K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2018

chỉ cần viết thêm các từ nhân hóa như: chị, anh, cô, bác, chú,...vào những danh từ sẽ thành nhân hóa

đúng k mk nha

13 tháng 10 2018

Những ánh nắng yếu ớt chiếu qua kẽ lá

30 tháng 7 2018

​a. Ánh trăng chiếu qua kẽ lá => Ánh trăng vạch kẽ lá nhìn xuống.

​b. Vườn trường xanh um lá nhãn => Vườn trường khoác một chiếc áo xanh um dệt bằng lá nhãn.

​c. Mặt trời đang mọc ở đằng đông =>  Mặt trời vừa thức dậy ở đằng đông.

​d. Ánh nắng chiếu xuống ngôi nhà => Ánh nắng dang rộng vòng tay ôm ấp ngôi nhà .

​e. Mấy con chim đang hót ríu rít ở trên cây => Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên cành cây.

30 tháng 7 2018

a) Ánh trăng vừa mỏng vừa nhẹ chiếu xuyên qua kẽ lá.

b) Vườn trường xanh um lá nhãn che bóng mát cho chúng em những giờ ra chơi.

c) Mặt trời nhấp nhô trên sườn núi

d) Ánh nắng ghé thăm ngôi nhà nhỏ. 

e) Những chú chim ca hát cùng với dàn khợp sướng ở trên cây.

Code : Breacker

Câu 1 : Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. TN : Mùa xuân CN : Lá bàng VN : mới nảy trông như những ngọn lửa xanh Câu 2 : Sang hè, lá thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích TN : Sang hè CN 1 : Lá VN 1 : thật dày CN2 : Ánh sáng xuyên qua VN2 : Chỉ còn là màu ngọc bích Câu 3 : Sang cuối thu, lá bàng ngả màu tía và bắt đầu rụng xuống. TN : Sang cuối thu CN : lá bàng VN : ngả màu tía và bắt đầu rụng xuống Câu 4 : Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục TN : Qua mùa đông CN1 : Cây bàng VN1 : trụi hết lá CN2 : những chiếc cành VN2 : khẳng khiu in trên nền trời xám đục

b,

Câu 1: Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.

CN1: Sự sống

VN1:cứ tiếp tục âm thầm

CN2:hoa thảo quả

VN2:mọc dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ

Câu 2:

Ngày qua ngày, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

TN: Ngày qua ngày, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông

CN: những chùm hoa

VN: khép miệng bắt đầu kết trái.

Câu 3:dưới tầng đáy rưng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót bbỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.

TN: dưới tầng đáy rưng, tựa như đột ngột

CN: những chùm thảo quả

VN: đỏ chon chót bbỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.

15 tháng 7 2018

" Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá . Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá".

(1 ) Cây bàng ở mỗi mùa đều được gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào?

MÙA XUÂN  : cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn.

MÙA HÈnhững tán tán lá xanh um che mát cả sân trường

MÙA THU : từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá

MÙA ĐÔNGcây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá

(2) Em thích nhất hình ảnh cây bàng vào mùa nào?

