K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Và buổi chiều hôm đó, Xu tới bên giường, nơi Giôn-xi đang nằm vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng. Xu ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn chiếc gối.

- Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói. Hôm nay cụ Bơ-mơn đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi. Cụ ấy ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Mọi người không thể hình dung cụ ấy đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi họ tìm thấy một chiếc đèn bão còn cháy sáng, một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ kia, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ là tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-mơn đấy, - cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.

( Trích Chiếc lá cuối cùng – Ô Hen-ri )

Câu 1. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì?

.............................................................................................................................................

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

............................................................................................................................................

Câu 3. Xác định từ láy trong câu “Mọi người không thể hình dung cụ ấy đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế”.

..........................................................................................................................................

Câu 4. Theo em, kiệt tác chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-mơn để lại có ý nghĩa như thế nào?

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5. Em hiểu thế nào là “điểm tựa tinh thần”, hãy nêu những việc em đã làm và có thể làm để trở thành “điểm tựa tinh thần” cho người khác?

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1
7 tháng 3 2022

Câu 1. thể loại truyện

Câu 2. Sự động viên thầm lặng của cụ Bơ - men khi không ngại bệnh tật đã vẽ lên chiếc lá để giúp Giôn-xi có thêm hy vọng vào cuộc sống bằng cách vẽ lên chiếc lá.

Câu 3. khủng khiếp

Câu 4. Kiệt tác của cụ Bơ-mơn để lại là biểu tượng của đức hi sinh và lòng vị tha. Kiệt tác của cụ đã níu kéo lại niềm hy vọng được sống của Giôn-xi, tiếp thêm cho cô nhiều động lực và sự tự tin hơn trong cuộc sống.

Câu 5. Theo em, điểm tựa tinh thần có thể là 1 ai đó, 1 nơi nào đó,... khiến cho ta có thêm sức mạnh, mang lại niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống.Để trở thành "điểm tựa tinh thần", em đã giúp đỡ, động viên nhiều bạn gặp khó khăn,nỗi buồn trong cuộc sống để các bạn cảm thấy tốt hơn. Em có thể trở thành "điểm tựa tinh thần" bằng cách an ủi, hỏi thăm những người đang cảm thấy mặc cảm, tự ti để giúp họ lấy lại sự tự tin trong cuộc sống.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Và buổi chiều hôm đó, Xu tới bên giường, nơi Giôn-xi đang nằm vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng. Xu ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn chiếc gối.- Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói. Hôm nay cụ Bơ-mơn đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi. Cụ ấy ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Và buổi chiều hôm đó, Xu tới bên giường, nơi Giôn-xi đang nằm vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng. Xu ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn chiếc gối.

- Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói. Hôm nay cụ Bơ-mơn đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi. Cụ ấy ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Mọi người không thể hình dung cụ ấy đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi họ tìm thấy một chiếc đèn bão còn cháy sáng, một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ kia, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ là tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-mơn đấy, - cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.

( Trích Chiếc lá cuối cùng – Ô Hen-ri )

Câu 1. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì?

.............................................................................................................................................

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

............................................................................................................................................

Câu 3. Xác định từ láy trong câu “Mọi người không thể hình dung cụ ấy đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế”.

..........................................................................................................................................

Câu 4. Theo em, kiệt tác chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-mơn để lại có ý nghĩa như thế nào?

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5. Em hiểu thế nào là “điểm tựa tinh thần”, hãy nêu những việc em đã làm và có thể làm để trở thành “điểm tựa tinh thần” cho người khác?

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1
7 tháng 3 2022

Câu 1. thể loại truyện

Câu 2. Sự động viên thầm lặng của cụ Bơ - men khi không ngại bệnh tật đã vẽ lên chiếc lá để giúp Giôn-xi có thêm hy vọng vào cuộc sống bằng cách vẽ lên chiếc lá.

