K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Phải phát triển bền vững nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, cụ thể là:

- Về kinh tế: 

+ Các hoạt động kinh tế tạo ra khí thải, rác thải, nước thải vào môi trường làm ô nhiễm không khí, nước, đất,...

+ Nếu phát triển kinh tế chỉ chú trọng tăng trưởng GDP, không gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất.

 

=> Phát triển bền vững nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế cho thế hệ tương lai.

- Về xã hội: 

+ Mỗi quốc gia, khu vực hay giữa các nền kinh tế luôn tồn tại khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập, bùng nổ dân số => thất nghiệp, tệ nạn xã hội, khả năng tiếp cận các điều kiện sống khó khăn.

+ Để xã hội phát triển bền vững, cần đẩy mạnh công tác giảm nghèo bằng cách tạo việc làm ổn định, thực tốt chính sách an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số, phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế.

- Về môi trường:

+ Tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, biến đổi khí hậu,…

+ Phát triển kinh tế cần áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để giảm các tác động xấu đến môi trường và tài nguyên, đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.

10 tháng 1 2023

 

- Khái niệm phát triển bền vững:

+ Là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

+ Là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.

3 tháng 2 2023

Để đảm bảo yêu cầu của sự phát triển bền vững, con người cần:

- Nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

 

- Từ đó, dự báo những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ => đề xuất những giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tự nhiên.

3 tháng 2 2023

* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt

- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. 

=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…

- Tiêu cực: 

+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.

+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì

- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 

- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt. 

3 tháng 2 2023

Các định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai là:

- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.

 

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp (như Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, nhằm hạn chế phát thải khí CO2và các chất độc hại ra môi trường.

3 tháng 2 2023

Vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế

- Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Ở nhiều quốc gia, công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

- Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

 

- Sản phẩm công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác và là những mặt hàng xuất khẩu.

- Tác động đến xã hội: giải quyết việc làm cho người lao động; tăng thu nhập; cải thiện đời sống văn hóa, văn minh cho người dân,…

- Góp phần củng cố an ninh quốc phòng cho đất nước.

10 tháng 1 2023

Tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương và ngoại thương

 

Nội thương

Ngoại thương

Tình hình phát triển

- Hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng.

- Hoạt động nội thương có sự khác nhau giữa các nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và hoàn cảnh xã hội.

- Hoạt động nội thương diễn ra sôi động ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ.

- Ở các quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị hoạt động nội thương bị hạn chế.

- Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên.

- Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phát triển thương mại trên thế giới.

- Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô, lương thực và dược phẩm.

Phân bố

- Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

- Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.

- Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

- Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc,...

3 tháng 2 2023

- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.

- Ví dụ: Nguồn lực của Việt Nam là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất đai,…), kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn vốn, chính sách,…),…

10 tháng 1 2023

ự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.

3 tháng 2 2023

Phát triển nông nghiệp bền vững thể hiện qua một số định hướng sau:

- Nông nghiệp xanh

+ Là cách thức phát triển ngành nông nghiệp, tối đa hóa cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên sạch, mô hình nông nghiệp tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

+ Nông nghiệp xanh hay nông nghiệp hữu cơ đảm bảo bốn nguyên tắc (sức khoẻ, sinh thái, công bằng, cẩn trọng) dần trở thành hướng đi mới nhằm xây dựng một nền nông nghiệp văn minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

- Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

+ Các công nghệ mới không những góp phần sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tăng năng suất và sản lượng nông sản mà còn hạn chế sức lao động của con người.

+ Các công nghệ phức hợp giúp quản lí chính xác hoạt động sản xuất nhằm tăng sinh lợi, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường hơn.