Em thích cây bàng vào mùa hè nhất vì cây bàng luôn làm em thích thú mỗi lần nhìn ra cửa sổ. Tán bàng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đều cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
~~~học tốt nha~~~

15 tháng 7 2018

trong đoạn văn trên em thích nhất mùa hè .vì hè đến lá bàng chuyển thành màu đỏ và dày hơn. nó làm cho những hạt nắng nhỏ cũng ko thể nào xen qua tán lá cây bàng và cũng dưới tán lá đó đã che chở cho lũ học trò chúng tôi trong những mùa hè oi bức nóng nực

mùa hè thật thú vị biết bao!

k cho mình nha

Điều kì diệu của mùa đôngCây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ :– Con có thể thành hoa không hả mẹ ?– Ồ không !– Cây Bàng đu đưa tán lá– Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.– Nhưng con thích màu đỏ rực cơ !– Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa...
Đọc tiếp

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ :

– Con có thể thành hoa không hả mẹ ?

– Ồ không !

– Cây Bàng đu đưa tán lá

– Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.

– Nhưng con thích màu đỏ rực cơ !

– Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành chiếc lá đỏ… Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa… giúp cây thấu hiểu hết. Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành… Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu… Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ…  Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương… Nhưng kìa ! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng : mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ !

– Mẹ ơi !…

– Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

  1. Đóng vai chiếc lá, viết vào dòng trống những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. (Viết 2 – 3 câu)
  2. Viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa,…): “Mùa đông, lá cây bàng rất đỏ.”
  3. ai nhanh , ai đúng mình tick 
3
1 tháng 5 2019

2. Mùa đông lại đến thăm người bạn bàng già, những đứa con lá của bàng nay đã đỏ như những phong bao lì xì rực rỡ ngày tết xuân.

9 tháng 4 2023

lllllllllllllllllll

 

cho đoạn văn sau:                                    Mùa xuânMùa xuân đã đến thật rồi với cơn gió ấm áp. Những cây sau sau đã ra lá non. Những mầm lá mới nảy chưa có mau xanh, mang màu nâu hồng trong suốt. Những lá lớn hơn xanh mơn mởn . Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm lá lợp đầy những ngôi sao xanh. Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu. Không khí...
Đọc tiếp

cho đoạn văn sau:

                                    Mùa xuân

Mùa xuân đã đến thật rồi với cơn gió ấm áp. Những cây sau sau đã ra lá non. Những mầm lá mới nảy chưa có mau xanh, mang màu nâu hồng trong suốt. Những lá lớn hơn xanh mơn mởn . Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm lá lợp đầy những ngôi sao xanh. Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu. Không khí trong rừng đã đỡ hanh, những lá khô không vỡ giòn tan ra dưới chân người như những lớp bánh quế nữa. 

Hãy tìm từ ngữ miêu tả cảnh vật thiên nhiên trong đoạn văn.

hãy tìm các từ ngữ khác với các từ ngữ của bài văn trên để miêu tả cảnh vật thiên nhiên trong đó. 

VD: cơn gió ấm áp \(\rightarrow\) cơn gió mát rượi

Những cây sau sau đã ra lá non. \(\rightarrow\) Những cây sau sau đã nảy những chồi biếc.

0
6 tháng 3 2022

Bài 2. Trong những câu sau câu nào là câu ghép?

A. Xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc.

B. Mỗi lần nghe tiếng chim hót, tôi lại nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, đến vòm trời xanh có mây trắng nhẹ như bông.

C. Giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên con tàu lớn.

5 tháng 8 2018

nhiều thế mik chỉ trả lời 1 phần thôi ( mà sao bạn k 5 tk được, khéo đùa ghê)

câu hỏi của nguyễn hoàng hưng thì phải.

Bài 1 : Nêu cảm nhận của em qua 4 câ thơ sau :

Thuở nhỏ, Trần Đăng Khoa có một số bài thơ trăng, trong đó bài thơ ngũ ngôn "Trăng ơi... từ đâu đến?" là đặc sắc hơn cả.

Bài thơ có 6 khổ thơ, thì câu thơ "Trăng ơi... từ đâu đến?" (lược điệp lại đến 4 lần, gợi lên bao cảm xúc bâng khuâng và mênh mang, mênh mang.

Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: "Hay từ cánh đồng xa", "Hay biển xanh diệu kì", "Hay từ một sân chơi”, "Hay từ lời mẹ ru" Hay từ đường hành quân", hay "Trăng đi khắp mọi miền", ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.

Trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc... nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.

Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê:

"Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà".