Câu 3. khủng khiếp

Câu 4. Kiệt tác của cụ Bơ-mơn để lại là biểu tượng của đức hi sinh và lòng vị tha. Kiệt tác của cụ đã níu kéo lại niềm hy vọng được sống của Giôn-xi, tiếp thêm cho cô nhiều động lực và sự tự tin hơn trong cuộc sống.

Câu 5. Theo em, điểm tựa tinh thần có thể là 1 ai đó, 1 nơi nào đó,... khiến cho ta có thêm sức mạnh, mang lại niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống.Để trở thành "điểm tựa tinh thần", em đã giúp đỡ, động viên nhiều bạn gặp khó khăn,nỗi buồn trong cuộc sống để các bạn cảm thấy tốt hơn. Em có thể trở thành "điểm tựa tinh thần" bằng cách an ủi, hỏi thăm những người đang cảm thấy mặc cảm, tự ti để giúp họ lấy lại sự tự tin trong cuộc sống.

rên chiếc giường ở sát khung cửa sổ duy nhất của căn phòng, người bệnh nằm đó được phép ngồi dậy 1 giờ đồng hồ mỗi ngày. Người bệnh thứ hai, trên một chiếc giường gần đó, phải nằm hoàn toàn. Họ rất thường nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, về gia đình, về tổ ấm, về nghề nghiệp và những khó khăn của mình...Mỗi buổi chiều, khi người đàn ông ở chiếc giường gần...
Đọc tiếp

rên chiếc giường ở sát khung cửa sổ duy nhất của căn phòng, người bệnh nằm đó được phép ngồi dậy 1 giờ đồng hồ mỗi ngày. Người bệnh thứ hai, trên một chiếc giường gần đó, phải nằm hoàn toàn. Họ rất thường nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, về gia đình, về tổ ấm, về nghề nghiệp và những khó khăn của mình...

Mỗi buổi chiều, khi người đàn ông ở chiếc giường gần cửa sổ được phép ngồi dậy, anh ấy ngồi đó, hướng ra ngoài cửa sổ và tả cho người bạn cùng phòng của mình cảnh tượng diễn ra bên ngoài.

cửa sổ trong phòng bệnh

 

Đó cũng là khoảng thời gian hạnh phúc mà người đàn ông ở chiếc giường bên kia được hưởng, thế giới được mở ra sống động với anh ấy, qua những hoạt động, màu sắc mà anh được nghe tả lại. Ô cửa sổ nhìn ra một công viên bên một dòng sông thơ mộng. Những con vịt, những con thiên nga nhẹ nhàng di chuyển trên mặt nước trong khi trẻ con chơi đùa trên những chiếc thuyền đủ hình dạng, màu sắc từng cặp tình nhân tay trong tay dạo bước giữa những bồn hoa đủ loại đủ màu ở đằng xa hơn nữa, người ta có thể nhìn thấy cả đường chân trời rực hồng trước hoàng hôn...

Khi người ngồi diễn tả không sót một chi tiết nhưng gì anh ta có thể nhìn thấy thì người nằm nhắm mắt lại và tưởng tượng.

Ngày lại ngày qua đi. Một buổi sáng, y tá mang nước rửa mặt đến cho họ nhưng phát hiện ra rằng người đàn ông trên chiếc giường gần cửa sổ đã chết. Anh ấy đã ra đi, một cách nhẹ nhàng, trong giấc ngủ của mình.

Cô đã vô cùng đau buồn, gọi nhân viên bệnh viện đến mang xác anh ấy đi. Một không khí nặng nề bao trùm căn phòng. Sau đó, người đàn ông vẫn phải nằm trên giường ngỏ ý muốn được lại gần cửa sổ. Y tá nhiệt tình kéo chiếc giường của anh sát lại chiếc giường bên cửa sổ. Sau khi chắc chắn anh đã được an toàn, cô để anh lại một mình.

Chậm chạm, khó khăn, anh tự mình di chuyển, bằng khuỷu tay, đến sát bên cửa sổ, nhướn người để nhìn ra bên ngoài. Nhưng, thật bất ngờ, tất cả những gì mà anh có thể nhìn được, qua ô cửa sổ, chỉ là một bức tường trống trơn!

