Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Xã hội:
- Gồm 2 bộ phận:
+ Thống trị: vua, quan, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ
+ Bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì
- Nông dân là lực lượng sản xuất chính, cày ruộng công làng xã.
* Văn hóa:
- Nho giáo chưa phát triển, Phật giáo được truyền bá rộng rãi.
- Nhà sư là người có học, được chính quyền và nhân dân tôn trọng.
- Nhiều loại hình văn hóa dân gian phát triển, đặc biệt là hát chèo, đánh đu, đấu vật…
-Năm 939, Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ, đóng quân ở Cổ Loa(Hà Nội)
-Chính quyền mới do vua đứng đầu, ở dưới có các quan văn, võ phụ trách ở các mảng khác nhau
-Quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại
-Ở địa phương thì vua giao các tướng lĩnh trấn giữ
-Văn hóa dân tộc được chú ý khôi phục trở lại
- Xã hội phân chia thành hai bộ phận:
+ Thống trị gồm vua quan.
+ Bị trị chủ yếu là người lao động (nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì). Nông dân có số lượng đông đảo nhất, cày cấy ruộng đất công làng xã. Nô tì có địa vị thấp kém nhất, số lượng không nhiều.
- Mâu thuẫn giai cấp trong thời kì này chưa thực sự sâu sắc.
a/ Giống nhau:
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành.
+ Dưới vua là bộ máy quan lại phụ trách từng công việc.
+ Ở địa phương, vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi hiểm yếu.
+ Chưa có luật pháp thành văn.
b/ Khác nhau:
– Tổ chức chính quyền nhà Ngô
+ Kinh đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ.
+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các châu.
+ Quân đội chưa được tổ chức quy củ.
=> Nhận xét: bộ máy nhà nước thời Ngô còn đơn giản, sơ khai.
– Tổ chức chính quyền nhà Đinh – Tiền Lê:
+ Kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)
+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng.
+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu, giáp, xã.
+ Quân đội được tổ chức thành: cấm quân và quân đóng ở các địa phương.
+ Định ra luật lệnh (năm 1002).
=> Nhận xét: bộ máy nhà nước đã có sự hoàn thiện hơn so với thời Ngô, nhưng vẫn còn đơn giản.
Thành tựu văn hóa thời Lê Sơ | Tình hình xã hội thời Lê Sơ |
- Văn học: + Văn học phát triển, nổi bật là văn học chữ Hán + Bên cạnh đó vẫn có các tác phẩm văn học chữ Nôm - Khoa học: + Địa lý có bộ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ + Y học có Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên + Toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu - Nghệ thuật: + Nghệ thuật kiến trúc với nhiều công trình đặc sắc - Nghệ thuật điêu khắc: sử dụng chất liệu đá, trau truốt, tỉ mỉ | - Xã hội phân hóa thành nhiều tầng lớp khác nhau - Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi - Nông dân chiếm đại đa số dân cư - Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông hơn - Tầng lớp nô tì giảm dần |
- So sánh:
Tiêu chí | Nhà Đinh – Tiền Lê | Nhà Lý |
Giống nhau | - Tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền: + Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. Ngôi vua cha truyền con nối. + Dưới vua là hệ thống quan lại phụ trách từng việc. - Ở địa phương: + Chia cả nước thành các lộ, phủ, châu; xã là đơn vị cấp cơ sở. + Vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi trọng yếu. | |
Khác nhau | - Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 3 ban: Văn quan, võ quan và tăng quan. - Cả nước chia làm 10 phủ, lộ, châu. - Chưa có luật pháp thành văn | - Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 2 ban: Văn quan và võ quan. - Cả nước chia làm 24 phủ, lộ, châu. - Đã có luật pháp thành văn (bộ luật Hình thư). - Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”. |
- Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý được kiện toàn và hoàn thiện hơn so với thời Đinh – Tiền Lê
* Xã hội:
- Gồm 2 bộ phận:
+ Thống trị: vua, quan, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ
+ Bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì
- Nông dân là lực lượng sản xuất chính, cày ruộng công làng xã.
* Văn hóa:
- Nho giáo chưa phát triển, Phật giáo được truyền bá rộng rãi.
- Nhà sư là người có học, được chính quyền và nhân dân tôn trọng.
- Nhiều loại hình văn hóa dân gian phát triển, đặc biệt là hát chèo, đánh đu, đấu vật…