước về phân bón: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất
+ Phân bón rễ là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ.
+ Phân bón lá là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá, thân hoặc tưới gốc để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá.
+ Phân vô cơ: Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.
+ Phân Hữu cơ: Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ.
+ Phân tự nhiên: Lá các loại phân được tạo từ các chất có nguồn gốc tự nhiên (không qua chế biến công nghiệp): Bột photphoric, phân xanh, phân chuồng hoai mục,…
+ Phân công nghiệp: Là các loại phân đã được qua chế biến công nghiệp: Vd: Phân ure, phân lân nung chảy, phân hỗn hợp NPK…
+ Phân vi sinh: Là các loại phân được áp dụng khoa học công nghệ sinh học vào sản xuất phân, đưa vi sinh vật vào phân để cải thiện hệ vi sinh vật đất nhằm cung cấp dinh dưỡng tốt hơn đồng thời giải quyết một số vấn đề như: Cung cấp kháng sinh phòng ngừa sâu bệnh, kích thích sự phát triển của cây trồng. Tuỳ theo loại vi sinh vật mà tạo ra các loại phân vi sinh khác nhau: (Phân vi sinh cố định đạm cộng sinh, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh cố định đạm tự do…).
+ Phân sinh hoá: Là các chất vô cơ, hoặc hữu cơ chiết suất từ tự nhiên hay sản xuất công nghệ hoá học, sinh học được cung cấp cho cây nhằm xúc tiến quá trình chuyển hoá vật chất theo hướng có lợi cho năng suất và phẩm chất sản phẩm thu hoạch.
+ Phân bón khác là các loại phân bón hỗn hợp của phân vô cơ và hữu cơ hoặc các loại phân bón có chứa ít nhất một trong các thành phần sau: vi sinh vật; chất sinh học; chất giữ ẩm; chất tăng hiệu suất sử dụng; đất hiếm; chất có tác dụng cải tạo đất.
+ Phân bón dạng rắn: Có thể các hợp chất ở dạng viên (Lân hay phụ gia), hoặc dạng tinh thể (Kali, đạm). Dạng bột như photphoric, supe lân...)
+ Phân bón dạng lỏng (Dung dịch): Là phân ở dạng dung dịch trong suốt, hoặc không trong suốt hay dạng hạt lơ lửng trong nước - Dùng để phun lên cây, lá như phân bón lá...
+ Phân đơn: Phân bón đơn là phân bón vô cơ trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng (đạm hoặc lân hoặc kali).
+ Phân hỗn hợp: Phân bón phức hợp là phân bón vô cơ trong thành phần có chứa ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng đa lượng hoặc ít nhất 01 (một) chất dinh dưỡng đa lượng kết hợp với ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng trung lượng liên kết bằng liên kết hóa học.
+ Phân bón đa lượng: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (N), lân hữu hiệu (P), kali hữu hiệu (K) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
+ Phân trung lượng: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (Si) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
+ Phân vi lương: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng vi lượng bao gồm bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
2. Nêu tác dụng và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
- Vai trò phân bón trong nông nghiệp là bổ xung các chất cần thiết cho môi trường đất, nước, để cho cây trồng hút đủ dinh dưỡng trong đất, hoặc trực tiếp bón phân qua lá của cây trồng, không những làm cho cây trồng sinh sống mà còn để làm tăng năng suất và chất lượng của cây trồng,
- Cách xử dụng dựa trên phương pháp 4 đúng
1. Đúng loại:
+ Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất.
+ Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
+ Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
2. Đúng liều :
Bón đủ lượng cho từng giai đoạn sinh trưởng, khả năng chịu đựng của từng loại cây vì có loại ưa bón ít một chứ bón nhiều xót rễ nhưng có cây lại chịu được bón nhiều
3. Đúng lúc:
Là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
4. Đúng cách:
Ví dụ bón phân chuồng thì bón lót lúc sớm vùi sẵn hay trộn đều trong đất để có độ ẩm ổn định cho các vi sinh sinh sống và phát triển, không bón trên mặt đất phơi nắng vừa mất đạm vừ tiêu diệt các vi sinh vật.
Bón phân hóa học nên bón buổi chiều mát, đừng bón sát gốc cây mà bón hơi xa gốc để nước mưa hoặc nước tưới ngấm từ từ xuống phần rễ bên dưới, bón sát gốc quá độ đậm đặc của phân chưa hòa loãng làm cháy gốc thối gốc và các rễ nổi quanh gốc. Cho nên bón hóa học phải tưới nhiều nước nhiều lần 1 lúc cho phân loãng ra nếu mưa nhỏ cũng phải tưới lại, nhưng tốt nhất là hòa loãng phân vào nước tưới, khi tưới tất cả bộ rễ, lá, đều hấp thụ hết số phân không bị thất thoát và hại như rắc.
Còn phân bón lá thì xịt đều trên lá vào chiều mát, nhưng là đối với lá non, còn lá già thì không nên vì khi đó lá kém hấp thụ phân