Khi y tá quay lại, anh hỏi thăm cô về người bạn bệnh nhân cùng phòng, người mà vẫn hằng ngày mở ra một thế giới tươi đẹp và nên thơ cho anh ta qua những miêu tả của mình về cảnh quan bên ngoài ô cửa sổ.

Cô y tá cho biết, người đàn ông đó bị mù. Anh đã lặng đi, trong sự xúc động khôn tả.

Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ.

1
11 tháng 11 2016

Hay nhỉ

 

HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường....
Đọc tiếp
HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “Tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : - Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau. Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? A. Giàu có, sung sướng B. Nghèo khó, vất vả C. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn D. Hạnh phúc Câu 3. Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? A. Ngày đêm chăm sóc mẹ. B. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. C. Nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ D. Tất cả những việc làm trên. Câu 4: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? A. Thầy thuốc giỏi B. Bà tiên C. Bà lão tốt bụng D. Thầy lang Câu 5. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” A. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. C. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. D. Vì cô bé hiếu thảo. Câu 6. Ý nghĩa câu chuyện là gì? A. Khuyên người ta nên thật thà. B. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà D. Ca ngợi cô bé là người tốt bụng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!” có tác dụng gì? A. Trích dẫn lời của tờ báo B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 8. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 9. Trong câu: “Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.” có mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 10. Trong câu “Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm.” có mấy cụm danh từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm ) Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 2. (1 điểm) Xác định một cụm động từ trong văn bản trên và đặt câu với cụm động từ đó. Câu 3. (3 điểm) Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? Em hãy viết một đoạn văn 3 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật cô bé trong câu chuyện.
1
10 tháng 12 2021

I . TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 : C

Câu 2 : D

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : B

Câu 7 : A

Câu 8 : D

Câu 9 : C

Câu 10 : B

II . TỰ LUẬN 

Câu 1 : Chiếc tay nải 

Câu 2 : chữa bệnh . Bác sĩ đang chữa bệnh

Câu 3 : Hãy luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn .

Bài làm :

Cô bé có lòng tốt , biết giúp một bà tiên , khi chiếc tay nải bị rơi . Cô đã nhặt lên đưa cho bà cụ . Đó là lòng tốt của những người tốt như cô bé . Hãy nhớ rằng : Luôn luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn

                                    Cảm thụ văn học                                    Đôi tai tâm hồn        Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát...
Đọc tiếp

                                    Cảm thụ văn học

                                    Đôi tai tâm hồn

        Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. 

Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. 

"Cháu hát hay quá!". Một giọng nói vang lên: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. 

Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay nói lớn: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!" Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. 

Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. 

"Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay" - một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?

a/ Vì sao câu chuyện lại có tên là "Đôi tai tâm hồn" ?

b/ Khi trở thành ca sĩ, cô bé trở lại công viên tìm cụ già để làm gì ?

c/ Theo em, tình tiết nào trong câu khiến em xúc động nhất ?

d/ Viết một đoạn văn khoảng 8 dòng trình bày suy nghĩ của em về cụ già.

2

vì câu chuyện có ý nghĩa rằng những người ko có khả năng làm một việc gì đó lại có thể làm việc đó bng chính tâm hồn mk bởi lng nhân ái

để cảm ơn cụ

chi tiết cụ già ->ko có khả năng nghe

cụ già là một người có tấm lòng nhân hậu,biết quan tâm.cụ đã giúp cô bé đang tuyệt vọng vui vẻ hơn và tự tin hơn.tuy cụ ko thể nghe đc nhưng cụ đã dùng chính sự nhân hậu của mk để giúp cô.nhờ cụ mà cô đã trở thành 1 ca sĩ nổi tiếng.khi cô tìm lại cụ thì cụ đã chết nhưng tấm lòng của cụ thật đáng quý.qua câu chuyện em cảm nhận đc cụ  là một người tốt,1 thiên thần đc chúa cử xuống giúp cho cô bé.

mk chỉ nghĩ đc thế thui.