Hai chữ "lửng lơ" gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên "trước nhà" thật gần gũi thân thương.

Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá "chẳng bao giờ chớp mi" là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:

"Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi".

Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được "Bạn nào đá lên trời". Thật hóm hỉnh!

Trăng từ lời ru của mẹ: "Chú Cuội ngồi gác cây da - Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời...." đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:

"Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!".

Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:

"Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân".

Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: "Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!" (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:

"Trăng ơi, có nơi nào

Sáng hơn đất nước em".

Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.

"Trăng ơi... từ đâu đến?" là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một mảnh tâm hồn cùa tuổi thơ.

Bài 2 : Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm , dấu hiệu của con người  điền vào chỗ chấm  cho thích  hợp . Nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa :

 Chiếc bảng đen mỉm cười và nhìn em mỗi khi em bước chân vào lớp.

Bài 3 : Hãy sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để biểu đạt lại những câu văn dới đây cho sinh động hơn :

 a ) Mấy con chim đang ríu rít trên cành cây .

-> Mấy chú chim đang tranh tài ca hát trên vòm cây.

b ) Mặt trời mọc từ phía đông , chiếu những tia nắng xuống cánh đống lúa xanh rờn .

-> Ông mặt trời nhô lên từ phía đông , tỏa những tia nắng tinh nghịch xuống cánh đồng lúa xanh rờn .

Sau những ngày mùa đông có ro thu mình lại trong lớp mây màu tro lạnh u buồn, một sớm đầu xuân bầu trời cởi bỏ hết mọi ưu phiền, ảm đạm và trở nên khoáng đạt và tươi  xanh hơn mặt trời rực rỡ lộ ra tỏa ánh nắng hồng chan chứa yêu thương bao trùm lên xóm làng đồng ruộng. Nắng đã về nắng về khơi dậy những mạch nguồn khao khát hơi xuân. Đầu tiên nắng theo những sợi mềm tính...
Đọc tiếp

Sau những ngày mùa đông có ro thu mình lại trong lớp mây màu tro lạnh u buồn, một sớm đầu xuân bầu trời cởi bỏ hết mọi ưu phiền, ảm đạm và trở nên khoáng đạt và tươi  xanh hơn mặt trời rực rỡ lộ ra tỏa ánh nắng hồng chan chứa yêu thương bao trùm lên xóm làng đồng ruộng. Nắng đã về nắng về khơi dậy những mạch nguồn khao khát hơi xuân. Đầu tiên nắng theo những sợi mềm tính khối lên từng ô mạ non ấp ủ cho những mầm xanh vừa nhú lên nõn nà mơm mởn . Rồi sau đó nắng xôn xao chạy dọc theo con đường để quanh co tím màu hoa dại len lỏi vào sâu trong xóm nhỏ bình yên .Những nhành xoan khẳng khiu nép bên hiên nhà không kìm nổi sự nôn nao của lòng mình chợt bật lên những búp chồi bẽn lẽn. Tiếp đến chỉ chờ đợi cái thời khắc giao mùa tuyệt diệu của đất trời, những nụ đào phai cũng chúm chím hé nụ cười duyên rạng ngời xuân sắc. Cây lá cỏ hoa đang cố gắng vươn mình đón nắng , đón lấy chút hơi ấm đầu tiên sau mùa đông dài ngủ quên trong giá lạnh đi qua những hành trình khát vọng, nắng mới trở thành đại sứ mùa xuân.

Đọc bài văn trên em có cảm nhận gì về Nắng Xuân ?

Giúp mình với mình đang cần gấp lắm ai nhanh minh tick

2
1 tháng 5 2018
Nắng vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ dài. Như "sứ giả" của Thiên Đình gửi xuống để xua tan cái lạnh của mùa đông, gọi mùa xuân về với thế gian.
1 tháng 5 2018

Nắng được tác giả ví như đại sứ của mùa xuân rất hợp lý. Nắng ấp ủ những mầm xanh mới nhú, mang hơi ấm cho cây lá hoa cỏ sau mùa đông lạnh giá. Điều này cho thấy nắng rất quang trọng đối với đời sống của mỗi sinh vật hàng ngày khiến cho mọi thứ trở nên tươi đẹp hơn

12 tháng 8 2021

Câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể Ai thế nào ?

A. Những con sơn ca núi lao vụt từ dưới mặt đất lên không trung, xòe cánh lượn và buông tiếng hót say mê. (Dương Thu Hương)

B. Bầu trời mùa hạ xanh biếc, rộng mênh mông, uốn cong trên thành phố.

C. Chị gió đang dạo nhạc trên những vòm lá xanh.

D. Những chú chim hải âu chao liệng với đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh mặt trời

12 tháng 8 2021

Câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể Ai thế nào ?

A. Những con sơn ca núi lao vụt từ dưới mặt đất lên không trung, xòe cánh lượn và buông tiếng hót say mê. (Dương Thu Hương)

B. Bầu trời mùa hạ xanh biếc, rộng mênh mông, uốn cong trên thành phố.

C. Chị gió đang dạo nhạc trên những vòm lá xanh.

D. Những chú chim hải âu chao liệng với đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh mặt trời. (L. M. Montgomery)