Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Những điểm giống và khác nhạu của Đổng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Giống:
+ Đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng tạo thành.
+ Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng.
+ Diện tích rộng.
- Khác:
+ Diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn.
+ Địa hình:
• Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê chia cắt ra thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa.
• Đồng bằng sông Cửu Long, trên bề mặt không có đê, nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
b) Đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung
+ Có tổng diện tích 15.000km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên).
+ Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
+ Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. Đất có đặc tính nghèo, ít phù sa.
a) Giống nhau :
- Đều là đồng bằng châu thổ rộng lớn.
- Hai đồng bằng này đều được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất
- Đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
b) Khác nhau :
- Đồng bằng sông Hồng :
+ Diện tích 15.000km vuông
+ Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ nên.
+ Có hình dạng tam giác cân, đỉnh là Việt trì và đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng - Ninh Bình.
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
+ Có đê sông ngăn lũ vững chắc ( dài trên 2.7000km), chia cắt bề mặt đồng bằng thành nhiều ô, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 đến 7m
+ Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm.
- Đồng bằng sông Cửu Long :
+ Diện tích : 40.000km vuông
+ Do phù sa hệ thống sông MeKong bồi tụ nên.
+ Có dạng hình thang.
+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn, có độ cao trung bình 2-3m so với mực nước biển.
+ Bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ nước ngập diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn.
+ Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tự giác Long Xuyên.... là những nơi chưa được bồi lấp xong.
a)Giống nhau:
-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.
b)Khác nhau
-Đồng bằng sông Hồng
+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.
+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.
+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.
+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.
a) So sánh sự khác nhau trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
-Tỉ trọng nông - lâm - thủy sản: Đông Nam Bộ khu tỉ trọng nhỏ nhất (6,2%) và nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (42,8%)
-Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng: Đông Nam Bộ tỉ trọng lớn nhất (65,1%), lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long (24,2%)
-Tỉ trọng dịch vụ: Đông Nam Bộ nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (28,7% so với 33,0%)
-Khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là công nghiệp - xây dựng; còn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nông - lâm - thủy sản
b) hu vực nông - lâm - thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
*Điều kiện tự nhiên
-Có vùng biển rộng, giàu tiềm năng; biển ấm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển; có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan); lại ít khi có bão xảy ra, tạo điều kiện thuận lợi cho họat động khai thác hải sản
-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản
-Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận xích đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp
-Có diện tích rừng ngập mặn lớn, ngoài ra còn có rừng tràm
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và năng động trong cơ chế thị trường
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến nông - lâm - thủy sản khá phát triển
-Chính sách khuyến khích phát triển nông - lâm - thuỷ sản
-Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong và ngoài nước)
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân làm cho Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước là do:
- Đất phù sa chiếm diện tích rộng để hình thành vùng lúa chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu thể hiện tính chất cận xích đạo: tổng số giờ nắng cao, chế độ nhiệt cao, ổn định; lượng mưa lớn, thích hợp với cây lúa nước.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt mang nước đến khắp nơi trong đồng bằng.
D nha
Đồng bằng sông Cửu Long có dạng địa hình nhân tạo nổi tiếng nhất là :
A. hầm xuyên núi. B. đê điều. C. hồ thủy điện. D. kênh rạch.