Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
b) Dấu ngoặc kép được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
Tham khảo:
Sau khi đi làm về, cụ già thấy cảnh tượng trong nhà rất lạ: sân nhà được quét sạch, đàn lợn trong chuồng đang ngon giấc sau khi ăn no, cơm nước đã dọn sẵn trên mâm và vườn rau đã sạch cỏ sau khi được tưới tắm. Bà nấp bên hiên nhà và rình xem ai đã giúp bà như thế. Từ trong chum nước, một nàng tiên đẹp tuyệt trần hiện ra. Bà vội rón rén đến bên chum, lấy vỏ ốc ra đập vỡ rồi ân cần bảo: “Nếu thương lão thì xin hãy sống cùng nhau, thương yêu như mẹ con!” Nàng tiên dịu dàng: “Con xin vâng lời mẹ ạ”. Thế là từ đấy hai mẹ con sống trong niềm hạnh phúc ngập tràn.
Tham khảo :
Ngày xưa có một bà già nghèo khổ, ở trong túp lều tranh dột nát, sinh sống qua ngày bằng nghề mò cua bắt ốc. Một hôm bà bắt được một con ốc xinh đẹp khiến bà phải thốt lên: "Ôi! Con ốc đẹp quá! ". Bà nuôi ốc ở trong chum như một người bạn sống cùng mình. Như mọi ngày, bà lại đi làm nhưng hôm nay về thấy lạ: sân nhà sạch sẽ, cơm nước tinh tươm, vườn rau sạch cỏ,... Thấy lạ bà chủ ý rình xem thì thấy một cô gái từ trong vỏ ốc bước ra, bà liền rón rén đập vỡ vỏ ốc và nhận cô gái làm con mình.
Dấu hai chấm để giải thích: cho bộ phận đứng trước: sân nhà sạch sẽ, cơm nước tinh tươm, vườn rau sạch cỏ,...
Dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật: Một hôm bà bắt được một con ốc xinh đẹp khiến bà phải thốt lên: "Ôi! Con ốc đẹp quá! ".
b. động từ: dạy , ước mơ , biết , vượt qua, đạt
tính từ: kì lạ