Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Những điểm giống và khác nhạu của Đổng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Giống:
+ Đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng tạo thành.
+ Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng.
+ Diện tích rộng.
- Khác:
+ Diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn.
+ Địa hình:
• Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê chia cắt ra thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa.
• Đồng bằng sông Cửu Long, trên bề mặt không có đê, nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
b) Đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung
+ Có tổng diện tích 15.000km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên).
+ Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
+ Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. Đất có đặc tính nghèo, ít phù sa.
a)Giống nhau:
-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.
b)Khác nhau
-Đồng bằng sông Hồng
+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.
+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.
+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.
+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.
HƯỚNG DẪN
Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: nguồn gốc, diện tích, độ cao, hướng nghiêng, đặc điểm hình thái địa hình.
a) Giống nhau
- Nguồn gốc: Đều là đồng bằng châu thổ sông.
- Diện tích: rộng.
- Độ cao: Thấp.
- Hướng nghiêng: Nghiêng về phía biển.
- Đặc điểm hình thái: Bề mặt tương đối bằng phẳng.
b) Khác nhau
- Đồng bằng sông Hồng
+ Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ tạo nên.
+ Hình dạng tam giác châu, đỉnh là Việt Trì, đáy Hải Phòng - Ninh Bình.
+ Diện tích khoảng 15 nghìn km2, độ cao khoảng 5 - 7 m.
+ Hướng nghiêng: tây bắc - đông nam (địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển).
- Ớ giữa đồng bằng trũng thấp, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô với hệ thống đê sông (dài hơn 3000 km). Xung quanh rìa đồng bằng cao hon, có một số núi sót nhô cao (rìa phía tây bắc và tây nam tiếp giáp với vùng trung du, ra phía biển có các thềm sông, thềm biển).
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Do phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi tụ tạo thành.
+ Hình dạng tương tự một tứ giác.
+ Diện tích khoảng 40 nghìn km2; độ cao khoảng 2 - 4 m.
+ Chia thành ba khu vực, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:
• Phần thượng châu thổ: Tương đối cao (2 - 4 m so với mực nước biển), ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là những vũng nước tù đút đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên). Dọc sông Tiền và sông Hậu là dải đất phù sa ngọt tương đối cao.
• Phần hạ châu thổ: Thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn ngấm dần trong đất. Trên bề mặt với độ cao 1 - 2 m, ngoài các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, còn có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông.
• Phần nằm ngoài tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu: Vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng Cà Mau, một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).
a) So sánh tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
-Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước (chiếm 52,7% diện tích và 54,0% sản lượng lúa cả nước).
-Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai cả nước (chiếm 15,4% diện tích và 17,0 sản lượng lúa cả nước).
-Đồng bằng sông Hồng có năng suất cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (dẫn chứng).
-Đồng bằng sông Cửu Long có bình quân lương thực đầu người gấp 2,5 lần cả nước, trong khi Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực thấp hơn bình quân chung của cả nước.
b) Bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước do dân số dông (mặc dù đây là vùng trọng diểm lương thực thứ hai cả nước).
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, giai đoạn 1995 - 2002
b) Nhận xét và giải thích
*Nhận xét
Trong giai đoạn 1995 - 2002
-Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng qua các năm đều cao hơn năng suất lúa của Đồng bằng sông cửu Long và cả nước (dẫn chứng).
-Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (dẫn chứng)
*Giải thích
-Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây lúa (đất, nước, khí hậu)
-Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cao nhất cả nước, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa gạo,...
- Đất nông nghiệp: ĐBSCL (63,4%) lớn hơn ĐBSH (51,2%).
- Các loại đất khác: ĐBSH lớn hơn ĐBSCL, trong đó:
+ Ở ĐBSH có diện tích đất ở và diện tích đất chuyên dùng có tỉ trọng lớn, còn diện tích đất lâm nghiệp và đất chua sử dụng, sông suối có tỉ trọng nhỏ.
+ Ở ĐBSCL, ngược lại, tỉ trọng diện tích đất chưa sử dụng, sông suối lớn; diện tích đất ở và đất chuyên dùng có tỉ trọng bé.
Đáp án: D
Giải thích: Điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là yếu tố khí hậu. Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh còn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu mang đậm tính chất cận xích đạo với sự phân mùa mưa – khô sâu sắc.
Đáp án: A
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong giai đoạn Kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.
a) Giống nhau :
- Đều là đồng bằng châu thổ rộng lớn.
- Hai đồng bằng này đều được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất
- Đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
b) Khác nhau :
- Đồng bằng sông Hồng :
+ Diện tích 15.000km vuông
+ Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ nên.
+ Có hình dạng tam giác cân, đỉnh là Việt trì và đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng - Ninh Bình.
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
+ Có đê sông ngăn lũ vững chắc ( dài trên 2.7000km), chia cắt bề mặt đồng bằng thành nhiều ô, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 đến 7m
+ Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm.
- Đồng bằng sông Cửu Long :
+ Diện tích : 40.000km vuông
+ Do phù sa hệ thống sông MeKong bồi tụ nên.
+ Có dạng hình thang.
+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn, có độ cao trung bình 2-3m so với mực nước biển.
+ Bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ nước ngập diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn.
+ Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tự giác Long Xuyên.... là những nơi chưa được bồi lấp xong.
a)Giống nhau:
-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.
b)Khác nhau
-Đồng bằng sông Hồng
+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.
+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.
+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.
+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.