Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt
- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…
- Tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.
+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.
+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.
=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì
- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt.
- Vai trò công nghiệp khai thác than:
+ Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim.
+ Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất để sản xuất ra chất dẻo, sợi nhân tạo, dược phẩm,…
- Đặc điểm của công nghiệp khai thác than: Than được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cac-bon và độ tro như: than đá, than nâu, than bùn,…
- Phân bố: Các mỏ than phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc. Những nước có trữ lượng lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,...
- Than là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được. Quá trình sử dụng và khai thác làm cạn kiệt trữ lượng than và gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
=> Đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo thay thế than.
- Mỗi ngành công nghiệp có vai trò và đặc điểm riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
- Phát triển công nghiệp có nhiều tác động đến môi trường. Vì vậy cần phát triển các ngành công nghiệp tái tạo, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai: Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; Tăng trưởng xanh,…
Phải phát triển bền vững nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, cụ thể là:
- Về kinh tế:
+ Các hoạt động kinh tế tạo ra khí thải, rác thải, nước thải vào môi trường làm ô nhiễm không khí, nước, đất,...
+ Nếu phát triển kinh tế chỉ chú trọng tăng trưởng GDP, không gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất.
=> Phát triển bền vững nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế cho thế hệ tương lai.
- Về xã hội:
+ Mỗi quốc gia, khu vực hay giữa các nền kinh tế luôn tồn tại khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập, bùng nổ dân số => thất nghiệp, tệ nạn xã hội, khả năng tiếp cận các điều kiện sống khó khăn.
+ Để xã hội phát triển bền vững, cần đẩy mạnh công tác giảm nghèo bằng cách tạo việc làm ổn định, thực tốt chính sách an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số, phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế.
- Về môi trường:
+ Tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, biến đổi khí hậu,…
+ Phát triển kinh tế cần áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để giảm các tác động xấu đến môi trường và tài nguyên, đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.
- Về kinh tế: Tập trung tăng trưởng GDP, khai thác tài nguyên quá mức, phát thải vào môi trường cao, việc phát triển kinh tế bỏ qua các vấn đề xã hội, môi trường dẫn đến môi trường bị suy thoái, ô nhiêm
- Về xã hội: Quá trình phát triển dẫn đến các thách thức về xã hội: gia tăng dân số, đô thị hóa quá nhanh, bất bình đẳng sức khỏe, thấp nghiệp, xung đột tôn giáo, …làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, an toàn và thịnh vượng của con người.
- Về môi trường: Ô nhiễm môi trường, mất đa dạng sinh học, nạn phá rừng, suy giảm tầng ozon, mưa axit…Nên nâng cao nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề môi trường là vô cùng quan trọng.
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:
* Các nguồn lực bên trong: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ.
- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ.
Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
- Nguồn lực tự nhiên: yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.
Ví dụ: Hoa Kì là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) => Lợi thế để phát triển kinh tế.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội: đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH.
Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.
* Các nguồn lực bên ngoài: Việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học – công nghệ, thị trường bên ngoài lãnh thổ,… sẽ tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế.
Ví dụ: Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản rất biết tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài (có chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế,…).
Phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì:
- Việc sử dụng năng lượng hóa thạch làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
- Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo sẽ:
+ Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp khác.
+ Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.
+ Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.