K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2023

*Bảo vệ môi trường nước

- Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải

- Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước

- Nâng cao nhận thức của người dân

- Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển

*Bảo vệ môi trường không khí

- Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... nhằm hạn chế khí thải, cải thiện chất lượng không khí

- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,...

17 tháng 1 2023

a, Bảo vệ môi trường không khí

– Nguyên nhân: Do sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải đã làm môi trường không khí châu Âu ô nhiễm.

– Giải pháp: kiểm soát chất lượng khí thải, đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao, đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.

b, Bảo vệ môi trường nước

– Nguyên nhân: Do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt nên môi trường nước của châu Âu bị ô nhiễm.

– Giải pháp: tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường, kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển, nâng cao ý thức người dân.

17 tháng 1 2023

– Châu Âu rất chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học. Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều được châu Âu bảo tồn tương đối tốt.

– Giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm thiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):

– Đới lạnh:

+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.

+  Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.

+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.

– Đới ôn hòa:

+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.

+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.

+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.

+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

– Đới nóng:

+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.

+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.

– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.

+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.

=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.

12 tháng 1 2023

Biện pháp :

+ Đầu tư công nghệ xanh.

+ Phát triển năng lượng tái tạo...

19 tháng 1 2023

Thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường ở châu Âu:
- Thực trạng khai thác: trước đây, tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,… khiến môi trường nước châu Âu bị ô nhiễm.

=> Còn khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.

- Bảo vệ môi trường nước:

+ Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.

+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…

=> Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất. 

19 tháng 1 2023

- Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: + Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu, nhất là rừng và biển tuy nhiên đang bị suy giảm.

+ Châu Âu đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học như: Thành lập khu bảo tồn, áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản, quản lí rừng chặt chẽ.

+ Kết quả: Rừng ngày càng mở rộng, nhiều loài sinh vật được bảo tồn, trồng cây xanh hóa đô thị. 

12 tháng 1 2023

Đọc thông tin và quan sát hình 3.1, hãy trình vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

=> 

+Kiểm soát lượng khí thải 

+Giảm khí COvào khí quyển bằng cách đánh thuê đặc biệt 

+Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố , khuyến khích người dân đi xe đạp hoặc đi bộ

 

10 tháng 4 2023

Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục d, hãy trình bày đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở châu Phi.

=> 

- Môi trường xích đạo : 

+ Phân bố : bồn địa Công Gô và vịnh 

+ Khí hậu : nóng và ẩm điều hòa 

+ Sinh vật : thảm thực vật xanh quanh năm 

 

- Môi trường nhiệt đới : 

+ Phân bố : Ghi nê hai đới xích đạo ( bao quanh môi trường xích đạo ) 

+ Khí hậu : phân hóa mùa mưa và mùa khô rõ rệt 

+ Sinh vật : rừng thực vật xa van cây bụi , động vật ăn cỏ và ăn thịt 

 

- Môi trường hoang mạc : 

+ Phân bố  : các vùng hoang mạc Xa-ha-ra 

+ Khí hậu : khắc nghiệt , ít mưa

+ Sinh vật : động vật nghèo nàn 

 

- Môi trường cận nhiệt : 

+ Phân bố : Cực Bắc và cực Nam Châu Phi 

+ Khí hậu : - Mùa đông ẩm , mưa nhiều 

                  - Mùa hạ nóng , khô

+ Sinh vật : rừng và cây bụi lá cứng

`@`animekhacnguyet - hoc24

12 tháng 1 2023

Biện pháp:

+ Thực hiện luật bảo vệ rừng.

+ Các chủ rừng phải đảm bảo : các khu rừng sau khi khai thác phải được tái sinh và trồng rừng mới theo kế hoạch.

17 tháng 1 2023

Dựa vào thông tin trong mục b, hãy trình bày vấn đề nạn đói ở châu Phi.

 => Mỗi năm có hàng chục triệu người dân châu phi bị nạn đói đe dọa  . Vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ( do hạn hán ) . Nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện cứu trợ lương thực của thế giới