Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt:
- Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.
- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.
- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.
-Phân bổ lại nguồn nước ngọt trên thế giới
-Sử dụng nguồn nước hợp lí
-Tuyên truyền mọi người giữ vệ sinh nguồn nước
- Cần giữ sạch nguồn nước.
- Xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp đúng cách.
- Tiết kiệm nguồn nước sạch.
- Phân loại và xử lí các loại rác thải sinh hoạt.
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ nguồn nước sạch, nước ngọt.
Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới vì nguồn nước ngọt có vai trò rất quan trọng, nhu cầu nước ngọt ngày càng lớn do dân số ngày càng đông, trong khi đó nguồn nước ngọt lại đang bịsuy thoái, ô nhiễm,...
- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.
- Ví dụ: Nguồn lực của Việt Nam là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất đai,…), kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn vốn, chính sách,…),…
* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt
- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…
- Tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.
+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.
+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.
=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì
- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt.
Phải phát triển bền vững nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, cụ thể là:
- Về kinh tế:
+ Các hoạt động kinh tế tạo ra khí thải, rác thải, nước thải vào môi trường làm ô nhiễm không khí, nước, đất,...
+ Nếu phát triển kinh tế chỉ chú trọng tăng trưởng GDP, không gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất.
=> Phát triển bền vững nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế cho thế hệ tương lai.
- Về xã hội:
+ Mỗi quốc gia, khu vực hay giữa các nền kinh tế luôn tồn tại khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập, bùng nổ dân số => thất nghiệp, tệ nạn xã hội, khả năng tiếp cận các điều kiện sống khó khăn.
+ Để xã hội phát triển bền vững, cần đẩy mạnh công tác giảm nghèo bằng cách tạo việc làm ổn định, thực tốt chính sách an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số, phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế.
- Về môi trường:
+ Tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, biến đổi khí hậu,…
+ Phát triển kinh tế cần áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để giảm các tác động xấu đến môi trường và tài nguyên, đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.
- Sản lượng thủy sản của các tỉnh nước ta được thể hiện trên hình 1.6 bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ.
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ, đồng thời thể hiện sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian.
Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.
| Dựa vào nguồn gốc | Dựa vào phạm vi lãnh thổ |
Phân loại | - Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông. - Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản. - Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển. | - Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,... - Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài. |
Vai trò | - Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. - Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. - Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. | - Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. - Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
|
- Đặc điểm
+ Vỏ Trái Đất tồn tại một lượng nước khá lớn, đó là nước ngầm.
+ Nước ngầm tồn tại thường xuyên trong tầng chứa nước.
- Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc vào
+ Nguồn cung cấp nước là nước mưa, hơi nước trong không khí.
+ Nước từ sông ngòi thấm xuống, địa hình và cấu tạo đất đá,...
+ Thực vật làm tăng khả năng thấm và giảm quá trình bốc hơi của nước ngầm.
* Cần phải bảo vệ nguồn nước ngọt vì:
- Nước ngọt có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, các hoạt động sinh hoạt và sản xuất:
+ Cơ thể con người cần 1 lượng nước để duy trì sự sống, nếu thiếu nước cơ thể sẽ mệt mỏi, bệnh tật.
+ Nước ngọt cần thiết cho sinh hoạt (ăn uống, tắm giặt, rửa bát,…).
+ Tưới tiêu cho cây trồng, làm mát máy móc, thiết bị công nghiệp,…
- Nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong thủy quyển và đang ngày càng khan hiếm (thủy quyển bao phủ tới 76% bề mặt Trái Đất, nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt, trong đó thì 70% lượng nước ngọt này tồn tại dưới dạng băng tuyết).
* Giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt:
- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới;
- Sử dụng nguồn nước hợp lí;
- Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước,…
- Xử lý nước thải hợp lí
- Phân loại rác thải.