ko tốt nhưng cng gọi là tấm lòng rùihihi

8 tháng 8 2016

a/ Vì đôi tai-thính giác không thể sử dụng vì 1 lí do nào đó,nhưng khi thấy cô bé buồn tủi mấp máy môi,cụ già tưởng tượng rằng mình có thể nghe được tiếng hát và động viên cô bé.

b/ Trở thành ca sĩ,cô bé nhận ra rằng : chính vì buổi chiều nào cô cũng ra công viên để hát cho cụ già nghe mà dần dần cô có đủ tự tin để có thể hát trước đám đông nhờ vậy cô có thể trở thành ca sĩ

=> Cô muốn trở lại để cảm ơn ông cụ

c/ Khổ cuối: " Cụ già ấy ...không có khả năng nghe?"

d/ Hành động cảm ơn của cụ già dành cho cô bé khiến cho tôi rất bất ngờ. Khuôn mặt, nụ cười chào cô bé làm ta hiểu lờ mờ rằng : cụ già có thể cảm nhận được, tiếng hát của cô bé làm cho cụ muốn nghe nữa. Cứ như thế nhiều năm trôi qua, cô bé đã thành 1 ca sĩ và muốn trở lại cảm tạ cụ. Nhưng không, theo năm tháng, cụ già rồi chết. Cụ giống như 1 người thầy, đào tạo cô bé. Cụ giống như một bông hoa thơm, ấp ủ ngọc quý. Những năm tháng cuối đời,cụ vẫn muốn làm việc tốt. Mặc dù cụ điếc, nhưng theo tôi: Nghe được hay không, không quan trọng, mà quan trọng là chúng ta có đủ 1 tâm hồn cao cả không để có thể nghe!

Mỏi tay quá!leu

Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 4 Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài....
Đọc tiếp

Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 4

 

Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.

Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: “Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa….”

Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: “Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?” Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: “Không….không có gì đâu con…..” Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: “Mẹ, đây là cái gì?!”

Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: “Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”

Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: “Bố, con sẽ thay đổi…” Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh…

 

5
22 tháng 7 2018

hay wa,ra nhanh nha

22 tháng 7 2018

woa, hay thế

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch sử...
Đọc tiếp

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU

     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch sử hơn là tin vào những thứ đã được cả thế hệ cùng thời trên thế giới công nhận”. [...]

     Phố tôi có bác bán bánh mỳ bị điên. Hay nói một mình. Thỉnh thoảng lấy tay đấm vào đầu liên tục. Lúc khỏe, bác sẽ bán bánh mỳ, hiền lành, cười với hàm răng chiếc còn chiếc mất. Một bên mắt bị hỏng, hoặc có nhìn được hay không tôi không biết. Nó đục ngầu. Có lẽ chính vì vậy mà bác hay trả nhầm tiền. 15 nghìn cái bánh mỳ, có khi bác trả lại cả 20 nghìn. Có người cứ thế cầm mà đi.

     Lũ trẻ con cũng hay trêu bác, vì bác vừa đi vừa nói nhảm, lại hay đấm tay vào đầu. Chúng nó trêu, hò hét cái câu gì đó mất dạy, sau đó hò nhau chạy. Lần nào bác cũng dậm dậm chân dọa rồi lại thôi. Bởi vì… Bác có mảnh đạn còn găm trong đầu. Biên giới năm 1979. Nó không bao giờ được lấy ra?

     Câu chuyện chỉ được kể khi tôi ngồi đợi vợ bác tráng trứng cho vào bánh mỳ. Vợ bác nói: “Trở trời thế này là đầu đau lắm, nhà phải có người trông, không là đập phá đồ đạc. Đi lang thang, người ta đánh cho thì khổ.”

     Câu chuyện cắt đứt mạch ở đó. Mảnh đạn không lấy ra giống như câu chuyện không bao giờ được kể cho trọn vẹn. Và rồi nó sẽ bị lãng quên. Bác đã mất được 2 năm! Mảnh đạn vẫn nằm ở đó, nhưng giờ bác có lẽ đã “ngon giấc” không còn phải chiến đấu với “nó”.

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn bàn về lòng biết ơn trong cuộc sống hôm nay.

0